DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mức độ kiềm chế tài chính, tiết kiệm và đầu tư 48
Hình 2.2. Mức độ chuẩn nghèo theo chỉ số khoảng cách nghèo đói và tỷ lệ người nghèo tại Chile 61
Hình 2.3. Mức độ chuẩn nghèo theo chỉ số khoảng cách nghèo đói và tỷ lệ người nghèo tại Indonesia 65
Hình 2.4. Mức độ chuẩn nghèo theo chỉ số khoảng cách nghèo đói và tỷ lệ người nghèo tại Thái Lan 67
Hình 3.1. Tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 75
Hình 3.2. Chỉ số Kaopen ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018 77
Hình 3.3: Bản đồ tự do hoá tài khoản vốn 79
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 1
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Lý Thuyết Về Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo
- Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 5
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Hình 3.4: Các nguyên tắc chính của khuôn khổ hội nhập ngành ngân hàng thương mại 80
Hình 3.5. So sánh tốc độ tăng trưởng FDI trên GDP ròng của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với thế giới giai đoạn 2005-2018 82
Hình 3.6: Mức độ đói nghèo theo chỉ số tính theo đầu người và chỉ số khoảng cách đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á 88
Hình 3.7: Tương quan giữa chỉ số MPI và chỉ số HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á 89
Hình 3.8: Chỉ số HDI ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018 90
Hình 3.9: Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018 91
Hình 3.10: Thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018 92
Hình 3.11: Tương quan giữa chỉ số MPI và chỉ số HDI với từng nhóm nước theo thu nhập GNI/người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á 93
Hình 3.12: Chỉ số giáo dục (Education Index) của các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018 94
Hình 3.13: So sánh giá trị tăng trưởng GDP/đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với Châu Á và thế giới giai đoạn 2005-2018 95
Hình 3.14: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người của các nước đang phát triển khu vực Châu Á với Châu Á và thế giới giai đoạn 2005-2018 96
Hình 3.15: Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng FDI, GDP và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 97
Hình 3.16: Tương quan giữa chỉ số Kaopen và chỉ số MPI và HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 98
Hình 3.17: Tương quan giữa tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 99
Hình 3.18: Lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn của Châu Á và Thế giới 105
Hình 3.19: Dòng vốn tư nhân và tăng trưởng thanh khoản ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á 106
Hình 3.20: Tỷ lệ dòng vốn tư nhân và tổng sản lượng GDP của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 107
Hình 3.21: Tỷ lệ dòng vốn tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 108
Hình 3.22: Tương quan giữa dòng vốn tư nhân nội địa và đầu tư nước ngoài và chỉ số MPI, HDI của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018 109
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hội nhập tài chính là một xu thế nổi bật trong suốt ba thập kỷ qua. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, hầu hết các nước trên thế giới đều trải qua sự gia tăng về quy mô và mức độ hội nhập tài chính (Agenor, 2003; Lane & Milesi- Ferretti, 2003; Morrison & White, 2004). Các quốc gia đó đều cố gắng xoá bỏ nhiều hơn những hạn chế đối với việc di chuyển của dòng vốn xuyên biên giới cũng như những quy định về tham gia hoạt động của thị trường tài chính trong nước để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong quá trình phân phối và sử dụng vốn đầu tư. Trong khi các nước phát triển nhất trên thế giới đã giảm thiểu đến mức tối đa việc sử dụng các biện pháp kiểm soát sự di chuyển của dòng vốn thì mối liên kết tài chính của các nước đang phát triển với nền kinh tế toàn cầu cũng không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Hơn nữa, quy mô dòng vốn di chuyển giữa các nước đã tăng lên nhanh chóng khi thị trường tài chính quốc gia được bãi bỏ các quy định điều tiết và cho phép dòng vốn quốc tế được tự do hoá (Agenor, 2003). Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, quan điểm về hội nhập tài chính của nhiều quốc gia đã có sự thay đổi. Các quốc gia thận trọng hơn trong việc đánh giá lại tính ổn định của dòng vốn và áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát đối với dòng vốn vào và dòng vốn ra để tránh những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng (Báo cáo của ngân hàng trung ương châu Âu, 2016). Hội nhập tài chính đã và đang là một xu thế mang tính thời sự đối với không chỉ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế - tài chính mà còn là nhận thức tất yếu của những người xây dựng và hoạch định chính sách cũng như chính phủ của các quốc gia trên thế giới.
Hội nhập tài chính được ghi nhận mang lại những lợi ích và cả những tác động không mong muốn cho các quốc gia xét trên cả giác độ kinh tế và xã hội. Trên giác độ kinh tế, hội nhập tài chính đã tăng cường khả năng tiếp cận dòng vốn quốc tế hay mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục và thị trường đầu tư, đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn đồng thời được điều chỉnh được mức độ rủi ro và thu nhập một cách chủ động hơn (Agenor, 2003). Tuy nhiên, xu thế hội nhập tài chính cũng có thể mang lại những chi phí không nhỏ nếu như không được tiến hành một cách đồng bộ với những cải cách phù hợp về thể chế, chính sách để hạn chế những bất ổn về kinh tế vĩ mô hay những sai lầm trong quá trình phân bổ dòng vốn trong nước và rủi ro từ việc tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu của các ngân hàng thương mại (Agenor, 2001). Từ góc độ xã hội, một vấn đề mà nhiều quốc gia đang phải quan tâm đó là sự tác động của hội
nhập tài chính đến sự phân hóa xã hội và tình trạng đói nghèo của các nước. Với các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khác nhau, một số công trình của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của hội nhập tài chính đối với quá trình giảm nghèo (Prasad & các cộng sự, 2007; Jalilian & Weiss, 2002). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác lại chỉ ra hội nhập tài chính hầu như không tác động hoặc thậm chí còn tác động tiêu cực đối với quá trình giảm nghèo. Nói một cách khác, theo các nghiên cứu này, hội nhập tài chính đã làm trầm trọng thêm mức độ nghèo đói và gia tăng về tỷ lệ những người nghèo ở các quốc gia (Tsai & Huang, 2007; Saim Amir Faisal Sami, 2017).
Tiếp cận sâu hơn về lĩnh vực kinh tế và tài chính quốc tế, mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề được nghiên cứu phổ biến hơn mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo. Mối quan hệ này chủ yếu được nghiên cứu ở phạm vi quốc tế với mẫu được sử dụng là nhóm các quốc gia đang phát triển, thậm chí mở rộng sang nhóm các quốc gia phát triển kể từ những năm 1960 đến những năm gần đây ở các khu vực như Đông Á, Mỹ Latin, ASEAN bởi các nhà nghiên cứu như Jalilian & Weiss (2002), Agenor (2004), Figini & Santarelli (2006), Prasad & các cộng sự (2007), Huang & các cộng sự (2010), Arestis & Caner (2010), Amir & Sami (2017), Vũ Thuỳ Dương (2019).
Mặc dù mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo đã được nghiên cứu trong nhiều giai đoạn, ở nhiều nhóm nước với những phương pháp nghiên cứu thực nghiệm khác nhau, nhưng hội nhập tài chính và tác động đối với tình trạng đói nghèo ở nhóm các nước đang phát triển khu vực Châu Á chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Quá trình hội nhập tài chính ở các quốc gia này chưa thực sự sâu rộng, hệ thống tài chính còn thiếu sự phát triển. Thậm chí ở một số nước, vẫn còn quá nhiều sự can thiệp của chính phủ làm cho thị trường phát triển thiếu lành mạnh, giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực, cản trở tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực phần nào đến tình trạng giảm đói nghèo. Tuy nhiên, các nước đang phát triển khu vực Châu Á đều đạt được những tiến bộ đáng kể về gỡ bỏ các hạn chế, về sự can thiệp trực tiếp, quá mức của nhà nước đối với sự dịch chuyển dòng vốn và thể hiện sự nỗ lực lớn trong hoàn thiện các chính sách cải cách kinh tế và lộ trình hội nhập tài chính một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, các nước đang phát triển khu vực châu Á và hệ thống tài chính của họ tăng trưởng rất nhanh chóng vì vậy cần có những nghiên cứu thực nghiệm sử dụng số liệu cập nhập. Bên cạnh đó, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2018) cho thấy kể từ năm 1990 đến nay, gần 1,1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo trầm trọng. Tuy nhiên, một phần ba số người nghèo trầm trọng trên thế giới hiện sống ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Vậy chủ đề nghiên cứu cần được làm sáng tỏ đó
là hội nhập tài chính có thực sự tác động tích cực đến quá trình giảm đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á hay không.
Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc tạo ra các sản phẩm tài chính công nghệ cao, tiện ích và không biên giới sẽ thúc đẩy hơn nữa cả về phạm vi và mức độ hội nhập tài chính. Mặc dù sự thúc đẩy hội nhập tài chính có thể cải thiện tình trạng đói nghèo nhưng cũng có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thậm chí gia tăng tình trạng đói nghèo ở nhiều nước. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 hay các đại dịch khác trong tương lai xuất hiện do những tác động của tăng trưởng kinh tế, hội nhập tài chính, v.v…sẽ tác động tiêu cực nhiều đến những người nghèo. Đồng thời, xuất phát từ sự khác biệt trong kết quả của những nghiên cứu trước đây trên thế giới và xuất phát từ những hạn chế trong nghiên cứu về hội nhập tài chính và tác động đối với tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á, trong thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế, đề tài luận án: “Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á” đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận án là nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn 2005- 2018. Hướng tới mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước trên thế giới;
- Xây dựng khung lý thuyết phân tích và đề xuất mô hình đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á;
- Phân tích thực trạng tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018;
- Khuyến nghị một số chính sách nhằm tối đa hoá lợi ích của hội nhập tài chính góp phần giảm trình trạng đói nghèo khi tiến hành hội nhập tài chính sâu rộng hơn.
Để đạt được các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây sẽ được tiếp cận và giải quyết:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Cơ sở lý thuyết và mô hình đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo là gì?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Mức độ hội nhập tài chính và tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Thực trạng về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Những khuyến nghị chính sách nào cần được các nước đang phát triển khu vực Châu Á nói chung, các nước thuộc mỗi nhóm thu nhập và Việt Nam nói riêng nghiên cứu và áp dụng nhằm hạn chế tình trạng đói nghèo khi tiến hành hội nhập tài chính sâu rộng hơn?
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án về mặt lý thuyết: Hội nhập tài chính, tình trạng đói nghèo, và tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo;
Về mặt thực tế: Nghiên cứu thực trạng mức độ hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á và đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước này trong giai đoạn 2005-2018.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á được nghiên cứu trong giai đoạn 2005- 2018. Quá trình hội nhập tài chính của hầu hết các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã diễn ra được khoảng 50 năm kể từ khi ADB được thành lập vào năm 1966. Từ năm 2005, mặc dù quá trình hội nhập tài chính của các nước này tiếp tục có xu hướng tăng qua từng năm, nhưng tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại. Trong giai đoạn 2005-2018, các nước đang phát triển khu vực Châu Á có điểm chung là đều đang trong quá trình cải cách hệ thống tài chính và thực hiện các chính sách ưu đãi dòng vốn quốc tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập tài chính. Bên cạnh đó, đa số các nước đang phát triển khu vực Châu Á ở giai đoạn 2005-2018 vừa là các nước có tiết kiệm vốn ròng dương vừa là các nước xuất khẩu vốn ròng. Việc xuất khẩu vốn của một số nước đang phát triển khu vực Châu Á bắt nguồn từ nguồn gốc văn hoá, coi trọng việc tiết kiệm hơn so với các nước phương Tây. Trong khi đó đầu tư ròng ra nước ngoài là hiệu số giữa tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, tiết kiệm cao thì các nước này sẽ đầu tư nhiều ra nước ngoài. Ngoài ra, các nước đang phát triển khu vực Châu Á đầu tư nguồn vốn thặng dư trong nước cho các nền kinh tế ở các khu vực khác với kỳ vọng khai thác nguồn lợi thay vì đầu tư vào phát triển nền kinh tế của các nước trong khu vực một cách hiệu quả, do đó gây nên tình trạng không những thiếu nguồn vốn cho phát triển mà còn làm tăng chi phí tài trợ cho sự phát triển kinh tế quốc gia, tăng sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và dẫn đến sự dễ dàng tổn thương trước sự thay đổi thị trường bên ngoài và sự thay đổi tâm lý của nhà đầu tư quốc tế.
Trong giai đoạn 2005-2018, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 đã xảy ra và là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc suy thoái năm 1997. Theo báo cáo của WB (2010), trong khoảng thời gian này, xuất khẩu giảm, tăng trưởng kinh tế giảm ở nhiều nước và vẫn ở mức thấp hơn so với thập kỷ trước. Điều này ảnh hưởng đến tất cả người dân chủ yếu thông qua những thay đổi của thị trường lao động, mất bảo trợ xã hội và cấu trúc xã hội tồi tệ. Khác với cuộc khủng hoảng 1997-1998 với tác động chi phối đến thị trường lao động là tiền lương thực tế giảm mạnh, trong cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, tác động chủ yếu là sự giảm số lượng công việc và số giờ làm việc khiến những người trẻ có trình độ học vấn và những nhóm người nghèo chịu nhiều tổn thất hơn. Ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 còn có tác động đến khu vực nông thôn. Tốc độ giảm nghèo bị chậm lại do khủng hoảng. Ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2011) cho thấy đến năm 2010, khoảng 72 triệu người rất nghèo (thu nhập dưới mức chuẩn nghèo quốc tế là 1,9 USD/ngày) và khoảng 100 triệu người nghèo (thu nhập dưới mức nghèo 3,2 USD/ngày) không thể thoát nghèo do khủng hoảng.
Tóm lại, giai đoạn 2005-2018 là thời kỳ mà hội nhập tài chính đã trở nên phổ biến như một xu thế tất yếu. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã rất coi trọng phát triển kinh tế thông qua hội nhập tài chính và đi sâu theo đuổi mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Bằng cách huy động nguồn vốn nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán quốc tế và thương mại hàng hóa và dịch vụ và thúc đẩy phân bổ nguồn lực hiệu quả, hội nhập tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù cũng có những tác động không mong muốn ở các nước khác nhau tùy theo các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau, song điều không thể phủ nhận là hội nhập tài chính đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng đói nghèo ở nhiều nước đang phát triển Châu Á. Do vậy, đây cũng là lý do để chọn giai đoạn 2005- 2018 này để nghiên cứu đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á.
- Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu ở cấp quốc tế với 25/29 nước đang phát triển khu vực Châu Á gồm Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Kiribati, CHDCND Lào, Malaysia, Maldives,Micronesia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Quần đảo Solomon, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, Vanuatu và Việt Nam. Do sự hạn chế về số liệu, 4/29 quốc gia bao gồm Brunei, Tuvalu, Palau, Quần đảo Marshall đã không được không đươc nghiên cứu. Các quốc gia đang phát triển được chia làm 3 nhóm gồm các quốc gia có mức độ thu nhập trên mức trung bình, có mức thu nhập trung bình và có thu nhập dưới mức trung bình:
+ Nhóm các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình gồm: Malaysia, Thái Lan và Maldives
+ Nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình gồm: Trung Quốc, Fiji, Sri Lanka, Indonesia, Mông Cổ, Bu-tan, Philippine, Timor-Leste, Tonga, Samoa, Ấn Độ, Lào và Việt Nam.
+ Nhóm các quốc gia có thu nhập dưới mức trung bình gồm: Micronesia, Myanmar, Papua New Guinea, Kiribati, Bangladesh, Vanuatu, Campuchia, Nepal và Đảo Solomon.
Theo WB (2019), thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế (GNI/đầu người) được tính theo phương pháp Atlas của Ngân hàng Thế giới. Trong đó, các nền kinh tế có thu nhập dưới mức trung bình là những nền kinh tế có GNI bình quân đầu người thấp hơn 3,995 USD; các nền kinh tế có thu nhập trung bình là những nền kinh tế từ 3,996 USD đến 12,375 USD; những nền kinh tế có thu nhập trên mức trung bình là những nền kinh tế có GNI bình quân đầu người từ 12,376 USD trở lên. Mục đích của việc phân chia các nhóm nước theo GNI bình quân đầu người nhằm so sánh mức độ tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo đối với từng nhóm với đặc thù kinh tế khác nhau từ đó có những khuyến nghị sát thực hơn cho các nước đang phát triển khu vực Châu Á.
- Phạm vi nội dung: luận án nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Trong nghiên cứu định tính, hai chỉ số đo lường mức độ hội nhập tài chính được kết hợp sử dụng đó là chỉ số pháp lý Kaopen (de jure) và chỉ số thực tế tổng tài sản nước ngoài và tổng nợ nước ngoài so với GDP (de facto). Đồng thời, các chỉ số dùng đánh giá tình trạng đói nghèo đó là các chỉ số tính theo đầu người (headcount), khoảng cách đói nghèo (poverty gap), nghèo đa chiều (MPI) và chỉ số phát triển con người (HDI). Tuy nhiên, do những hạn chế về tính liên tục của việc thu thập dữ liệu, ở nghiên cứu định lượng, để kiểm định về tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo, chỉ số thực tế (de facto) được lựa chọn là biến đại diện của hội nhập tài chính và HDI là biến đại diện của tình trạng đói nghèo. Ngoài ra, nội dung về nguyên nhân của tình trạng đói nghèo cũng sẽ được khái quát để đảm bảo tính lô-gic, song không phải là nội dung nghiên cứu chính của luận án.