89
triển nhanh ngành công nghệ thông tin, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và là cầu nối cho sự liên kết đồng bộ của các ngành, các điạ phương, các đơn vị trong toàn quốc để thực hiện tốt nhất các hoạt động, các mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của chiến lược xã hội thông tin.
3.2.6. Đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới
Đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thực sự dân chủ, thuận lợi cho phát triển các khả năng sáng tạo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
Đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế. Hệ thống chính trị cần phải trong sạch, vững mạnh, đảm bảo là đầu tàu chỉ huy tất cả các hoạt động khác của đất nước, thúc đẩy sự vươn lên và lớn mạnh không ngừng của đất nước theo đúng nguyên tắc : “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Nhà nước ban hành những cơ chế chính sách nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thu hút mọi nguồn vật lực và trí lực của người dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp to lớn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Xóa bỏ các định kiến về sự khác nhau của các giai cấp, các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho những ai có khả năng thực sự đem hết tài trí của mình ra để phát triển sản xuất - tuân thủ pháp luật, hướng đến mục tiêu cao cả của Đảng và Nhà nước: “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Có các chính sách đãi ngộ với các nhân sỹ, trí thức, kiều bào yêu nước chuyển giao tri thức qua nhiều năm công tác và làm việc ở nước ngoài về đóng góp, xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ Việt kiều ở nước ngoài có rất nhiều các nhà khoa học có uy tín, nổi tiếng trên thế giới. Nếu thu
90
hút được đội ngũ này về cống hiến cho đất nước thì sẽ là một nguồn lực vô cùng quý giá, giúp đất nước nhanh chóng phát triển sánh vai với bạn bè năm châu.
Nhà nước giao cho doanh nghiệp quyền chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai…đấy là quyền tự quyết của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực sự quản lý giỏi, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ phá sản và đóng cửa. Giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp cần tách biệt rõ ràng, cần xóa bỏ hoàn toàn chế độ chủ quản của cán bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Huy Thành Công Khối Sức Mạnh Đại Đoàn Kết Dân Tộc.
- Những Quan Điểm Cơ Bản Nhằm Đẩy Nhanh Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Hiện Nay
- Khai Thông Các Kênh Huy Động Nguồn Lực Cho Phát Triển Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nhà nước thực hiện vai trò bàn tay hữu hình tác động vào nền kinh tế, tăng cường vai trò điều tiết thị trường, hạn chế tối đa mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm tốt việc thực thi pháp luật, các chính sách xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân…
Thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo việc thực thi tốt Luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội nước ta thông qua vào ngày 18-11-2005 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01-07-2006, nhằm tạo ra hành lang pháp lý chống lại các hành động trộm cắp, in sao trái phép.
Đồng thời, nhanh chóng thực hiện hiệu quả chương trình thương hiệu quốc gia và Quyết định 08/2005/QĐ - TTg ngày 4/4/2005 về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quốc tế tài sản sở hữu trí tuệ một cách rộng rãi, mở đường cho sự hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới và đó cũng chính là điều kiện để Việt Nam có thể trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường thế giới hiện nay là hết sức phức tạp nên
91
muốn thành công, Việt Nam cần tích cực tham khảo nhiều hơn nữa kinh nghiệm thế giới về lĩnh vực rất nhạy cảm này.
Cuối cùng, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, bằng nhiều biện pháp khác nhau phải tạo ra một hệ thống hành chính trong sạch, vững mạnh, loại trừ từng bước nạn tham nhũng vẫn được coi là một trong bốn nguy cơ của đất nước ta. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy công quyền, đưa vào thực hiện chính phủ điện tử đảm bảo mọi thông tin đều đến được với từng người dân, đảm bảo đúng nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
3.2.7. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
Quan điểm xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khẳng định kể từ Đại hội 6 của Đảng (1986), qua các kỳ Đại hội, đến Đại hội 9 của Đảng (năm 2001) đã xác định một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: “Thể chế kinh tế thị trường được hình thành về cơ bản”.
Việc nhanh chóng hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp cho đất nước ta có đầy đủ khả năng giải phóng mạnh mẽ mọi lực lượng sản xuất, phát huy các khả năng sáng tạo, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi chủ thể phát huy hết khả năng của mình, đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển sản xuất và sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam, vững vàng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trước tiên cần kiên quyết xóa bỏ tàn dư của chế độ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài hàng chục năm, đã ăn sâu vào ý nghĩ, hành động của nhiều thế hệ.
Nhà nước cần ban hành các cơ chế chính sách buộc các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh, tự đổi mới mình, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ mới - được coi là những đầu tầu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Một môi trường cạnh
92
tranh bình đẳng, chống độc quyền bao giờ cũng là một vườn ươm tốt cho các doanh nghiệp như thế này.
Xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng.Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân không bị thua thiệt trong cuộc chạy đua với các doanh nghiệp Nhà nước. Có như vậy mới có cơ hội cho khu vực dân doanh phát triển nhanh và thuận lợi.
Nhà nước cần tổ chức thực hiện nghiêm minh luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền hiệu quả. Độc quyền gây ra ngoại ứng, làm tăng giá thành, giảm số lượng hàng hóa, dịch vụ và cuối cùng người tiêu dùng phải chịu hậu quả là giá cả đắt đỏ và hàng hóa khan hiếm.
Kiên quyết xóa bỏ các hình thức bảo hộ không hợp lý, khắc phục triệt để tình trạng bao cấp, xóa nợ, bù lỗ… tràn lan với các hoạt động thua lỗ trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Xóa bỏ hiện tượng “lãi giả, lỗ thật” của rất nhiều các công ty vì được hưởng quá nhiểu trợ cấp của nhà nước.
Nhà nước ban hành cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực hoạt động công như các lĩnh vực: Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, giải trí…Tạo ra hớp lực để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tạo ra bệ phóng cho hoạt động kinh tế xã hội trong nước. Đặc biệt ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn - đó là lĩnh vực trọng điểm của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia. Đây sẽ là một kênh quan trọng để thu hút công nghệ - tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
Nền Kinh tế thị trường bao gồm rất nhiều thị trường ngách. Nhà nước cần tạo điều kiện tập trung phát triển toàn diện đồng bộ tất cả các thị trường này như:
93
+ Hoàn thiện và mở rộng thị trường chứng khoán để sớm trở thành một kênh huy động vốn trong dân phục vụ đầu tư, phát triển.
+ Tăng tính cạnh tranh và làm lành mạnh hóa thị trường tài chính tín dụng, một thị trường vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường lao động.
+ Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường về lâu dài sẽ góp phần tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và trước mắt là cho quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam trong thời gian tới. Đấy sẽ là những việc làm cần thiết để Việt Nam tự tin và không bị thiệt thòi khi tiến hành hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
KẾT LUẬN
Xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đã diễn ra trên toàn thế giới và đó là một xu thế không thể đảo ngược. Để nền kinh tế Việt Nam có những khởi sắc hơn nữa, hơn lúc nào hết chúng ta đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lý để phát triển tất cả những nội lực của đất nước và tranh thủ ngoại lực từ bên ngoài.
Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược riêng dựa trên những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Biết phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tận dụng hết khả năng cùng sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức diễn ra nhanh và thuận tiện.
Quá trình đó rất lâu dài, phức tạp nhưng tin rằng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ vượt qua tất cả những thử thách, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức, xây
94
dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, để dân tộc Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Vũ Tuấn Anh (1994), Đổi mới kinh tế và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Thương mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2005.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Trần Ngọc Hiên (11/2004), Tác động của kinh tế tri thức đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta và suy nghĩ vận dụng vào thực tiễn, NXB Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức – Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đặng Hữu (2000), “Phát triển nhanh và bền vững dựa trên tri thức”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (số 11,12).
95
8. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T9.
9. Vũ Trọng Lâm (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam - Quan điểm và giải pháp phát triển, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức – Những khái niệm và vấn đề cơ bản, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
11. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
12. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, “ Công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam. Thời cơ vận hội và con đường rút ngắn khoảng cách” . Báo Bưu điện Việt Nam, (Số 1 năm 2005).
15. GS TS Lê Hữu Tầng, GS Lưu Hàm Nhạc (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kimh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
16. Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH của các NIEs Đông Á và Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Bùi Tất Thắng (3/2004): “EU mở rộng và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 4).
18. Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Phác thảo lộ trình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Tiến, Viện kinh tế thế giới (2004), “Con đường hướng tới nền kinh tế tri thức của Malaixia” đăng trên “Hội thảo kinh tế tri thức- Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam”.
20. GS TS Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức, xu hướng mới của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
96
21. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
22. Viện Chiến lược phát triển (5/2003), Yêu cầu và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong thời gian tới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ KH và ĐT. Chủ nhiệm đề tài: TS Lưu Bích Hồ. Hà Nội.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI, TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
23. APEC (11/2000), Towards knowledge-based-economic in APEC –
Report by APEC Economic Committee.
24. Clelio Compolina Diniz (Dec 2001), Knwoledge economy and regional development in Brasil – Paris.
25. David J.Skyrme (4/2000), “Intellectual capital asset”, Management Insight (No 24).
26. Debbie Ariyo (Jan. 2001), “Developing a Kwonledge-Driven Nigerian Economy”, An Economic Framework for the 21th Century.
27. Diane Coyle (1998), The Weightless World: Strategies for Managing the Digital Economy.
28. Lester C. Thurow (2000), Building wealth: The New Rules for Individuals, Companies and Nation in a Knowledge-Based Economy, Harper Business,.
29. OECD (2000). Knowledge – based Industries in Asia.
30. Peter F. Drucker (3 November, 2001), The next society - The economist.
31. Peter F. Drucker, (Oct, 1999), Beyond the Information Revolution, - The economist.
32. World Bank – Eropean Commission (Feb, 2002)– Building knowledge economies: Opportunities and Challenges for the EU accession countries (Final report of the Knowledge Economy Forum); Paris.