Sự Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Sáng Chế Tại Việt Nam


ích cho xã hội chúng ta. Bởi vậy, đạo luật này được ban hành, theo đó, bất kỳ người nào sáng tạo ra những cỗ máy mới trong thành phố, chưa từng được biết đến trong xã hội chúng ta, khi hoàn thiện xong và có thể đem ra sử dụng trên thực tế thì có thể trình diện lên Hội đồng thành phố. Trong thời hạn 10 năm, không một người bất kỳ nào khác trong thành phố và các vùng lân cận được quyền chế tạo ra loại cỗ máy giống hoặc tương tự, nếu không được sự cho phép của nhà sáng chế”. Như vậy, ngay từ đạo luật đầu tiên về bảo hộ sáng chế trên thế giới, các điều kiện bảo hộ sáng chế đã được thiết lập dựa trên hai tiêu chuẩn chính: Tiêu chuẩn về tính mới và tiêu chuẩn về khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật. Cho đến nay, mặc dù đã trải qua hàng thế kỷ phát triển, hệ thống các điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật hiện đại của hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ nguyên những tinh thần pháp lý cơ bản đã được đặt ra trong đạo luật Venice 1474.

Hai thế kỷ sau đó, mô hình này sau đó đã bắt đầu lan rộng ra các quốc gia khác như Anh, Áo, Pháp. Trong đó, nổi bật nhất và phát triển nhất là cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế của Vương quốc Anh. Thực ra, trước đó, ở Anh đã xuất hiện những hình thái đầu tiên của việc bảo hộ độc quyền sáng chế như việc cấp giấy độc quyền. Ban đầu, giấy độc quyền được cấp dưới thời của vua Henry VI vào năm 1449 cho ngài John xứ Utynam do công đã chế tạo ra loại kính có bề mặt nhẵn với giá trị hiệu lực là 20 năm. Sau đó, mô hình này đã bị lạm dụng phục vụ riêng cho quyền lợi của Hoàng gia Anh, và giấy độc quyền không nhất thiết phải áp dụng để khai thác một quy trình mới hay một sản phẩm mới. Trên thực tế, nhiều giấy độc quyền đã được cấp cho những hàng hoá thông thường như muối, dấm hay sắt. Phải tới những năm của thế kỷ XVII, khi nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng chế và nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, Francis Bacon đã kiến nghị với Nữ hoàng chỉ cấp giấy độc quyền cho những sáng chế có tính hữu ích đối với quyền lợi của quốc gia. Năm 1624, với nỗ lực nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của Hoàng gia, Nghị viện Anh đã thông qua một đạo luật quan trọng về bảo hộ độc quyền sáng chế. Theo đó, Hoàng gia Anh sẽ chỉ tiến hành cấp giấy độc quyền cho những sáng chế mới với điều kiện các sáng chế đó sẽ không làm phương hại đến hoạt động thương mại của quốc gia. Thời hạn hiệu lực của giấy độc quyền sau đó được giới hạn trong vòng 14 năm. Đến thời đại của nữ hoàng Anne, quy định về việc cấp giấy độc quyền lại được thay đổi một lần nữa, theo đó để được cấp giấy độc quyền, nhà sáng chế cần phải mô tả sáng chế bằng văn bản. Điều 6 của đạo luật này lần đầu tiên đã quy định như thế nào thì được coi


là sáng chế mới. Các quy định này vào thời bấy giờ đã được coi như là một khuôn mẫu để tiến hành xây dựng cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế ở Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu khác.

Tuy nhiên, phải đến những năm của thế kỷ 18, khi nhân loại đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển khoa học công nghệ, các quy định pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế mới bước đầu được hình thành một cách khá hệ thống. Điều 1, Luật sáng chế của Pháp năm 1791 ghi nhận: “Tất cả các khám phá mới đều thuộc về quyền sở hữu của tác giả; để đảm bảo quyền lợi cho tác giả trong khai thác các phát kiến của mình, Nhà nước sẽ cấp cho tác giả bằng độc quyền có thời hạn hiệu lực trong 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm”. Tương tự, Khoản 8, Điều 1, Hiến pháp Hoa Kỳ ghi nhận: “Nghị viện Hoa Kỳ có toàn quyền... để phát triển khoa học kỹ thuật, có thể cấp độc quyền cho tác giả, nhà sáng chế cho các công trình và phát kiến của họ”... Và đúng như Abraham Lincoln đã phát biểu: “Bằng độc quyền sáng chế đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa tài năng”, hàng loạt đơn yêu cầu bảo hộ độc quyền sáng chế đã được cấp bằng. Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, số lượng sáng chế năm 1840 là 765. Đến năm 1867, con số này đã lên đến 21.276.

Cũng vào thời gian này, các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ độc quyền sáng chế cũng bắt đầu được hình thành và phát triển. Đầu thế kỷ thứ 19, bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho những giải pháp kỹ thuật chưa từng được bộc lộ tính cho đến thời điểm yêu cầu cấp bằng sáng chế. Tính mới sẽ được xét nghiệm dựa trên tình trạng kỹ thuật chung trên toàn thế giới. Đến giữa thế kỷ thứ 19, theo đạo luật sáng chế năm 1849 của Hoa Kỳ, bằng độc quyền sáng chế sẽ chỉ được cấp cho những giải pháp kỹ thuật đạt được các điều kiện về tính mới, tính hữu ích và tính không hiển nhiên. Việc lần đầu tiên đặt ra tiêu chuẩn về tính không hiển nhiên (còn gọi là yêu cầu về trình độ sáng tạo) đối với giải pháp yêu cầu bảo hộ đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc phát triển hoàn thiện hệ thống các điều kiện bảo hộ sáng chế trên thế giới.

Đến những năm 1900 của thế kỷ 20, với sự ra đời của định luật Menden về sự di truyền, các giải pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế cũng bắt đầu được mở rộng, và vượt ra khỏi khái niệm sáng chế truyền thống có từ thời kỳ Đạo luật Venice 1474- các giải pháp kỹ thuật được bảo hộ chỉ có thể là máy móc. Với việc bùng nổ các sáng tạo liên quan đến giống cây trồng mới, một loạt các nước như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hoa Kỳđã bắt đầu chấp nhận bảo hộ sáng chế đối với các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến công nghệ sinh học như giống cây


trồng, giống động vật mới, genSau Chiến tranh thế giới thứ II, đối tượng bảo hộ sáng chế tiếp tục được mở rộng đến chương trình máy tính, và gần đây là phương pháp kinh doanh. Dự kiến, trong một vài năm tới, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trên thế giới, quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói chung, và về điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng sẽ còn nhiều thay đổi theo hướng ngày càng mở rộng hơn nữa đối tượng được bảo hộ sáng chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

1.1.3.2. Sự hình thành và phát triển quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam

Có thể nói, các quy định pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển hết sức lâu dài. Tuy nhiên, ở Việt Nam với đặc điểm của một đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh từ thời kỳ lập quốc, lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng giáo lý Đạo Nho - Sỹ, Nông, Công, Thương- vốn không coi trọng phát triển về thủ công nghiệp và thương nghiệp, mãi đến những năm cuối thế kỷ XX, các quy định pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế mới bắt đầu được hình thành.

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 3

Khởi đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, công tác tổ chức động viên, khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đã được phát động, duy trì và phát triển rộng khắp trên tất cả các ngành, địa phương trên cả nước. Phong trào này đã có những đóng góp rất tích cực cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, phải mãi cho đến những năm 1981, với việc ban hành Nghị định 31/CP quy định về Điều lệ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và sáng chế, lần đầu tiên cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói chung và điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng mới được thiết lập và triển khai áp dụng ở nước ta.

Theo văn bản này, mọi nỗ lực sáng tạo kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất mang lại các lợi ích thiết thực cho Nhà nước, xã hội và cơ quan, đơn vị, đều được đền đáp về tinh thần và vật chất. Trong văn bản này, lần đầu tiên Nhà nước tuyên bố công nhận và bảo hộ quyền về tinh thần và vất chất của các tác giả sáng kiến, sáng chế. Theo đó, giải pháp kỹ thuật nếu đạt được các yêu cầu về tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong nền kinh tế quốc dân, y tế, văn hóa và mang lại lợi ích kinh tế-xã hội sẽ được Nhà nước bảo hộ độc quyền sáng chế. Vào lúc này, với mục tiêu tận dụng mọi nguồn lực sáng tạo trong nước, nhằm phục vụ


tối đa cho công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước sau khi thống nhất, tiêu chuẩn về khả năng áp dụng và tính hữu ích của sáng chế đặc biệt được coi trọng. Điều 10, Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật-Hợp lý hoá sảng xuất và sáng chế quy định rất rõ: “Sáng chế được bảo hộ theo điều lệ này là một giải pháp kỹ thuật mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong nền kinh tế quốc dân, y tế, văn hoá, giáo dục hay quốc phòng và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội”. Phạm vi đối tượng được bảo hộ sáng chế tương đối hẹp, bao gồm cơ cấu, phương pháp hay chất mới, cũng như việc sử dụng cơ cấu, phương pháp hay chất đã biết theo một chức năng mới. Đặc biệt, giống cây trồng mới, giống gia súc mới và phương pháp mới về phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng cũng được bảo hộ như sáng chế.

Nhìn chung, các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như điều kiện bảo hộ sáng chế ở nước ta trong thời gian này còn nhiều hạn chế, giá trị pháp lý không cao. Đến ngày 21 tháng 1 năm 1989, với sự ra đời của Pháp lệnh về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, các quy định về bảo hộ sáng chế nói chung và điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng được hệ thống hoá ở một mức độ cao hơn và đầy đủ hơn. Vào thời gian này, tính hữu ích của giải pháp kỹ thuật cũng đặc biệt được coi trọng. Tiêu chuẩn về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được giới hạn rất hẹp là khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong thời gian này, với mục đích nhằm tận dụng triệt để mọi nguồn lực sáng tạo trong nước và thu hút chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, các giải pháp kỹ thuật đáp ứng được tiêu chuẩn tính mới so với trình độ kỹ thuật trong nước cũng có thể được bảo hộ như là giải pháp hữu ích. Phạm vi đối tượng được bảo hộ sáng chế so với các quy định tại Nghị định 31/CP ngày 23 tháng 1 năm 1981 vẫn được giữ nguyên.

Đầu năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới-WTO, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vận hành dựa trên cơ sở các văn bản dưới luật của nước ta nói chung, và cơ chế bảo hộ sáng chế nói riêng, còn rất nhiều điểm chưa phù hợp với các yêu cầu được đặt ra trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ-TRIPS. Đứng trước đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam nhằm tương thích với các quy định của Hiệp định TRIPS, một chương trình hành động về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được thiết lập vào cuối năm 1993, đầu năm 1994. Theo đó, các quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ sáng chế đã được nâng cấp,


được đưa vào Phần VI của Bộ luật dân sự năm 1995. Điều kiện về bảo hộ sáng chế cũng được thiết lập lại theo hướng phù hợp hơn với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế thời kỳ hiện đại. Quy định pháp luật về phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế, các tiêu chuẩn về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp đã được hoàn thiện về nhiều mặt.

Các quy định tại Phần VI của Bộ luật dân sự năm 1995, được tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện thông qua việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 với Phần VI- Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ- được thu gọn lại chỉ bao gồm các quy định có tính chất “gốc” để điều chỉnh các quan hệ dân sự liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ. Những quy định cụ thể, điều chỉnh việc xác lập quyền, điều kiện bảo hộ, cơ chế bảo hộ.v.v. được đưa vào Luật sở hữu trí tuệ ban hành vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, phát huy hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006. Cho đến nay, có thể nói, các quy định pháp luật của Việt Nam về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế đã được hoàn thiện hơn nhằm để đáp ứng những nhu cầu điều chỉnh mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.‌

1.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Thế kỷ 21 là thế kỷ bắt đầu của những học thuyết phát triển kinh tế mới. Trong đó hạt nhân căn bản để tạo ra lợi nhuận không còn là các nhân tố truyền thống như tư bản hay trang thiết bị nhà xưởng mà là những tri thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ. Nền kinh tế được xây dựng bằng gạch và vữa đang dần dần được thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng, trong đó sự thịnh vượng được tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo và việc nắm được những giá trị của tri thức. Các quốc gia hiện nay đang ngày càng nhận thức được rằng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế thực sự là chiếc chìa khoá để khởi động mọi quá trình đầu tư. Tuy nhiên, mục tiêu đó chỉ có thể trở thành hiện thực chừng nào quốc gia đó xây dựng được một hệ thống điều kiện bảo hộ sáng chế phù hợp.

1.2.1. Khái niệm điều kiện bảo hộ sáng chế

Một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại rằng, bảo hộ độc quyền sáng chế, xét cho cùng, là một dạng hợp đồng xã hội. Trong đó, để đổi lấy việc được độc quyền khai thác và cho phép người khác khai thác sáng chế trong một thời gian nhất định, chủ sở hữu buộc phải công bố một cách công khai và đầy đủ những thông tin liên quan đến giải pháp kỹ thuật mới được yêu cầu bảo hộ. Bản chất đó luôn luôn được thể hiện một cách nhất quán trong suốt quá trình hình thành và phát triển các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế trên toàn thế giới. Thực vậy, sáng chế


không được bảo hộ vì hao tổn vật chất và sức lao động đã được bỏ ra trong quá trình nghiên cứu, chế tạo của chủ sở hữu và tác giả sáng chế. Yêu cầu của xã hội đối với nhà sáng chế là dựa trên những nghiên cứu và trí tưởng tượng của mình phải đưa ra được một giải pháp kỹ thuật phải hữu hiệu, có khả năng tạo ra những bước tiến mới trong quá trình thực hiện việc làm chủ thiên nhiên của con người. Các yêu cầu này đã được khái quát hoá và được pháp luật nâng lên trở thành những chuẩn mực nhất định. Đó chính là điều kiện bảo hộ sáng chế.

Trong các công trình nghiên cứu trước đây về các quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, điều kiện bảo hộ sáng chế thường chỉ được xem xét dưới góc độ riêng biệt của nội dung từng điều kiện. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa như thế nào là điều kiện bảo hộ sáng chế. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, “điều kiện” là một thuật ngữ dùng để chỉ những tính chất, những chuẩn mực nhằm để phê phán hoặc đánh giá một vấn đề cụ thể nào đó.

Bởi vậy, chúng ta có thể hiểu điều kiện bảo hộ sáng chế là những chuẩn mực về mặt kỹ thuật do pháp luật quy định để xem xét khả năng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Cụ thể hơn, điều kiện bảo hộ sáng chế là những đòi hỏi của Nhà nước đối với “chất lượng” của giải pháp kỹ thuật, hay nói một cách khác là “giá trị” mà những thông tin được bộc lộ của sáng chế có khả năng mang lại cho xã hội.

Thông thường, các điều kiện bảo hộ sáng chế thường đặt ra các yêu cầu đối với giải pháp kỹ thuật dựa trên hai phương diện:

- Thứ nhất: Trình độ phát triển của giải pháp kỹ thuật. Theo đó, sáng chế phải đạt được những bước tiến nhất định so với kiến thức chuyên môn đã biết trong cùng lĩnh vực kỹ thuật. Đó có thể là yêu cầu về tính mới hoặc tính sáng tạo xét trong phạm vi quốc gia bảo hộ hoặc trên phạm vi toàn thế giới, tính cho đến thời điểm sáng chế được yêu cầu bảo hộ.

- Thứ hai: Khả năng thực hiện của giải pháp kỹ thuật trong thực tiễn. Chính yêu cầu này đã tạo nên sự khác biệt căn bản nhất giữa bản chất của sáng chế và phát minh. Theo đó, nội dung các ý tưởng được đề cập trong sáng chế phải có khả năng áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống. Đó có thể là yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp theo quy định pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới hoặc cao hơn là yêu cầu về tính hữu ích của sáng chế.


Mức độ yêu cầu được đặt ra trong các điều kiện bảo hộ sáng chế có thể là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng quốc gia trên thế giới. Xu hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới là yêu cầu được đặt ra trong các điều kiện bảo hộ sáng chế ngày càng được quy định một cách nghiêm ngặt hơn. Phạm vi giới hạn các đối tượng được bảo hộ sáng chế cũng được mở rộng. Bên cạnh đó, một xu hướng khác cũng đang được định hình khá rõ nét. Đó là việc thống nhất hoá các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế ở các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua các công ước quốc tế mang tính chất khu vực hoặc toàn cầu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế như công ước Paris, Hiệp ước về hợp tác bảo hộ sáng chế (PCT), Hiệp định TRIPS. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các xu hướng này đã khiến cho các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế luôn luôn nằm trong trạng thái động một cách tương đối.

1.2.2. Cơ sở xây dựng điều kiện bảo hộ sáng chế

Một câu hỏi được đặt ra là, điều kiện bảo hộ sáng chế được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? Thực vậy, cũng tương tự với các quy định pháp luật khác về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, điều kiện bảo hộ sáng chế luôn luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối nhất định của các yếu tố hạ tầng cơ sở cũng như vai trò tác động của các yếu tố chính trị xã hội khác. Ở đây, tôi xin được phân tích hai yếu tố căn bản nhất là cơ sở trực tiếp cho việc hoạch định và xây dựng các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế.

1.2.2.1. Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia bảo hộ và trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới

Thực vậy, không ở bất kỳ quy định pháp luật nào mà trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật lại được phản ánh một cách sâu sắc và rõ nét như các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế. Bởi phát triển khoa học kỹ thuật vừa là động lực vừa là mục tiêu hướng tới cả hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói chung và các điều kiện bảo hộ sáng chế nói riêng. Khi trình độ khoa học kỹ thuật càng phát triển thì các yêu cầu được đặt ra đối với các giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế càng cao hơn.

Trong nhiều thế kỷ trước đây, khi khoa học kỹ thuật trên thế giới nói chung còn chưa phát triển thì mức độ yêu cầu của các điều kiện bảo hộ sáng chế cũng hết sức đơn giản. Giải pháp kỹ thuật sẽ được bảo hộ độc quyền sáng chế nếu như nó được coi là mới so với nền tảng phát triển kỹ thuật của chính quốc gia hoặc vùng


lãnh thổ tiến hành bảo hộ. Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế cũng chỉ dừng lại ở các máy móc, thiết bị và công cụ được chế tạo trong một nhà máy.v.v.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và hoạt động chuyển giao công nghệ trên thế giới đang diễn ra hàng ngày với một tốc độ chóng mặt, thì sáng chế không chỉ phải mới mà còn phải đạt được trình độ sáng tạo so với trình độ kỹ thuật chung của cả thế giới. Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế cũng được mở rộng đến các lĩnh vực mới để phản ánh sự đổi mới của công nghệ như công nghệ gen, công nghệ nanô.v.v.

Không phải ngẫu nhiên, trong các công trình điều tra nghiên cứu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới-WIPO, khi đánh giá về mức độ thành công của hệ thống pháp luật bảo hộ sáng chế ở các quốc gia trên thế giới, các kết luận thường được đưa ra trên cơ sở phân tích hai dữ liệu là khả năng “nhập khẩu” các công nghệ mới của nước ngoài và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong nước. Thực vậy, điều kiện bảo hộ sáng chế chỉ được coi là thành công một khi phản ánh được một cách hài hoà cả hai yếu tố: trình độ khoa học công nghệ trong nước và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật thế giới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển. Nếu rơi vào một trong hai thái cực nói trên, tất yếu sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị lạc hậu về khoa học công nghệ.

Một trong những dẫn chứng thuyết phục nhất cho vấn đề này là hiện tượng chia rẽ sâu sắc trong lĩnh vực kinh doanh số đang diễn ra rất phổ biến trên thế giới. Trong khi một số nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc đang tiến hành cấp bằng độc quyền sáng chế cho phương pháp kinh doanh dựa trên những ứng dụng của internet và thương mại điện tử thì một nửa thế giới còn lại - trong đó, các quốc gia kém phát triển và đang phát triển chiếm đa số- vẫn đang theo đuổi để bắt kịp với những công nghệ cơ bản nhất về phần cứng máy tính. Lẽ đương nhiên, ở những quốc gia, nơi mà khái niệm thương mại điện tử còn chưa tồn tại, hoặc chưa trở nên phổ biến, thì việc đưa phương pháp kinh doanh dựa trên những ứng dụng công nghệ số sẽ là một quyết định hết sức khó khăn. Bởi, xét trên một phương diện nào đó, khi mà công nghệ kỹ thuật của quốc gia đang trong giai đoạn chập chững phát triển, thì chính sách không bảo hộ độc quyền sáng chế ở một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định được coi là biện pháp cần thiết nhằm để tạo điều kiện cho quốc gia đó có thể ứng dụng ngay được những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới với chi phí thấp nhất có thể. Tuy nhiên, nếu duy trì chính sách này trong một thời gian lâu dài, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Trước hết, đó là hiện tượng chảy máu chất xám do những nhà khoa học có thể tìm kiếm những cơ hội phát triển năng động

Ngày đăng: 07/11/2023