Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn Và Chuyển Giao Công Nghệ (Cgcn)

với cả bên nhượng quyền và bên được nhận quyền thương mại trong hoạt động kinh doanh thương mại của họ.

1.4.3 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và chuyển giao công nghệ (CGCN)

CGCN là “chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ”.

Các đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là:

- Bí quyết kỹ thuật;

- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

Cũng tương tự như chuyển giao quyền SHCN (bao gồm chuyển nhượng quyền SHCN và chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN) thì CGCN bao gồm có chuyển giao quyền sở hữu công nghệ và chuyển quyền sử dụng công nghệ. Theo đó, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc chủ thể quyền sử dụng công nghệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 18 của Luật CGCN 2006. Như vậy, có thể so sánh chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN với chuyển quyền sử dụng công nghệ.

Với tính chất của đối tượng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ thì các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền SHCN cũng có thể là đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó là: sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.

Sự khác biệt giữa chuyển giao quyền sử dụng công nghệ với chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN thể hiện ở đối tượng được chuyển giao. Trong chuyển quyền sử dụng công nghệ đối tượng được chuyển giao có thể là quyền sử dụng các bí quyết kỹ thuật, quyền sử dụng quy trình công nghệ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

chương trình máy tính, thông tin dữ liệu… và các đối tượng SHCN chỉ là một phần trong số các đối tượng chuyển giao công nghệ. Nói cách khác, phạm vi đối tượng chuyển quyền sử dụng công nghệ rộng hơn rất nhiều so với chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Ngoài ra, Luật CGCN còn có quy định vềtrường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì “việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”.

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 5

1.5 Chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHCN theo các ĐƯQT và pháp luật một số quốc gia

1.5.1 Chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHCN theo các ĐƯQT

Công ước Paris:

Theo sáng kiến của Pháp, Công ước Paris về bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris được sử đổi tạ Brussels ngày 14/12/1990, tại Washingtion ngày 2/6/1911, tại LaHay ngày 6/11/1925, tại London ngày 2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 và tại Stockholm ngày 14/7/1967, đến ngày 2 tháng 9 năm 2014, số lượng thành viên tham gia vào công ước là 176 quốc gia. Ngoài những nguyên tắc chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Paris cũng có những quy định cụ thể trong việc

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là một trong số đó. Tại Điều 6quater của Công ước nêu rõ: “Trong trường hợp luật của một nước thành viên của Liên minh, quy định rằng việc chuyển giao nhãn hiệu chỉ có hiệu lực nếu thực hiện đồng thời với việc chuyển giao cơ sở sản xuất hoặc thương mại có nhãn hiệu, thì điều kiện đủ để công nhận hiệu lực của việc chuyển giao đó là bộ phận của cơ sở sản xuất hoặc thương mại nằm trên lãnh thổ nước đó cũng được chuyển giao

cho người nhận cùng với độc quyền sản xuất hoặc bán hàng hoá mang nhãn hiệu tại nước đó”. Như vậy, mặc dù không đi thẳng vào việc khẳng định vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng Công ước Paris cũng đã gián tiếp thừa nhận chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu mà mình đang sở hữu cho người khác.

Hiệp định Trips

Cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/1995. Hiệp định này quy định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ với mục đích chính là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và thủ tục tối thiểu mà các nước thành viên của Hiệp định phải tuân theo từ đó thiết lập khung pháp lý thống nhất, có hiệu quả trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại. Đặc biệt, Hiệp định TRIPS đã giành riêng mục 2 gồm 07 điều để quy định vấn đề thương mại liên quan đến các đối tượng SHCN trong đó có việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHCN (cấp li – xăng đối tượng SHCN). Cụ thể, Điều 21 Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hàng hoá đó”. So với Công ước Paris, Hiệp định TRIPS 1994 vừa thừa nhận quyền được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác của chủ sở hữu quyền SHCN và vừa cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu được quy định các điều kiện để cấp li- xăng nhãn hiệu, thậm chí là cả quyền chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác. Có thể nhận thấy một điều rất rõ rằng, những quy định về chuyển

giao quyền sử dụng đối tượng SHCN trong Hiệp định TRIPS đã có nhiều bước tiến mới hơn so với công ước Paris.

Hơn thế, Hiệp định TRIPS cũng đưa ra riêng một khuyến nghị về li- xăng nhãn hiệu hàng hóa.Theo đó, nhiều quốc gia đòi hỏi có hồ sơ li-xăng nhãn hiệu hàng hóa với một cơ quan thuộc chính phủ. Những yêu cầu về hồ sơ như vậy thay đổi ở mỗi nước khác nhau và trong một số trường hợp, đặt ra những trách nhiệm nặng nề cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và bên được nhận li-xăng. Khuyến nghị chung về li-xăng nhãn hiệu hàng hóa của Hiệp định TRIPS nhằm làm hài hòa và đơn giản hóa các yêu cầu về mặt thủ tục đối với hồ sơ. Khuyến nghị này cũng quy định một danh sách tối đa các chỉ dẫn và những yếu tố mà một cơ quan có thể yêu cầu đối với hồ sơ li-xăng; Các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia được tự do yêu cầu một số yếu tố được liệt kê nhưng có thể không yêu cầu thông tin thêm hay thông tin khác. Để tạo thuận lợi cho việc giải quyết những yêu cầu tại nhiều quốc gia khác nhau, khuyến nghị quy định một Thủ tục quốc tế mẫu, tập trung tất cả thông tin mà một cơ quan có thể đòi hỏi. Các cơ quan có nghĩa vụ chấp nhận những yêu cầu đó gồm có tất cả các chỉ dẫn hay các yếu tố cần thiết được ghi trong bản mẫu. Khuyến nghị này cũng cố gắng hạn chế hậu quả của việc không tuân theo các yêu cầu về hồ sơ của bản thân những thỏa thuận li-xăng bằng cách quy định rằng không có hồ sơ li-xăng nào được ảnh hưởng tới:

- Hiệu lực của nhãn hiệu hàng hóa là chủ thể của li-xăng;

- Vấn đề liệu một bên thứ ba sử dụng một nhãn hiệu có thểđược xem như việc chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng, có thể liên quan tới phạm vi các yêu cầu sử dụng (Điều 5);

- Bất cứ quyền nào mà bên được li-xăng có thể có theo pháp luật các quốc gia thành viên để tham gia vụ kiện vi phạm do chủ sở hữu khởi kiện, trừ khi luật pháp của một quốc gia thành viên tuyệt đối cấm bên được li-xăng nhưng chưa được công nhận tham gia vào vụ kiện như vậy [29].

Việc quy định riêng một khuyến nghị về li-xăng nhãn hiệu hàng hóa trong một điều ước quốc tế chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề này trong thực tiễn.Tất cả các quốc gia ký kết công ước này nhất định phải tuân thủ những quy định của công việc về việc chuyển giao nhãn hiệu hàng hóa trong đó có khuyến định chung kể trên. Mỗi quốc gia đều có những cách áp dụng pháp luật khác nhau về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, tuy nhiên, tất cả đều phải tôn trọng và tuân thủ những quy định của các điều ước quốc tế mà nước họ là thành viên.

Cho đến nay, hiệp định TRIPS vẫn là hiệp định có những quy định đầy đủ nhất về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên thông tin, với tốc độ tiến bộ công nghệ ngày càng nhanh thì chỉ thực thi Hiệp định TRIPS hay công ước Paris không thôi vẫn chưa đủ tạo lập một hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng như li-xăng đối tượng SHCN một cách vững chắc. Những tiến bộ công nghệ trong ngành thông tin, sinh học và các ngành khác đòi hỏi chúng ta phải chỉnh sửa những bộ luật quốc tế và quốc gia về bảo hộ sở hữu trí tuệ.Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đi đầu trong việc đưa ra những chuẩn mực quốc tế mới nhằm đáp ứng những thách thức này.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN đã được pháp luật quốc tế đề cập đến. Nhờ có những quy định đó, mỗi đất nước, mỗi quốc gia lại từ đó tìm cho mình những hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng hành lang pháp lý về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN.

1.5.2 Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền SHCN theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Nếu các điều ước quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đường dẫn lối cho sự hình thành hệ thống pháp luật các quốc gia về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN thì hệ thống pháp luật mỗi quốc

gia lại giải quyết được vấn đề một cách cụ thể và tỉ mỉ hơn. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, từ những thực tế của cuộc sống hiện đại, việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp dần dần đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia trên thế giới, các nhà chính trị gia, các nhà lập pháp đang ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của nó một cách rõ rệt và họ cho rằng nhất thiết phải có những điều luật cụ thể điều chỉnh hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Song song với sự hình thành và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật điều chỉnh vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng đã và đang phát triển với tư cách là một phần của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

1.5.2.1 Hoa Kỳ

Hoa Kỳ không phải là một đất nước có bề dày lịch sử lâu đời.Tuy nhiên, những quan điểm về quyền sở hữu công nghiệp cũng như chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN thì có rất nhiều tiến bộ so với các quốc gia khác.Thậm chí, pháp luật Hoa Kỳ còn được coi là một trong những nền pháp lý đi đầu, tiên phong trong pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN. Với nền pháp lý vững chắc và linh hoạt cùng với những án lệ lâu đời, luật pháp Hoa Kỳ vẫn đang là một trong những nền pháp lý văn minh của nhân loại.

Trong Điều 1, khoản 8, Hiến pháp Hoa Kỳ [39] quy định: “Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo quyền sở hữu của các tác giả và nhà phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong thời gian hạn định [11]”. Ngay sau đó, luật về Bằng sáng chế của Hoa Kỳ ra đời và lấy điều khoản trên của Hiến pháp làm tư tưởng cốt lõi. Theo đó, pháp luật Hoa Kỳ đặc biệt tôn trọng các nhà sáng chế, nhà phát minh khoa học và đưa ra những chế độ đãi ngộ tốt nhất cho các nhà khoa học, nhà

phát minh đó. Chính bằng việc đảm bảo quyền sở hữu của tác giả đối với các tác phẩm và sáng tạo của mình một cách tối ưu nhất. Đây không những là cách hữu hiệu để thúc đẩy sự sáng tạo của con người mà còn là một công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế mà Hoa Kỳ đã thật sáng suốt khi áp dụng. Năm 1790, Luật về Bằng sáng chế của Hoa Kỳ ra đời không lâu sau khi Hiến pháp được thông qua vào năm 1787 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với hệ thống pháp luật về SHTT của Hoa Kỳ. Đây cũng chính là nền tảng cho việc quy định các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và các đối tượng SHCN khác tại Hoa Kỳ.

Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, tất cả các luật liên bang được hệ thống hóa theo Bộ Chuẩn luật Quốc gia xây dựng theo 50 chủ đề chung, đánh số từ 1 đến 50. Trong Bộ Chuẩn luật Quốc gia thành 50 Chuẩn luật này, có hai Chuẩn luật có tiêu đề thể hiện rõ hai nền tảng thiết yếu của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ là Chuẩn luật số 17 về Bản quyền (The U.S Code Title 17 - Copyrights) và Chuẩn luật số 35 về Sáng chế (The U.S Code Title 35 - Patents) [39].Trong hai Chuẩn luật về quyền SHTT này, thì vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN có được đề cập đến trong Chuẩn luật về Sáng chế. Theo đó, trong 7 chương (Chương 25 đến Chương

31) Phần III của Chuẩn luật này có các quy định về việc sửa đổi văn bằng độc quyền sáng chế, vấn đề sở hữu và chuyển nhượng các quyền đối với sáng chế, các vi phạm độc quyền sáng chế và biện pháp khắc phục vi phạm cùng nhiều vấn đề có liên quan khác.

Trong Thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế [43] (Patent License Agreement)…tại Điều 2 của thỏa thuận quy định cụ thể về việc Cấp giấy phép, trong đó, tại điều 2.1 quy định: “Nếu một giấy phép là cần thiết cho việc sử dụng các sản phẩm áp dụng sáng chế được chuyển giao hoặc được mua bởi một người dùng từ việc cấp phép, thì giấy phép có thể cấp cho người sử dụng nó một giấy phép nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm áp dụng sáng

chế, với điều kiện là phải có thông báo cho người được cấp phép về sự tồn tại của giấy phép này và các điều khoản và điều kiện, bao gồm cả lĩnh vực bị hạn chế sử dụng…”[43].

Những vấn đề về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cũng được pháp luật Hoa Kỳ ghi nhận trong Luật nhãn hiệu hàng hóa (US Trademark Law) [42] và thỏa thuận về cấp phép nhãn hiệu hàng hóa [43] (Trademark License Agreement). Trong thỏa thuận về cấp phép nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận cho phép chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại chương 7 của nó như sau: “Quyền sử dụng của nhãn hiệu thông qua cấp phép nhãn hiệu: Cấp phép nhãn hiệu là tiếp tục ủy quyền để sử dụng nhãn hiệu trong các lãnh thổ, nhãn hiệu được cấp phép thông qua các sản phẩm, các tài liệu tiếp thị liên quan bao gồm cả việc sử dụng các nhãn hiệu được cấp phép một cách công khai, quảng cáo, bảng hiệu, tài liệu quảng cáo sản phẩm, thùng giấy cứng (thùng carton) và các hình thức khác của chủ thể quảng cáo với các điều khoản và điều kiện của Hiệp định này…”[43].

Xuất phát từ cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Hoa Kỳ bảo hộ theo cơ chế “ frist to use ” – (quyền sử dụng trước) nên quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cũng có những đặc điểm riêng. Đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu, nêu như hầu hết các quốc gia theo hệ thông pháp luật dân sự, nhãn hiệu có thể được chuyển giao mà không cần kèm theo “danh tiếng, uy tín” (goodwill) gắn với nhãn hiệu cụ thể, thì ở Hoa Kỳ, khi chuyển giao nhãn hiệu mà không kèm theo “danh tiếng, uy tín” riêng biệt của nhãn hiệu là không có giá trị pháp lý. Nguyên nhân là do các nhãn hiệu tại Hoa Kỳ được bảo hộ dưới quyền sử dụng và quyền cấm người khác sử dụng, nên nếu không được sử dụng thực tế và tạo được uy tín cho nhãn hiệu thì không thể được chuyển giao, tất cả các quyền ở Hoa Kỳ được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng, không phải đăng ký [50].

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí