81
Ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ và những điều kiện kinh tế - xã hội khác (thị trường hóa, toàn cầu hóa…) đã tạo ra được những điều kiện thực tế khách quan cho phép nếu có chính sách khôn ngoan, phù hợp thì có thể rút ngắn được rất nhiều thời gian để “bắt kịp” trình độ công nghệ - kỹ thuật của các nước tiên tiến như các nền kinh tế mới (NIEs) đã từng thực hiện rất thành công. Vì phát triển nhanh các ngành công nghệ cao sẽ có hai tác dụng lớn: Thúc đẩy đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành và chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng gia tăng nhanh hàm lượng kinh tế tri thức.
3.2.2. Khai thông các kênh huy động nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức
Các lợi thế so sánh tiềm năng dù được xác định là to lớn đến đâu cũng sẽ trở nên ít ý nghĩa khi không có những nguồn lực được phân bổ vào đó đủ mức cần thiết để khai thác, phát triển. Vì vậy một vấn đề rất quan trọng là xác định rõ khả năng và giới hạn của việc huy động các nguồn lực cho phát triển.
Các nguồn lực hiện có của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm tắt như
sau:
- Về nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên của Việt
Nam tuy phong phú về chủng loại nhưng chỉ trừ một vài loại, còn đa số tính kinh tế của các loại tài nguyên không cao. Đặc biệt về tài nguyên đất nông nghiệp tính theo chỉ tiêu diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người thuộc loại thấp của thế giới. Đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, điển hình tỉnh Thái Bình diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người chỉ là 1,6 sào bắc bộ (1 sào=360 m2). Mà trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức về dài hạn không thể dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như một lợi thế nổi bật của Việt Nam.
- Về vốn và công nghệ: Đây là hai nguồn lực nổi trội quyết định sự phát triển kinh tế nhưng lại là yếu tố không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước đang
82
phát triển khác rất thiếu. Nên để khắc phục sự thiếu thốn và công nghệ này thì giải pháp đặt ra là:
+ Đối với trong nước: Tăng thu ngân sách để tăng nguồn đầu tư cho phát triển.
+ Đối với bên ngoài: Tăng cường các biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, kể cả vốn FDI lẫn ODA.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn nữa là để nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn. Có rất nhiều vụ tiêu cực xung quanh việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần phải thắt chặt hơn nữa việc quản lý nguồn vốn, tránh tình trạng sử dụng bừa bãi, gây thất thoát lớn cho nền kinh tế và làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài.
- Về nguồn tài nguyên con người: được coi là dồi dào, giá rẻ, có khả năng nắm bắt nhanh về công nghệ để chuyển giao. Trên thực tế có thể kết luận rằng, hoàn toàn có thể coi nguồn nhân lực như một loại lợi thế nổi bật của Việt Nam so với các yếu tố nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ vì:
+ Lao động Việt Nam được coi là đủ kiến thức cơ sở để học nghề một cách nhanh chóng.
+ Mức lương hiện tại thấp.
+ Việt Nam đang chuẩn bị bước vào thời kỳ dân số vàng.
Tuy nhiên, những lợi thế trên cũng có thể biến mất, thậm chí trở thành bất lợi khi không có chính sách tốt để biến lợi thế tiềm năng thành hiện thực.
Như vậy trong từng điều kiện cụ thể, chúng ta quyết định cần ưu tiên phát huy cho nguồn lực nào để góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
83
3.2.3. Đầu tư phát triển mạnh nguồn nhân lực
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức muốn thành công thì một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là con người, con người có tri thức, có tư duy mới và khả năng sáng tạo cao. Chính vì vậy hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đều tiến hành cải cách giáo dục để thích ứng với sự phát triển mới này. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế đó.
Để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, Nhà nước phải có những chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài như chủ trương “coi hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ giỏi đầu ngành trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như: Khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh, văn hóa nghệ thuật…phát huy hết năng lực của mình. Vì đơn giản rằng: “Có sử dụng tốt thì mới có nền giáo dục tốt. Có trọng dụng người tài thì mới có nhiều người tài”. Không để lẫn lộn giữa người tài và kẻ bất tài, không để cơ hội cho nhưng người không có năng lực mà giỏi chạy chọt, đối phó.
Xây dựng và thực hiện cơ chế đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, sàng lọc hợp lý, quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị để chất lượng đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, cần phải tiến hành song song việc nâng cao trình độ học vấn của nhân dân.
Tuy số người đi học hiện nay so với dân số khá cao, số người học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tăng khá nhanh, nhưng so với yêu cầu của hiện đại hóa dựa vào tri thức cũng như so với các nước đang phát triển nhanh xung quanh, thì tỷ lệ này của Việt Nam còn rất thấp. Xét về tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở bậc trung học, số sinh viên đại học, cao đẳng trên một vạn dân, nước ta kém xa Thái Lan, Philíppin, Malaixia.
Bảng 3.1: So sánh tỷ lệ đi học của Việt Nam với các nước trong khu vực năm học 2001 - 2002.
84
Thái Lan | Philippin | Malaixia | Việt Nam | |
Tỷ lệ đi học trong độ tuổi bậc trung học | 93% | 88% | 98% | 84% |
Tỷ lệ đi học trong độ tuổi bậc đại học, cao đẳng | 37% | 31% | 29% | 10% |
Tổng số sinh viên đang học đại học, cao đẳng | 2.155.000 | 2.467.000 | 557.000 | 785.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phân Bố Lao Động Có Trình Độ Cao Đẳng, Đại Học Và Trên Đại Học Ở Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh So Với Cả Nước Năm 2003
- Phát Huy Thành Công Khối Sức Mạnh Đại Đoàn Kết Dân Tộc.
- Những Quan Điểm Cơ Bản Nhằm Đẩy Nhanh Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Hiện Nay
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 12
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
(Nguồn: Education digest - 2004)
Và chất lượng giáo dục của Việt Nam không cao. Số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại hội thảo về chất lượng giáo dục (11/2003), cho thấy chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam không cao, chỉ đạt 3.79 (tính theo thang điểm 10); sự thành thạo về tiếng Anh đạt 2,62; sự thành thạo về công nghệ cao đạt 2,50. Trong số 12 nước châu Á đưa vào bảng thống kê, Việt Nam đứng thứ 11. Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số tổng hợp chất lượng giáo dục là 6,91 điểm; Xinhgapo thứ hai (6,81), song lại dẫn đầu về thành thạo tiếng Anh (8,33) và thành thạo công nghệ cao (7,83).
Điều đó đòi hỏi cần phải tiến hành ngay một cuộc cách mạng toàn diện trong giáo dục. Cải cách triệt để, sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, phương thức tổ chức quản lý giáo dục đào tạo. Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, thích nghi với sự phát triển, loại bỏ cách giảng dạy lỗi thời là nhồi nhét kiến thức. Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường : Công lập, Bán công, Tư thục…
Để sớm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức cần phát triển hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Vì trước đây quan niệm giáo dục cho rằng những kiến thức đã học ở
85
nhà trường đủ để cho người học một vốn tri thức và kỹ năng nhất định để có thể ra làm việc suốt đời thì hiện nay quan niệm đó đã lỗi thời. Mọi người đều phải học tập thường xuyên, quá trình đó kéo dài suốt đời để người đó luôn đủ kiến thức thích nghi với sự đổi mới và phát triển nhanh của khoa học công nghệ, của sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân ở bất cứ đâu, lúc nào cũng có thể tham gia học tập, nâng cao trình độ bản thân, như vậy cũng góp phần nâng cao trình độ của toàn xã hội.
Thúc đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, đào tạo, khuyến khích nhân dân và các tổ chức cá nhân ở nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển hệ thống giáo dục ở nước ta.
Tiếp cận với các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước bằng nhiều biện pháp như gửi sinh viên đi học ở các trường đại học danh tiếng nước ngoài, mời giáo sư nước ngoài đến Việt Nam tham gia giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm. Thực hiện liên kết giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường quốc tế khác trên thế giới nhằm đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, tấm bằng tốt nghiệp được các trường có uy tín trên thế giới công nhận.
3.2.4. Tăng cường năng lực khoa học, công nghệ quốc gia, phát triển mạnh thị trường công nghệ, thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu
Trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hệ thống khoa học và công nghệ đi đôi với phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ, thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu.
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa 8) và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa 9) chỉ rõ: “Một mặt, nhà nước tập trung sức chăm lo cho sự phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học cư bản, xây dựng các trung tâm khoa học quốc gia vững mạnh làm điểm tựa cho phát triển công nghệ, đảm bảo luận cứ khoa học cho định hướng phát triển đất nước. Mặt khác, nhà nước có khung pháp lý minh bạch, tạo môi trường kinh
86
doanh năng động, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở đó phát triển thị trường khoa học công nghệ, thúc đẩy sự ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ, giải phóng mọi năng lực sáng tạo”.
Nhà nước cần tạo môi trường phát huy tối đa năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thế giới. Đầu tư nghiên cứu khoa học cơ bản, tiếp thu và sớm làm chủ các công nghệ mới nhất, tiến tới tự sáng tạo ra các công nghệ đặc thù của mình.
Xây dựng và phát triển thị trường công nghệ, trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thị trường khoa học công nghệ sẽ phát triển. Kèm theo đó là một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp lý bảo vệ quyền lợi người sáng tạo và làm cho lợi ích của sáng tạo chia sẻ cho mọi người một cách tốt nhất.
Thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia. Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó chặt chẽ các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế.
Nhà nước tăng cường khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức các chương trình ứng dụng tiến bộ công nghệ để phát triển các vùng nông thôn trọng điểm, miên núi, hải đảo.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, khuyến khích thu hút các chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài giỏi về làm việc, quản lý tại các tổ chức khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.
Ban hành các cơ chế phù hợp, đảm bảo để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ. Tạo điều kiện thành lập và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ
87
mới, sáng chế mới. Có cơ chế chính sách và lộ trình rõ ràng để xóa bỏ ranh giới giữa nghiên cứu phát triển với sản xuất kinh doanh.
Nhà nước và doanh nghiệp lớn cần phát triển mạnh các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động đầu tư và phát triển các ngành công nghệ mới, công nghệ cao, làm hạt nhân cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghệ cao như khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh…tạo thành các khu công viên kỹ thuật cao, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Từng bước phát triển hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ. Nhà nước hỗ trợ việc hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và thực hiện yêu cầu phát triển bền vững.
3.2.5. Phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa 8) xác định rằng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo động lực bật mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hữu hiệu quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức diễn ra nhanh hơn, Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và bắt buộc tất cả các ngành, các lĩnh
88
vực đời sống kinh tế xã hội đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Vì công nghệ thông tin chính là ngành then chốt tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn xã hội.
Công nghệ thông tin có thể làm thay đổi hẳn tác phong làm việc, cách thức tổ chức quản lý, nếp sống, tư duy bằng các ứng dụng vô cùng thuận tiện của nó. Ví dụ: Phát triển mạnh chính phủ điện tử để làm cầu nối giữa nhà nước với công dân một cách nhanh chóng, minh bạch và dễ dàng hơn. Phát triển nền kinh tế bằng các hình thức như thương mại điện tử, ngân hàng điện tử. Tiến hành các hoạt động: học tập trên mạng, chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa… thu được kết quả rất cao và chi phí thấp.
Để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ, công nghệ số hóa cần phát triển và dần trở thành công nghệ cơ bản để đổi mới, từng bước tiến dần lên nền sản xuất tự động hóa. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối Internet và từng bước trở thành các doanh nghiệp tri thức.
Phát triển công nghệ thông tin về các vùng nông thôn, miên núi, hải đảo nhằm tạo nền tảng cơ sở hạ tâng thông tin viễn thông, để giúp các vùng nhanh chóng cập nhật kiến thức, thông tin đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, san bằng khoảng cách chênh lệch vốn kéo dài từ lâu giữa thành thị và nông thôn.
Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phát triển đối với ngành công nghệ thông tin nhất là ngành công nghệ phần mềm. Ưu tiên đầu tư trực tiếp, ưu đãi về thuế, nguồn nhân lực, đào tạo… để ngành công nghệ thông tin thực sự trở thành một ngành mũi nhọn, tạo ra những bước đi nhảy vọt cho nền kinh tế, đóng góp nhiều hơn nữa trong tổng GDP và xác lập được tên tuổi của Việt Nam trong cộng đồng khu vực và thế giới.
Tăng cường hoạt động của Uỷ ban chỉ đạo Nhà nước về Công nghệ thông tin trên quy mô toàn quốc, có tác dụng huy động các nguồn lực để phát