Khái Quát Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Những Quy Định Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Bằng Biện Pháp

với hoạt động thương mại và bảo đảm rằng các biện pháp và các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không gây trở ngại cho các hoạt động thương mại hợp pháp" [23, tr. 61-62].

Hiệp định này điều chỉnh cả về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp trong đó có bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự không được đề ra thành quy định cụ thể mà được trích dẫn từ quy định của Hiệp định TRIPS với thỏa thuận về mức độ bảo hộ (trong đó được hiểu bao gồm cả bảo vệ) "ít nhất phải đạt mức độ quy định trong Hiệp định TRIPS". Trên tinh thần hợp tác, Hiệp định có những thỏa thuận về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong một số lĩnh vực bao gồm cả sở hữu trí tuệ.

Các điều ước quốc tế chủ yếu quy định những nguyên tắc chung khái quát, chỉ đạo và mang tính định hướng liên quan đến vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng. Theo đó, pháp luật mỗi nước xây dựng cho pháp luật quốc gia mình hệ thống bảo vệ quyền phù hợp giữa điều kiện trong nước và những điều kiện đã cam kết trong các điều ước quốc tế.

1.4.2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự theo pháp luật một số quốc gia

Pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản đã xây dựng một văn bản riêng về nhãn hiệu là Luật Nhãn hiệu để điều chỉnh các vấn đề liên quan. Các nhà lập pháp Nhật Bản quan niệm rằng quyền đối với nhãn hiệu được đăng ký theo Luật Nhãn hiệu có giá trị tài sản, khi cá nhân hoặc tổ chức nhận được quyền đối với nhãn hiệu thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc sử dụng nhãn hiệu này thì uy tín của nhãn hiệu tăng lên. Vì vậy, quyền này thường trở thành nguyên nhân của các tranh chấp và vi phạm. Do đó, các nhà làm luật Nhật Bản đã xây dựng

các quy định để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tương đối đầy đủ.

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, pháp luật Nhật Bản sử dụng ba biện pháp chính là biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp hành chính trong đó việc xử lý bằng biện pháp dân sự được thực hiện thông qua việc khởi kiện ra tòa án. Luật quy định tòa án là cơ quan tiếp nhận giải quyết bằng biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho các chủ thể quyền bị xâm phạm. Các thủ tục tiến hành một vụ kiện vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự được quy định tập trung trong Luật Nhãn hiệu. Đối với việc bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên Luật Dân sự.

Khi có hành vi xâm phạm quyền, chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu có thể gửi thư cảnh báo cho bên vi phạm, sau đó tiến hành khởi kiện ra tòa án hoặc cũng có thể lựa chọn việc khởi kiện luôn ra tòa án. Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được đặt ra nếu trong một số trường hợp việc vi phạm vẫn tiếp tục trong khi chờ phán quyết của tòa án. Sự tiếp tục vi phạm này làm cho chủ thể quyền có thể sẽ phải chịu thiệt hại không có khả năng bồi thường. Với những trường hợp như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm có thể yêu cầu một quyết định đình chỉ tạm thời gọi là lệnh cấm tạm thời, nó khác với lệnh cấm vĩnh viễn là lệnh cấm được phán quyết tại phiên tòa. Khi có yêu cầu lệnh cấm tạm thời, tòa án sẽ thông báo cho phía bên kia và nghe họ trình bày trước khi ra quyết định. Quá trình này gọi là tố tụng ban hành lệnh cấm tạm thời, nó mang tính chất gần như xét xử. Nói cách khác, thủ tục để có lệnh cấm tạm thời gần như tương đương với thủ tục xét xử.

Trong các quy định về biện pháp dân sự bảo vệ nhãn hiệu theo pháp luật Nhật Bản, một phần quan trọng được điều chỉnh đó là ngoài việc yêu cầu lệnh cấm vi phạm còn có yêu cầu bồi thường do hành vi vi phạm gây ra. Sự vi phạm nhãn hiệu là hành vi trái pháp luật. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

phạm có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất trong kinh doanh và các thiệt hại thực tế của họ. Căn cứ đòi bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Luật dân sự là luật cơ bản và Luật Nhãn hiệu là luật trực tiếp điều chỉnh.

Do những khó khăn vốn có trong việc chứng minh thiệt hại mà chủ thể quyền phải chịu, pháp luật Nhật Bản đã trải qua nhiều lần sửa đổi để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chủ thể quyền đưa ra chứng cứ. Đến nay, Luật Nhãn hiệu Nhật Bản trong quy định về biện pháp dân sự đã có những điều luật điều chỉnh khá hoàn thiện và hợp lý. Chính vì vậy, ở Nhật Bản, khi có hành vi xâm phạm quyền, việc chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm lựa chọn áp dụng biện pháp dân sự thông qua tòa án được tiến hành rất phổ biến, rộng rãi, thể hiện được vai trò chủ đạo của biện pháp này đối với điều chỉnh vi phạm về nhãn hiệu.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 5

Pháp luật Hoa Kỳ

Cơ sở pháp luật áp dụng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Hoa Kỳ là Đạo luật Lanham được Quốc hội Hoa Kỳ ban hành 1946 liên quan đến bảo hộ và bảo vệ nhãn hiệu. Các luật này tạo điều kiện cho các chủ thể quyền thực thi và bảo vệ nhãn hiệu thông qua tố tụng dân sự một cách thuận lợi.

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ cũng là tòa án.

Các hành vi vi phạm quyền của chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu được thừa nhận là rất nghiêm trọng. Do đó, pháp luật Hoa Kỳ chú trọng xây dựng những quy định bảo vệ quyền khá chặt chẽ và nghiêm khắc. Theo thủ tục dân sự của Hoa Kỳ, chủ thể quyền khi bị xâm phạm quyền ngoài việc tự bảo vệ bằng cách gửi thư yêu cầu chấm dứt và từ bỏ vi phạm đến bên đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền còn được tùy chọn nhiều loại chế tài dân sự khác nhau để bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu của mình. Khi nhận thấy cần

thiết áp dụng biện pháp tạm thời, chủ thể quyền cũng có thể yêu cầu tòa án ra các lệnh áp dụng phù hợp với từng trường hợp thông qua trình tự thủ tục nhất định. Xét theo yêu cầu của chủ thể quyền và nếu thấy hợp lý, toà án sẽ ra phán quyết là các lệnh. Pháp luật hiện hành cho phép chủ sở hữu có quyền tịch thu sản phẩm, cấm vĩnh viễn hoặc bán các mặt hàng vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, có hai căn cứ cơ bản để tính bồi thường thiệt hại là dựa trên khoản tiền bị mất của chủ sở hữu và dựa trên khoản lợi nhuận hoặc lợi ích thu được của người xâm phạm nhờ hành vi xâm phạm. Chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu bồi thường dựa trên bất kỳ căn cứ nào nhưng không thể đồng thời dựa trên cả hai căn cứ để tránh nhân đôi khoản bồi thường. Mặc dù yêu cầu nhân đôi khoản bồi thường thì không được phép nhưng lại có thể áp dụng hai biện pháp tính thiệt hại riêng rẽ cho các yếu tố thiệt hại khác nhau trong cùng vụ việc. Chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu bồi thường dựa trên các thiệt hại phát sinh như chi phí thực tế chủ sở hữu đã phải bỏ ra và yêu cầu bồi thường dựa trên lợi nhuận thu được của người xâm phạm. Theo đó, yêu cầu thứ nhất dựa trên căn cứ khoản tiền bị mất của chủ sở hữu quyền và yêu cầu thứ hai dựa trên lợi ích thu được do hành vi xâm phạm. Tòa án cho phép chủ sở hữu quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp thay thế để xác định xem liệu lợi nhuận thu được của người xâm phạm có vượt quá khoản tiền bị mất của chủ sở hữu gây ra bởi hành vi xâm phạm hay không. Đạo luật Lanham 15 U.S.C. 1117(b) của Hoa Kỳ quy định tiền phạt bồi thường thiệt hại gấp ba lần giá trị thực và bồi hoàn phí luật sư (khoản chi phí hợp lý) trong các vụ kiện dân sự đã khẳng định thêm về mức độ răn đe của luật pháp Hoa Kỳ. Hiệu quả răn đe này làm cho bên vi phạm nhớ đến sự trừng phạt với khoản tiền bồi thường thiệt hại quá lớn có tác động mạnh nhằm phòng ngừa các vi phạm có thể xảy ra sau này.

Nhìn chung, các biện pháp dân sự để bảo vệ nhãn hiệu và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Hoa Kỳ thể hiện sự chặt chẽ và nghiêm khắc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp ở mức độ khá cao.

Pháp luật Trung Quốc

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Trung Quốc ban hành một loạt văn bản pháp luật riêng điều chỉnh từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong đó quy định về nhãn hiệu được tập trung trong Luật Nhãn hiệu (Luật Nhãn mác), Luật Nhãn hiệu đã khẳng định quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, thẩm quyền giải quyết vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự thuộc về tòa án. Trung Quốc đã và đang tiếp tục thiết lập những tòa án chuyên biệt xét xử các vụ án liên quan đến sở hữu trí tuệ và chú trọng công tác đào tạo đội ngũ thẩm phán có chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Sự phát triển các tòa án chuyên môn như vậy cho thấy bước khởi đầu mới trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua các công cụ pháp luật. Tòa án trên cơ sở nhiệm vụ chức năng của mình đồng thời phối hợp với những cơ quan liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh việc xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu một cách chi tiết. Tòa án Trung Quốc khi giải quyết vụ án xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự tuân thủ theo quy định chung của thủ tục tố tụng dân sự.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, nguyên tắc chung cho quyết định số tiền bồi thường thiệt hại trong các vụ việc dân sự là nguyên tắc bồi thường thiệt hại chứ không phải bồi thường mang tính phạt. Trong các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như nhãn hiệu, nguyên tắc được áp dụng là bồi thường đầy đủ cho các thiệt hại mà trong thực tế là phù hợp với nguyên tắc bồi thường. Theo pháp luật Trung Quốc về sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, có 4 phương pháp tính tiền bồi thường đối với

hành vi xâm phạm: khoản tiền bị mất của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ; khoản thu được của người xâm phạm; tham chiếu đến tiền li-xăng; bồi thường tùy chọn và bồi thường luật định.

Có thể thấy rằng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng tại các quốc gia trên thế giới ngày càng được chú trọng do sự nhận thức được vai trò to lớn của vấn đề này. Mỗi quốc gia đã và đang tiếp tục xây dựng một hệ thống pháp luật thực thi cũng như hoàn thiện hơn nữa cơ quan thực thi của quốc gia mình. Đối với việc giải quyết vi phạm bằng biện pháp dân sự, sự chú trọng thể hiện ở chỗ một số quốc gia đã thiết lập hệ thống tòa án hoặc các tòa chuyên môn xét xử các vụ tranh chấp, các vụ xâm phạm về sở hữu trí tuệ, bao gồm xét xử dân sự với các vụ án dân sự liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như Trung Quốc, Nhật Bản… So sánh về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cho thấy có sự khác nhau điển hình là pháp luật Hoa Kỳ với hệ thống bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu rõ ràng, chặt chẽ. Các nước đang phát triển cũng bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu trong xu thế phát triển, cạnh tranh nên cũng đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ và phù hợp hơn.


1.5. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và pháp luật về các biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát triển của đất nước. Các quy định này phụ thuộc khá nhiều vào chủ trương, chính sách của nhà nước ta trong mỗi giai đoạn, thời kỳ nhất định. Có thể phân chia các quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước năm 1975: Trước 1975, cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền kinh tế tập trung cho việc chiến thắng kẻ thù giành độc lập và thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này đất nước bị chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc các quy định liên quan đến sáng kiến, khen thưởng sáng kiến đã được đề cập nhưng pháp luật về nhãn hiệu chưa được nhắc đến, chưa có hệ thống bảo hộ hay bảo vệ nhãn hiệu. Ở miền Nam, thời kỳ những năm 1954-1975 chịu sự cai quản của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn, chính quyền này đã ban hành một số văn bản có liên quan đến việc điều chỉnh nhãn hiệu như: Luật 13/57 ban hành ngày 01.08.1957 quy định về nhãn hiệu chế tạo và thương hiệu, Luật 14/59 ngày 11.06.1959 về chống hàng giả. Việc ban hành các văn bản trên cho thấy chính quyền ngụy quyền Sài Gòn đã thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là quyền tư hữu và cần có những biện pháp bảo vệ.

Giai đoạn 1975 - 1986: Sau khi thống nhất đất nước, cho đến ngày 14.12.1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa kèm theo Nghị định 197/HĐBT. Với mục tiêu "nhằm bảo hộ pháp lý các nhãn hiệu hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh", Điều lệ quy định việc sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không được phép thì bị coi là vi phạm độc quyền sử dụng của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp có vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu như vậy chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Tuy nhiên, Điều lệ đã không quy định rõ những cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết cũng như các biện pháp cụ thể nào được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm.

Giai đoạn 1986-1995: Đây là giai đoạn Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới với sự mở cửa nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường được khuyến khích mở rộng, được hỗ trợ bằng những

chính sách hữu hiệu để phát triển. Theo đó, các hoạt động kinh tế đối ngoại được coi trọng, việc bảo hộ sở hữu công nghiệp là nhu cầu bức xúc của mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau được thừa nhận tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này, các văn bản có quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28 tháng 1 năm 1989 đã chính thức sử dụng khái niệm "sở hữu công nghiệp", thừa nhận sở hữu công nghiệp là quyền tư hữu và quy định về việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp được giải quyết theo thủ tục tố tụng,… Quy định về việc giải quyết khiếu nại tranh chấp, xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được thể hiện trong Chương IV. Tại Điều 30 Pháp lệnh, nội dung về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được thể hiện ở việc quy định về xử lý các vi phạm đối với sự xâm phạm quyền của chủ văn bằng bảo hộ, việc sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm các nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của hành vi vi phạm. Mặc dù Pháp lệnh chưa quy định một cách chi tiết, cụ thể nhưng đã bước đầu đề cập đến các biện pháp áp dụng điều chỉnh đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu và quyền sở hữu công nghiệp, là cơ sở pháp lý ban đầu cho việc bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Sau khi Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 3/NCPL ngày 22 tháng 7 năm 1989 hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu. Thông tư quy định về những loại việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, quy định các thủ tục tố tụng và quyền hạn của tòa án khi xét xử những vụ án trên.

Giai đoạn 1995 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, trong đó pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp chiếm một phần quan trọng. Bắt đầu là Bộ luật Dân sự 1995, Bộ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023