Những Hạn Chế, Bất Cập Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức

49

nóng sử dụng trong mùa đông, thiết bị chưng cất nước nước được ứng dụng nhằm cung cấp nước ngọt cho người dân vùng biển, vùng nước chua phèn, cho bộ đội ngoài hải đảo hoặc dùng trong công nghiệp.

Năng lượng mặt trời rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, với vị trí địa lý gần xích đạo, có tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt trung bình xấp xỉ 5 kw/m2/ngày - được đánh giá có tiềm năng về năng lượng mặt trời rất lớn.

Tính đến cuối năm 1999, cả nước đã lắp đặt được khoảng 70 thiết bị sấy, 70 thiết bị đun nóng, 600 dàn pin và hàng loạt thiệt bị chưng cất nước ở nhiều khu vực. Những thiết bị này hàng năm đã tạo ra một lượng điện năng đáng kể từ ánh sáng mặt trời cung cấp cho người dân, đồng thời tiết kiệm cho nhà nước nhiều tỷ đồng [40].

Hiện nay, Việt Nam cũng đang triển khai thực hiện một số dự án lớn như : Chương trình hoạt động năng lượng mới, xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng mới và tái tạo…do ngân hàng thế giới tài trợ.

Dự án cung cấp điện bằng hệ thống pin mặt trời cho 300 trung tâm xã thuộc các khu vực đặc biệt khó khăn do ủy ban dân tộc và phát triển miền núi làm chủ đầu tư.

Ngoài năng lượng mặt trời, Việt Nam cũng đang sử dụng năng lượng gió trong việc nghiên cứu ứng dụng các loại máy bơm nước, máy phát điện. Dự án điện gió lớn nhất đang được triển khai ở đảo Bạch Long Vĩ do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư.

Tuy hiện tại, kết quả đạt được trong các ngành năng lượng mới chưa cao, xong tin rằng với thời gian và sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, các ngành năng lượng mới sẽ dần thay thế và trở thành ngành trọng điểm của quốc gia.

50

2.1.5. Ngành công nghệ tự động hóa

Công nghệ tự động hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển công nghệ tự động hóa là một trong những yếu tố quyết định nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Ở Việt Nam, công nghệ tự động hóa đã có những thành tựu đáng kể. Từ chỗ trước đây chúng ta chỉ nghiên cứu, sửa chữa hệ thống tự động hóa các dây chuyền công nghệ nhập ngoại đến nay, đội ngũ khoa học đã nắm vững và làm chủ nhiều công nghệ tự động hóa hiện đại. Nhiều hệ thống điều khiển hiện đại đã được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, thay thế cho hàng nhập ngoại. Rất nhiều sản phẩm Việt Nam chế tạo đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với các sản phẩm của các nước tiên tiến, với giá thành thấp hơn nhiều lần so nhập ngoại. Có những sản phẩm đã giành được tín nhiệm của thị trường, được áp dụng rộng rãi, đã tiết kiệm rất nhiều ngoại tệ cho nhà nước và các cơ sở sản xuất.

Những sản phẩm đó có thể kể đến như: Hệ thống đo lường điều khiển trộn bê tông nhựa át phan, sản phẩm này đã đẩy lùi hoàn toàn các thiết bị ngoại nhập do giá thành rẻ, chỉ bằng 20 - 40% mà chất lượng và tính năng không hề thua kém hàng của các nước tiên tiến như Đức, Anh…Sản phẩm này hiện nay độc chiếm 100% thị phần trong nước, đẩy lùi hoàn toàn thiết bị nhập ngoại, mỗi năm tiết kiệm khoảng 40 triệu USD cho nhà nước.

Tự động hóa cũng đem lại những kết quả khả quan trong việc tăng năng lực sản xuất. Chẳng hạn, dây chuyền tự động hóa sản xuất phân NPK ở Nhà máy supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã đưa năng suất lên gấp đôi, giải phóng gần 300 lao động bổ sung cho các công việc khác của nhà máy. Đây là

51

dây chuyền tự động hóa sản xuất NPK hiện đại nhất Việt Nam, hoàn toàn do các kỹ sư trong nước tự nghiên cứu và thiết kế chế tạo. Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị và sắp cho ra đời dây chuyền NPK thứ ba với nhiều cải tiến và nâng cấp mới hơn nữa, giá thành lại rất cạnh trạnh, chỉ bằng 30% giá nhập ngoại [41].

Các nhà khoa học ngành công nghệ tự động hóa Việt Nam cũng đã tiếp cận được với những vấn đề hiện đại của thế giới như: Tự động hóa tích hợp, sử dụng robot trong các hoạt động sản xuất như robot được áp dụng tự động hóa tích hợp tại công ty cảng xăng dầu B12 Quảng Ninh, không những mang lại hiệu quả sản xuất cao mà còn giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Trước đây, robot còn khá xa lạ với nước ta, nhưng hai năm qua, robot đã bắt đầu xâm nhập các dây chuyền sản xuất đặc biệt ở những môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao hoặc rất độc hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động thì cần robot thay thế. Robot đã được sử dụng ở nước ta trong sản xuất vật liệu xây dựng, robot dùng để đo lượng khí độc ở hầm lò.

Hiện nay, có hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về khoa học công nghệ tự động hóa nhằm mở rộng ứng dụng robot đang được triển khai.

Bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển tự động hóa theo các chương trình nhà nước, việc ứng dụng tự động hóa của nhiều cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở sản xuất cũng đem lại kết quả rất khả quan. Điển hình là hệ thống tự động sản xuất bia, hệ thống tự động chế tạo thức ăn gia súc, hệ thống tự động xử lý rác thải, các hệ thống giám sát môi trường, các máy công cụ được công nghệ cao hóa, các hệ SCADA trong ngành điện lực, dầu khí. Những kết quả này đã góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua.

Với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội như vậy, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cho lĩnh vực tự động hóa ngày càng trở nên gần gũi, thu hút sự quan tâm của mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.

52

Khả năng của Việt Nam về lĩnh vực công nghệ tự động hóa là rất to lớn. Giải nhất cuộc thi robot quốc tế tại Nhật Bản của sinh viên Việt Nam đã chứng minh điều này.

Trong mục tiêu không xa, công nghệ tự động hóa ở Việt Nam sẽ hướng tới nghiên cứu và thiết kế các hệ thống tự động hóa sản xuất lớn thay thế nhập ngoại, nhằm ứng dụng vào các ngành sản xuất quan trọng, trực tiếp liên quan đến xuất khẩu như ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, thực phẩm, các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, da giày, chế tạo máy và bảo vệ môi trường. Đồng thời xúc tiến ứng dụng tự động hóa vào những ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, cơ khí chế tạo…nhằm sản xuất được một số cấu kiện điện tử quan trọng. Đây dần sẽ trở thành cơ sở phục vụ cho sự phát triển tự động hóa một cách tự chủ và bền vững.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng chủ trương tiếp cận với nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới về tự động hóa để chuyển giao công nghệ và hội nhập có hiệu quả như tự động hóa tích hợp, các thế hệ robot, các hệ SCADA diện rộng, các hệ phóng sinh cũng hết sức cần thiết. Đặc biệt sự kết hợp, tương trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, tự động hóa, viễn thông…chắc chắn sẽ giúp cho Việt Nam tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và đa dạng trong thời gian tới.

2.2. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện còn có rất nhiều hạn chế, bất cập. Quá trình này mới bắt đầu khởi động ở nước ta.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, tri thức, công nghệ mới đã góp phần tạo ra trên 30% sự tăng trưởng liên tục tổng sản lượng lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha gieo trồng đã tăng từ 13,5 triệu đồng (1996) lên 17,5 triệu đồng (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng chế biến nông sản của nước

53

ta còn thấp, hầu hết dưới 50%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn, lúa 13-15%, rau quả 25-30%, lương thực 13%, đường thủ công 30-40%.

GDP tuy đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản nhưng vẫn chưa phản ánh cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế tri thức. Tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ năng lượng mới, công nghệ chế biến…thấp vẫn đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng của hàng xuất khẩu thô chưa qua chế biến lớn, tỷ trọng hàng gia công cao, những ngành có trình độ công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn chiếm tỷ trọng thấp. Ngành công nghiệp tuy giữ tỷ trọng lớn nhưng yếu tố hiện đại hóa chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Đặc biệt những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, tính chất xã hội hóa còn thấp, chủ yếu trông chờ vào ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam, thì ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2005 là 20,9%GDP, công nghiệp chiếm 41% GDP và dịch vụ chỉ là 38,1% GDP, so với thế giới thì sự cách biệt đó ngày càng xa. Hiện nay bình quân toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp chỉ còn 5%, tỷ lệ dịch vụ đã là 61%. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch kém hiệu quả của nền kinh tế nước ta.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức của nước ta có những hạn chế như sau :

54

2.2.1. Hạn chế về mặt bằng công nghệ quốc gia

Theo phân tích của AUSTIN, Việt Nam về khoa học công nghệ đứng thứ 58/60 nước so sánh năm 2000 và theo WEF đứng thứ 71 trong 75 nước. Năng lực phát triển khoa học công nghệ quốc gia còn rất hạn chế. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học nói chung dưới 0,5% GDP (toàn bộ các nguồn đầu tư chưa tới 200 triệu USD so với 40 tỷ USD của GDP) [42].

Hiện nay, Việt Nam vẫn phổ biến những công nghệ mang tính truyền thống, lạc hậu. Các công nghệ mới, công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất còn rất hạn chế, nhất là trong những lĩnh vực ưu tiên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức.

Ngoài ra, cơ cấu công nghệ chưa gắn kết, chưa trở thành cơ sở cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế trong những năm gần đây chuyển dịch nhanh hơn là nhờ có sự tham gia của các dự án liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực khai thác và dịch vụ nhưng cơ cấu, công nghệ được bổ sung và đưa vào sản xuất chỉ ở mức độ trung bình.

Trình độ công nghệ của Việt Nam còn rất thấp, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành lại cao, làm cho năng lực cạnh tranh thấp. Các sản phẩm làm ra có khi bị mất thị trường ngay trong nước và rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của của các nước khác trên thị trường thế giới. Thiết bị công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến - ngành công nghiệp có thế mạnh của nước ta - hiện nay lạc hậu so với trình độ công nghệ của thế giới 10-15 năm.

Tốc độ đổi mới công nghệ cũng rất thấp, hiện nay ở nước ta vào khoảng 8-10%/năm, trong khi nhiều nước trong khu vực có tốc độ đổi mới 15-20%/năm. Điều này cho thấy những hạn chế của chúng ta trong việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh trạnh của sản phẩm trên thị trường cũng như khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo những định hướng đã đề ra.

55

Mặc dù trong thời gian qua chúng ta đã đạt được những tiến bộ về đổi mới công nghệ nhưng vẫn chưa tạo ra cơ sở vững chắc cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Những đổi mới đó chưa diễn ra đều khắp và chưa tập trung vào những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chủ trương đã có của Nhà nước về phát triển các ngành công nghệ cao diễn ra rất chậm chạp. Có thể nêu ra nhiều ví dụ về sự chậm chạp này như việc triển khai xây dựng khu công nghệ cao Hòa lạc, khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Đổi mới cơ chế chính sách, một khối lượng khá lớn các công việc được kết luận tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa 9) vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nói chung, về công nghệ cao nói riêng chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp để thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý, chính sách phát triển chậm đổi mới, chưa gắn kết kinh tế với khoa học và công nghệ để kích cầu cho sự phát triển công nghệ cao.

Và cuối cùng, nguồn lực cho sự phát triển công nghệ cao còn quá hạn hẹp, chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ công nghệ cao, đặc biệt là thiếu tri thức trong việc chuyển từ kiến thức thành công nghệ. Các kết quả nghiên cứu phần lớn dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, rất ít khi được triển khai thực tế.

Về công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam nói chung thứ hạng còn rất khiêm tốn.

Bảng 2.2: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông năm 2000


Những chỉ số so sánh

Việt Nam

Đông á

Thế giới

Điện thoại cố định / 1000 dân

50

109

158

Điện thoại di động / 1000 dân

19

70

86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 7

56


Máy thu thanh / 1000 dân

107

302

420

Máy vi tính / 1000 dân

11

21,7

68,4

Tỷ lệ truy cập internet (% dân số)

2.35 %

4,82 %

9,37 %

Số máy chủ internet

172

51,943

562,371

(Nguồn ITU data 2000 và VNPT data 12/2003)


Xét về hầu hết các mặt thì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam còn thấp hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới.

Mạng viễn thông đường trục liên tỉnh và quốc tế của Việt Nam tuy đã được mở rộng nhưng giá cả vẫn cao hơn nhiều so với nhiều nước.

Bảng 2.3: Bảng so sánh giá cước viễn thông của Việt Nam và các nước năm 2001

Loại hình viễn thông

Đơn vị

tính

Thái

Lan

Trung

Quốc

Trung bình

khu vực

Việt

Nam

ĐTDD (270phút/tháng)

USD/tháng

33,04

32,06

35,67

47,69

Điện thoại quốc tế

USD/phút

0,857

0,844

0,875

1,870

Đường internet trực tiếp 64K

USD/tháng

879

1248

1042

1446

(Nguồn: Báo tuổi trẻ, thứ tư, ngày 21/8/2002, trang 3)


Giá cả cao một phần do sự độc quyền doanh nghiệp thông tin và viễn thông gây ra. Thêm nữa lượng truy cập mạng viễn thông và Internet của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới và phân bổ không đồng đều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023