Hình Thức Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn

dụng không được quá thời hạn còn lại là 5 năm theo văn bằng bảo hộ sáng chế. Trong trường hợp, phạm vi lãnh thổ mà A được bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế của mình là trên lãnh thổ Việt Nam thì việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đối với sáng chế của A có thể là một hoặc nhiều tỉnh thành trong lãnh thổ Việt Nam nhưng không được phép thực hiện chuyển quyền sử dụng sáng chế đó ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN có những điều kiện hạn chế nhất định. Những hạn chế này không áp dụng đối với tất cả các đối tượng SHCN mà chỉ áp dụng với một vài đối tượng cụ thể.

Khi chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là các chỉ dẫn thương mại thì việc chuyển giao này không được phép gây ra những nhầm lẫn cho người tiêu dùng về sản phẩm mang chỉ dẫn thương mại đó. Nguyên nhân là do khi chuyển quyền sử dụng các chỉ dẫn thương mại, các bên tham gia chuyển giao quyền không chỉ hướng tới lợi ích của mình mà còn phải chú ý đến lợi ích của người tiêu dùng.Cụ thể, trong hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển quyền sử dụng.

1.3.3 Hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN


Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là một trong những giao dịch dân sự, vì vậy, nó phải tuân thủ những quy định về hình thức của giao dịch dân sự thông thường.

Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài những nội dung của giao dịch dân sự đó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định.Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của giao dịch là phương tiện ghi nhận nội dung thỏa thuận giữa các bên tham gia vào


dịch đó. Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc những hành vi cụ thể.

Do tính chất vô hình của đối tượng SHCN nên việc chuyển quyền sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

dụng đối tượng SHCN lại càng trở nên khó nắm bắt và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và các chủ thể tham gia chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Hơn nữa, khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức

văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức giao dịch

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 4

bằng miệng hay hành vi. Vì vậy, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN nhất thiết phải được lập thành văn bản chứ không phải là bất kỳ một hình thức nào khác. Hợp đồng này được gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hay còn gọi là hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN.

Li-xăng (license) bắt nguồn từ tiếng Latin “Licentia”, tức là sự cho phép, sự ủy quyền. Li-xăng được hiểu là hành vi pháp lý (giao kết hợp đồng) trên cơ sở đó chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) hoặc các bí quyết kĩ thuật cho phép chủ thể khác sử dụng đối tượng SHCN (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu). Bản chất của hợp đồng li-xăng chính là sự thỏa thuận bằng văn bản trên cơ sở đó tổ chức, cá nhân (gọi là bên chuyển giao quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (gọi là bên được chuyển giao quyền) được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nhất định (lãnh thổ li-xăng) và trong thời hạn nhất định (thời hạn li-xăng)- sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các bí quyết kĩ thuật đang thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của bên giao[12].

Trong hợp đồng phải thể hiện đầy đủ những thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Nếu có bất kì hình thức giao kết nào khác như thỏa thuận bằng miệng, công văn, thư từ, điện báo…(ngoài hợp đồng bằng văn bản) thì đều không có giá trị pháp lý. Nếu hợp đồng là một phần của hợp đồng khác (ví dụ như: hợp đồng chuyển giao công nghệ hay mua bán thiết bị…) thì nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải được lập thành một

bộ phận riêng biệt. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta cho rằng hình thức pháp lý của tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng hoặc một hợp đồng li- xăng và các điều kiện cùng những thủ tục khác liên quan tới việc chuyển nhượng hay li-xăng đều do luật sáng chế hoặc luật thương mại quy định. Trong mỗi bộ luật này cũng có thể đòi hỏi thêm những yêu cầu nhất định đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Việc chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện thông qua các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN khác nhau. Để có cách nhìn khái quát nhất về các dạng hợp đồng chuyển giao quyền SHCN, luận văn sẽ đưa ra một vài cách thức phân loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Thứ nhất, phân loại theo phạm vi quyền của bên giao thì bao gồm hợp đồng độc quyền và hợp đồng không độc quyền. Có thể hiểu về hai dạng hợp đồng này như sau:

- Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được toàn quyền sử dụng đối tượng SHCN. Cũng trong khoảng thời hạn chuyển quyền này, bên chuyển quyền sử dụng không được phép ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng SHCN đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Một cách gắn gọn hơn, trong dạng hợp đồng này, bên chuyển quyền sử dụng chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng đối tượng SHCN cho bên được nhận chuyển quyền và bên chuyển quyền không có quyền quyền sử dụng cũng như không được chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba trong thời hạn hợp đồng.

- Hợp đồng không độc quyền là dạng hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng SHCN, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN không độc quyền với một bên thứ ba.

Thứ hai, phân loại dựa vào khả năng chuyển tiếp quyền sử dụng đối tượng SHCN từ bên nhận chuyển quyền sử dụng cho những người khác.Trong đó, li-xăng cơ bản là dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng mà bên chuyển quyền sử dụng là chủ sở hữu quyền SHCN. Còn li-xăng thứ cấp là dạng li-xăng mà bên quyền không phải là chủ sở hữu quyền SHCN mà là người được li-xăng độc quyền và được phép li-xăng cho bên thứ ba theo hợp đồng li-xăng thứ cấp.

Thứ ba, theo ý chí của bên chuyển quyền thì có hai dạng hợp đồng là hợp đồng li-xăng tự nguyện và li-xăng bắt buộc. Li-xăng tự nguyện là li-xăng cấp theo thỏa thuận giữa bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Ý chí của các bên tham gia vào hợp đồng chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng tự do thỏa thuận về nội dung, số lượng, phạm vi chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN miễn là những thỏa thuận này vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Li-xăng bắt buộc là li-xăng cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp đặc biệt mà không cần có được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng SHCN.

Tùy thuộc vào mục đích cụ thể của từng hợp đồng mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng li-xăng SHCN lựa chọn những loại hợp đồng phù hợp. Mỗi loại hợp đồng đều có những ưu và nhược điểm nhất định mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cần hiểu rõ các yếu tố của hợp đồng, để cân bằng được lợi ích giữa các bên tham gia.Tổ chức hoặc cá nhân khác muốn sử dụng đối tượng SHCN đang được bảo hộ phải được người có quyền sử dụng cho phép sử dụng dưới hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Thông qua hợp đồng này, những chủ thể khác không phải là chủ sở hữu đối tượng SHCN cũng có thể có quyền sử dụng, khai thác một cách hợp pháp đối tượng SHCN trong phạm vi, thời hạn các bên thỏa thuận.

1.4 So sánh chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN với một số dạng chuyển quyền SHCN có liên quan

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN không phải là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với đối tượng SHCN, mà bên cạnh quyền chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu còn có những quyền khác như chuyển nhượng quyền SHCN, nhượng quyền thương mại, và chuyển giao công nghệ.

1.4.1 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và chuyển nhượng quyền SHCN

Chuyển quyền sở hữu công nghiệp bao gồm chuyển nhượng quyền SHCN và chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trong đó, chuyển nhượng quyền SHCN được hiểu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp thực hiện hành vi chuyển quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Hành vi chuyển nhượng quyền SHCN gây ra hậu quả pháp lý là chấm dứt tư cách chủ sở hữu cũ và toàn bộ quyền sở hữu đối tượng SHCN được chuyển giao cho chủ sở hữu mới, trong khi việc chuyển quyền sử dụng không làm chấm dứt tư cách chủ sở hữu quyền SHCN đối với đối tượng SHCN. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tư cách chủ thể quyền. Đối với việc chuyển nhượng quyền SHCN, toàn bộ quyền năng của chủ sở hữu được chuyển giao. Đối với chuyển nhượng quyền SHCN thì tất cả những quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng SHCN được chuyển giao toàn bộ. Đó là quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN, quyền sử dụng và định đoạt đối tượng SHCN. Trong khi đó, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN không làm mất đi các quyền năng nêu trên của chủ thể quyền với đối tượng SHCN mà chỉ là chủ sở hữu quyền SHCN cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng được thực hiện những hành vi sử dụng đối tượng SHCN theo quy định của pháp luật. Việc bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thực hiện các hành vi sử dụng đối tượng SHCN không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của chủ sở hữu

đối tượng SHCN.Chẳng hạn, khi chuyển nhượng quyền SHCN, quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN cũng được chuyển giao.Trong trường hợp chuyển nhượng quyền SHCN thì quyền ngăn cấm được chuyển giao cho bên nhận quyền SHCN.Bên được nhận chuyển quyền SHCN được phép ngăn cấm người khác khai thác, sử dụng đối tượng được chuyển giao. Đối với chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thì chủ sở hữu vẫn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN của mình. Quyền này không được chuyển giao cho bên được nhận chuyển giao. Ví dụ, A chuyển giao quyền SHCN nhãn hiệu cho B, khi A thấy có tình trạng vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu thì A hoàn toàn không có quyền khởi kiện hành vi vi phạm nhãn hiệu đó. Điều này hoàn toàn ngược lại với chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, bên chuyển giao quyền vẫn nắm giữ quyền khởi kiện khi đã thực hiện hợp đồng chuyển giao này.

Thứ hai,về các nghĩa vụ của chủ thể quyền.Trong trường hợp chuyển nhượng quyền SHCN toàn bộ nghĩa vụ của chủ sỡ hữu đối tượng SHCN cũng được chuyển giao cho chủ sở hữu mới. Đó là nghĩa vụ sử dụng sáng chế (chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh..), nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu (chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó) hoặc nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả). Ngoài ra, chủ sở hữu quyền SHCN còn có nghĩa vụ nộp lệ phí duy trì đối tượng SHCN và nghĩa vụ này cũng được chuyển giao trong việc chuyển nhượng quyền SHCN. Còn đối với chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thì chủ sở hữu vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ đó và phải duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (trong trường hợp đối tượng chuyển giao là sáng chế) và nếu cần phải gia hạn thì chủ sở hữu đối tượng SHCN sẽ là người phải gia hạn chứ không phải người được chuyển

giao quyền sử dụng. Trong trường hợp chuyển giao độc quyền sử dụng đối với sáng chế thì nghĩa vụ sử dụng sáng chế được chuyển giao cho bên nhận độc quyền sử dụng.

Thứ ba, về tư cách của người nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.Trong chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam có quy định “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó” nhưng trong chuyển quyền sử dụng thì không có quy định liên quan đến vấn đề này. Điều này thể hiện bản chất của chuyển quyền SHCN khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, khi chuyển nhượng quyền SHCN thì bên được nhận quyền phải trở thành chủ sở hữu nên việc quy định về điều kiện chủ thể của bên nhận quyền là hợp lý.

Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa, bản chất của chuyển nhượng quyền SHCN và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN là hoàn toàn khác nhau. Đối với mỗi loại chuyển giao thì hậu quả pháp lý mang lại cho các chủ thể tham gia vào hợp đồng chuyển giao cũng khác nhau như phân tích ở trên.

1.4.2 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hình thức kinh doanh khá phổ biến và đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Có thể hiểu nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Bởi những điểm chung về phạm vi đối tượng là quyền sử dụng các đối tượng SHCN thì nhượng quyền thương mại khiến nhiều người nhầm lẫn với chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN. Tuy nhiên, hai loại chuyển giao này có những điểm khác biệt cơ bản về bản chất của từng loại chuyển giao quyền.

Thứ nhất, nếu như hoạt động chuyển giao quyền sử dụng hay nói cách khác là li - xăng đối tượng SHCN chỉ dừng lại ở việc chuyển giao các hành vi thuộc quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng SHCN chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh… Như vậy, phạm vi đối tượng của nhượng quyền thương mại là rộng hơn rất nhiều so với hoạt động li-xăng đối tượng SHCN.

Thứ hai, trong hoạt động li-xăng đối tượng SHCN, các bên nhận li-xăng hướng tới là quyền sử dụng các đối tượng SHCN, thì trong hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà các bên hướng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó quyền sử dụng đối tượng SHCN chỉ là một bộ phận nhất định.

Với những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định, một quốc gia có dân số hơn 90 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là khá cao trên thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO... đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho hình thức kinh doanh thông qua nhượng quyền thương mại diễn ra ở Việt Nam. Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại là một sự lựa chọn thông minh đối

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí