Phát Huy Thành Công Khối Sức Mạnh Đại Đoàn Kết Dân Tộc.

65

Như vậy, theo thống kê trong giới chức lãnh đạo, cán bộ có học vị, chuyên môn nghiên cứu có tới gần 30% là ít khả năng phát huy tác dụng. Đây sẽ là một lực cản trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khi nhà nước hàng tháng phải trả lương cho những người đến cơ quan chỉ là nơi “ngồi chơi, xơi nước”, để đợi hết tháng lĩnh lương. Đó không những là gánh nặng của đất nước khi phải nuôi những con người trì trệ, ít hiểu biết và khả năng sáng tạo. Một điều đáng buồn hơn nữa là khi đội ngũ này quá đông đảo thì nó sẽ gây ra một tâm lý “an phận thủ thường” không màng đến phấn đấu, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin một ngành công nghệ cao điển hình, sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực cao là vấn đề nổi cộm.

Mỗi năm cả hệ chính quy và phi chính quy trên cả nước đào tạo lên tới hàng vạn kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, xong theo đánh giá của bộ giáo dục đào tạo: “Về mặt số lượng, đào tạo, nhân lực chuyên nghiệp công nghệ thông tin hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thị trường” thì “về mặt chất lượng

đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu, trình độ công nghệ”.

Trên thực tế, chỉ một số phần trăm ít ỏi sinh viên ra trường có thể tuyển dụng được, còn lại phải đào tạo lại hoặc chuyển qua làm lĩnh vực khác. Một nghịch lý tồn tại lâu nay là một loạt sinh viên công nghệ thông tin ra trường bị thất nghiệp trong khi các công ty phần mềm lại thiếu thốn, trong cơn khát nguồn nhân lực. Vậy mâu thuẫn ở đâu? Mâu thuẫn chính là chất lượng.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đó chỉ rừ rằng đội ngũ cỏn bộ, cụng chức cũn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trỏch nhiệm, năng lực chuyờn mụn, kỹ năng hành chớnh, phong cỏch làm việc chậm đổi mới, tệ quan liờu, tham nhũng diễn ra nghiờm trọng…

Từ khảo sát về năng lực, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ trọng điểm B2002 - 52 - TĐ -

66

28: Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu của xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Khảo sát thu được 206 phiếu trả lời từ các doanh nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam và đã cho thấy có 60% đối tượng được hỏi chưa qua đào tạo và bồi dưỡng về quản lý hành chính, 18% chưa qua đào tạo về bồi dưỡng lý luận chính trị, 42,2% trả lời chưa có chứng chỉ nào về quản lý doanh nghiệp, 43% số cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỏi không biết hoặc biết nhưng không sử dụng được ngoại ngữ vào công tác quản lý doanh nghiệp. 47,1% không có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Như vậy, nguồn nhân lực dồi dào nhưng chủ yếu chất lượng kém đã gây ra gánh nặng thất nghiệp cho nhà nước. Cung và cầu trên thị trường lao động không gặp nhau. Đội ngũ trí thức rất dồi dào, thậm chí vượt quá mức cần thiết của xã hội về số lượng nhưng số người có khả năng, trình độ thật sự không nhiều.

Có lẽ chất lượng nguồn nhân lực thấp kém xuất phát từ những nguyên nhân tồn tại trong hệ thống giáo dục đào tạo của nước ta từ trước đến nay. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì có lẽ việc cần làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.‌

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 9

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ YẾU KÉM

2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu

2.3.1.1 Đường lối đổi mới của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lãnh đạo tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội tạo thành một đường lối nhất quán xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Đường lối này đã khơi dậy được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác như: Cách mạng tháng Tám thành công, hai

67

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra vào tháng 12 - 1986 với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan.

Đổi mới trên mọi phương diện. Đổi mới tư duy lý luận, trước hết là đổi mới kinh tế. Đảng xác định đổi mới tư duy kinh tế là yêu cầu cấp thiết nhất.

Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng đã đề cập nhiều đến đổi mới quan điểm kinh tế như: Về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về sản xuất hàng hóa, về vấn đề thị trường…

Đổi mới cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều hình thức, bước đi thích hợp.

Đổi mới cơ chế quản lý trên cơ sở xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, kết hợp kế hoạch hóa với thị trường.

Đổi mới vai trò quản lý điều hành của Nhà nước. Đại hội 6 đưa ra chức năng quản lý về kinh tế. Nhà nước quản lý thông qua hệ thống chính sách pháp luật để điều hành nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Trước đổi mới, do lẫn lộn chức năng này nên đã làm triệt tiêu động lực sản xuất.

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nhận thức rõ hơn về thời kỳ quá độ, đặc điểm, hoàn cảnh đất nước…

68

Đổi mới quan hệ đối ngoại: Tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, mở rộng hợp tác đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên tinh thần đó, chỉ một năm sau khi ta ra được Bộ luật đầu tư nước ngoài (ngày 29-12-1987). Luật đầu tư nước ngoài có nhiều hấp dẫn, ưu đãi về phạm vi đầu tư, thuế và các mặt khác nên đã thu hút nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế đầu tư vào Việt Nam.

Tinh thần đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra được Đảng và Nhà nước quán triệt và phát triển ngày càng cao hơn, toàn diện hơn đã mang lại những khởi sắc cho đất nước trên mọi phương diện. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, đạt được những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực công - nông - dịch vụ.

Đời sống văn hóa, xã hội có nhiều cải thiện, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Đã làm vững chắc thêm lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đất nước. Vị thế của Đảng và Nhà nước được nâng lên một bước đáng kể, chứng tỏ sự đúng đắn của chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

2.3.1.2. Phát huy thành công khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Những thành tựu chúng ta đạt được có nguồn gốc sâu xa nhờ vào sức mạnh của nhân dân Việt Nam. Có sự đoàn kết của dân là có tất cả. Sự đoàn kết đó càng rộng, càng vững chắc thì thắng lợi càng lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt chủ trương “lấy dân làm gốc” và xác định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Mọi hành động đều để phục vụ nhân dân, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những người lãnh đạo thực sự là người đày tớ của nhân dân.

69

Hiến pháp mới sửa đổi năm 1992, Bộ luật Dân sự cùng hàng loạt văn bản pháp luật, thể chế hóa đường lối của Đảng nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực. Đạt được sự thống nhất lợi ích giữa các giai cấp và lợi ích dân tộc, động viên tiềm năng sáng tạo trong nhân dân. Nhân dân nỗ lực hết sức để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp vì Đảng ta luôn chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên toàn quốc xóa đói, giảm nghèo, nhà nhà no ấm, tạo ngày càng nhiều việc làm, thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống.

Chủ nghĩa xã hội đã phát huy được những ưu việt, ưu việt lớn nhất chính là người nhân dân lao động làm chủ đất nước, không bị bóc lột mà còn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển. Chính điều đó đã tạo ra nhiều khả năng khách quan để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người, cải thiện không ngừng các điều kiện sống, điều kiện lao động cho nhân dân, tạo ra các tiền đề cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, của nhân dân lao động để họ tham gia đông đảo, tự giác và có hiệu quả vào các hoạt động sáng tạo của xã hội, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, xây dựng một lối sống thực sự nhân đạo, một người vì mọi người, mọi người vì một người, tạo lập nên sự đảm bảo xã hội.

Nói một cách đầy đủ nhất, lấy việc phục vụ con người, trước hết là người dân lao động, là mục tiêu cao nhất của mọi chính sách kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, từ đó đã tạo ra động lực phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Từ miền núi đến miền xuôi đến hải đảo xa xôi đều một lòng vì sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Điều đó tạo ra một sức mạnh vĩ đại, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần làm cho đát nước ngày càng giàu đẹp, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ.

70

2.3.1.3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một cơ hội thuận lợi cho những nước đi sau có những bước phát triển “nhảy vọt”, “rút ngắn” trong nền kinh tế không cần đi theo những bước tuần tự như các nước phát triển trước đây.

Việt Nam đã trải qua 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa. Với những tiềm năng và nguồn lực phong phú của mình, việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Việt Nam như:

- Việt Nam có những nguồn lực to lớn và lợi thế so sánh quan trọng để có thể tìm được vị thế thuận lợi trong việc tham gia phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế.

- Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế giới, Việt Nam có thời cơ thuận lợi để hội nhập và giao lưu kinh tế khu vực cũng như tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng như: APEC, ASEM, WTO…

- Những chính sách mở cửa sau 20 năm đổi mới đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng.

- Với lợi thế là nước đi sau, Việt Nam có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đặc biệt là bài học về mô hình phát triển của các nước NICs và ASEAN, cũng như Trung Quốc, Nhật Bản…để tìm ra con đường phát triển phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của Việt Nam.

- Việt Nam có sự ổn định về chính trị, kinh tế và sự nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Sự tích cực trong cải cách nền hành chính quốc gia, sự cởi mở trong đường lối đối ngoại…Tất cả điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

71

2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém

2.3.2.1.Nguyên nhân khách quan

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức của nước ta có rất nhiều khó khăn, có một nguyên nhân rất quan trọng do Việt Nam đã phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh lâu dài, ác liệt và tàn dư của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung hành chính bao cấp. Điều đó làm cho điểm xuất phát của nước ta ở trình độ rất thấp.

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung hành chính bao cấp với nền sản xuất nhỏ, manh mún, cơ sở vật chất - kinh tế nghèo nàn cùng với quan hệ sản xuất lạc hậu, cách quản lý quan liêu bao cấp không những không tạo ra bệ phóng để phát triển nền kinh tế mà còn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách ngăn sông, cấm chợ đã làm cho nền kinh tế mất cân bằng, rơi vào khủng hoảng, lạm phát triển miên.

Bên cạnh đó, hậu quả của nhiều năm chiến tranh đã tàn phá đất nước nặng nề, di chứng chất độc màu da cam làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước. Cuộc chiến tranh đó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu thanh niên Việt Nam làm cho không nơi nào trên đất nước Việt Nam không phải chịu những hy sinh, mất mát.

Tất cả những điều đó làm cho sự phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng gặp rất nhiều trở ngại, không dễ vượt qua trong một thời gian ngắn.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Hạn chế của hệ thống giáo dục và đào tạo, môi trường xã hội chưa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triền kinh tế tri thức.

Nền giáo dục nước ta tuy phát triển nhanh, có nhiều đóng góp vào nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua, nhưng còn chậm

72

đổi mới, bất cập trước yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.

Chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học vừa chưa bắt kịp những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, vừa ít gắn liền với thực tiễn. Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, vẫn nặng về trang bị kiến thức, nhẹ về bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, tính năng động, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng thích nghi với sự phát triển. Điều này là một rào cản rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam khi ngày nay tri thức lạc hậu rất nhanh chóng.

Theo nghiên cứu cho biết, ngày nay khi một người sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thì tri thức của những năm đầu đã có phần lạc hậu. Nên nếu sau 1 - 2 năm không cập nhật tri thức thì người đó sẽ khó đảm đương công việc và điều đó tất yếu dẫn đến sự nghèo về tri thức. Đây được xem như là nguyên nhân chính dẫn đến sự nghèo về thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng chính là do khoảng cách tri thức ngày càng lớn.

Điều đó làm cho chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa thể đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển. Dẫn đến tình trạng về mặt số lượng đào tạo thì hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị trường, nhưng về mặt chất lượng lại chưa tương xứng với yêu cầu, trình độ công nghệ. Khi cần chúng ta đều phải thuê chuyên gia nước ngoài với giá cả rất đắt đỏ.

Thêm nữa, đầu tư cho ngành giáo dục, cho cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng thí nghiệm, thực hành…rất thiếu thốn và lạc hậu với thực tiễn. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu. Việt Nam là nước có tỷ lệ số sinh viên trên một giảng viên đại học cao gần nhất trong khu vực. Sự gắn kết giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và các cơ quan nghiên cứu triển khai còn rất yếu và quy mô nhỏ. Nhiều nghị quyết về giáo dục của Đảng chậm thể chế hóa về mặt Nhà nước và chậm đi vào cuộc sống.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí