Tình Hình Phân Bố Lao Động Có Trình Độ Cao Đẳng, Đại Học Và Trên Đại Học Ở Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh So Với Cả Nước Năm 2003

57

Phần lớn các thuê bao Internet vẫn tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ và chất lượng truy cập Internet cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.

Bên cạnh đó, nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn nghèo nàn, không hớp dẫn, nội dung chưa đa dạng, phong phú và chưa được cập nhật thường xuyên. Độ kết nối giữa các cơ quan nhà nước và độ tương tác của giao diện còn thấp.

Về ngành công nghiệp phần mềm, mặc dù Chính phủ cũng đã quan tâm, đầu tư và có nhiều ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai nhưng nhìn chung các công ty phần mềm của Việt Nam có năng suất và doanh số chưa cao.

Ngành công nghiệp phần cứng máy vi tính vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thị trường công nghệ thông tin Việt Nam (80 - 90% số lượng máy tính bán ra trên thị trường là lắp ráp trong nước) và phần lớn mới chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính và sử dụng các linh kiện nhập khẩu nước ngoài, hầu như không có hoạt động nghiên cứu, sản xuất nào khác.

Về thương mại điện tử - một trong những ứng dụng rổng rãi nhất của công nghệ thông tin vẫn còn rất xa lạ, mới mẻ với người dân và các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp rất thờ ơ, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa biết thế nào là thương mại điện tử, rất ít các công ty chào hàng những sản phẩm của mình trên internet. Chỉ một số nhỏ doanh nghiệp sử dụng e-mail đều đặn để thông báo cho khách hàng mức giá hiện thời.

Thực tế này khá ảm đạm cho đất nước đã nối mạng gần 10 năm nay và số lượng thuê bao tăng mạnh trong thời gian qua. Có ý kiến cho rằng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với thương mại điện tử xem ra vẫn là chuyện khó, không chỉ về khả năng hạn chế về vốn, trình độ công nghệ mà còn là thói quen, tập quán và văn hóa kinh doanh chưa bắt kịp với thời đại thông tin và chưa thực sự có niềm tin vào thương mại điện tử.

58

Các ngành công nghệ mũi nhọn khác như: Công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ sinh học tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo được sự chuyển biến có chất lượng cao, chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại. Các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm chưa được đầu tư thích đáng, phần lớn các phòng thí nghiệm rất lạc hậu và ở nhiều nơi, các phòng thí nghiệm hầu như không có trang thiết bị và các điều kiện tối thiểu để tiến hành các thí nghiệm. Và tất nhiên, đối với các ngành công nghệ cao, nếu không có các phòng thí nghiệm tốt thì sẽ không thể có được các nhà khoa học có trình độ.

Ở Việt Nam số lượng các nhà khoa học làm về công nghệ cao vào loại thấp nhất thế giới. Ví dụ đối với ngành công nghệ gen: Nước Mỹ với dân số 200 triệu người có trên 20.000 nhà khoa học làm công nghệ gen. Australia với dân số 18 triệu có đến 2000 nhà khoa học công nghệ gen, còn Việt Nam với gần 80 triệu dân mới chỉ có con số khiêm tốn là hàng chục các nhà khoa học làm công nghệ gen [43].

Vấn đề tiếp theo là chất lượng và trình độ các nhà khoa học. Do những khó khăn khác nhau, đặc biệt là ít hoặc chưa được đào tạo và đào tạo lại, thiếu thông tin và thiếu các phương tiện nghiên cứu nên trình độ của đội ngũ này ít được cập nhật và không theo được những tiến bộ của khoa học công nghệ thế giới.

2.2.2. Hạn chế của thể chế kinh tế thị trường

Qua nhiều năm đổi mới, đất nước ta đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy vậy, nền kinh tế thị trường của nước ta mới ở giai đoạn sơ khai, chưa đạt đến trình độ một nền kinh tế thị trường hiện đại, còn nhiều hạn chế cả trong cơ cấu và cơ chế vận hành.

Trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa ở nước ta còn thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu và chuyển dịch chậm, phân công lao động xã hội kém phát triển. 80% dân cư sống ở nông thôn, 60% số người trong độ tuổi lao động làm

59

việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất lương thực vẫn là ngành sản xuất chính chiếm đại bộ phận diện tích đất canh tác, tỷ suất hàng hóa lương thực thấp, công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ yếu, ở vùng núi, vùng sâu vẫn còn kinh tế tự nhiên.

Trong nền kinh tế, các ngành có hàm lượng trí tuệ, kỹ thuật cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển thấp, trình độ công nghệ của nước ta thua kém nhiều lần so với mức trung bình của thế giới. Điều đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động thấp, hàng hóa và dịch vụ thiếu sức cạnh tranh ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của người dân.

Năm 2000, GDP bình quân của một người dân Việt Nam đạt mức 400 USD. Năm 2005 nâng lên 640 USD. Tuy thu nhập bình quân đầu người có nâng lên nhưng Việt Nam vẫn được xếp vào những nước nghèo trên thế giới.

Về cơ cấu thành phần kinh tế, chúng ta chủ trương kiến tạo một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tạo điều kiện để các thành phần khác phát huy tiềm năng của mình.

Thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp đã giảm xuống nhưng tỷ trọng lại tăng lên. Nhưng điều đáng chú ý là qua nhiều lần tổ chức sắp xếp lại số doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lớn, việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm nên chưa tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa tận dụng và phát huy hết nguồn lực nhà nước giao cho như đất đai, tài nguyên.

Mặc dù được đầu tư nhiều và hưởng nhiều ưu đãi hơn song khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không có khả năng độc lập tham gia đấu thầu quốc tế mà thường phải liên doanh với

60

các doanh nghiệp nước ngoài nên chịu nhiều thiệt thòi. Khu vực kinh tế Nhà nước còn nắm độc quyền trong nhiều ngành kinh tế nhưng hoạt động kém hiệu quả, các khu vực kinh tế khác (dân doanh) chủ yếu có quy mô nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm. Hơn nữa, trong thực tế còn bị phân biệt đối xử khó tiếp cận được những nguồn tài chính tín dụng trong các dự án của nhà nước.

Khu vực kinh tế dân doanh trong nước có xu hướng sụt giảm tốc độ tăng trưởng từ năm 1996. Với tỷ trọng trên dưới 50% GDP sự giảm sút ở khu vực này là rất đáng ngại vì đây là bộ phận hết sức nhạy cảm, liên quan đến chính sách và sự điều hành của Nhà nước. Khu vực này đã, đang và sẽ đóng góp vào những thành tựu của công cuộc chuyển đổi kinh tế ở nước ta. Vì vậy, để tạo điều kiện cho kinh tế dân doanh phát triển, hoạt động có hiệu quả, có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà và trên thị trường quốc tế thì cần nhiều chính sách và giải pháp hơn nữa từ phía nhà nước.

Các thị trường ở nước ta còn kém phát triển và hoạt động chưa đồng bộ. Sự cạnh tranh trên thị trường còn nhiều yếu tố bất bình đẳng. Vì vậy cơ chế thị trường khó có thể phát huy những tác động tích cực trong việc phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội như đất đai, lao động, nguồn vốn…

Thị trường quốc gia thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ. Một phần do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong nước và một mạng lưới lưu thông hàng hóa thống nhất.

Thị trường hàng hóa - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu…).

Thị trường lao động - thị trường công nghệ mới manh nha.

Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ, xong vẫn còn trắc trở và chưa thực sự đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh.

61

Thị trường chứng khoán qua hơn sáu năm hoạt động với hiệu quả nghèo nàn, có lẽ còn lâu mới có thể trở thành phong vũ biểu cho nền kinh tế như các nước phát triển.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác điều hành vĩ mô của nhà nước gặp nhiều lúng túng cả về nội dung, phương pháp và công cụ điều hành. Xác định các cân đối lớn, định hướng nền kinh tế bằng phương pháp dự báo là việc làm chưa quen, thiếu sự chuyển bị tài liệu cơ bản. Sử dụng các công cụ thuế, lãi suất, dự trữ quốc gia chưa có kinh nghiệm. Vai trò của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường.

Hệ thống luật pháp và các công cụ quản lý nền kinh tế thị trường chưa đồng bộ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng chức quyền, tham nhũng, thậm chí cản trở công cuộc đổi mới của một số không nhỏ cán bộ công chức Nhà nước, do đó nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra rất chậm đi vào cuộc sống.

Môi trường pháp lý còn thiếu nhiều đạo luật kinh tế, các chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế chưa rõ nét tạo ra tâm lý e ngại thị trường.

Trong lĩnh vực đối ngoại, sự hình thành thị trường trong nước gắn với việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thua xa so với hầu hết các nước khác. Các hoạt động còn thiếu chiến lược. Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước thiếu thống nhất. Viện trợ quốc tế tuy có tăng hơn trước nhưng quản lý tiếp nhận và sử dụng kém hiệu quả, mức độ giải ngân thấp ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng nguồn vốn này.

Hệ quả tất yếu của sự yếu kém trong cơ chế và chính sách quản lý là hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay và viện trợ nước ngoài thấp, còn để xảy

62

ra thất thoát, lãng phí và tiêu cực… Điều đó dẫn đến hậu quả là hệ số ICOR có xu hướng tăng từ 3,5 năm 1996 lên đến 4,0 - 5,0 trong những năm gần đây và nguy cơ tụt hậu xa hơn về nền kinh tế vẫn là thách thức gay gắt đối với nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai.

2.2.3. Hạn chế về nguồn nhân lực

Theo số liệu của Bộ Khoa học công nghệ, trong nhiều thập kỷ qua tính đến năm 2005, Việt Nam đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30.000 người có trình độ trên đại học (trên

14.000 tiến sỹ và 16.000 thạc sỹ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật. Mặc dù đó chứng tỏ sự cố gắng của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển đất nước. Xong, số người chúng ta đào tạo được so với số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì quá ít ỏi, chỉ chiếm khoảng 1/5 lực lượng lao động, biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu của lực lượng lao động chia

theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước năm 2003


1

2


3


4


5


6

63

1. Công nhân kỹ thuật: 2,7 %

2. Sơ cấp có chứng chỉ nghề: 6,67 %

3. Công nhân kỹ thuật có bằng: 3,28 %

4. Trung học chuyên nghiệp: 4,01 %

5. Cao đẳng, đại học và trên đại học: 4,47 %

6. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật: 78,77 %


(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2003, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2004)

Như vậy, hầu hết lực lượng lao động của nước ta không có chuyên môn kỹ thuật, chiếm đến 78,77%, số lao động có tay nghề chỉ là 21,23%. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,47%.

Con số đó quả là quá khiêm tốn, minh chứng hiển nhiên về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao ở nước ta. Đó là một trong những nhân tố làm cho đất nước không có nhiều thành tựu trong những lĩnh vực trọng yếu nhằm phát triển đất nước như khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa, xã hội…

Nguồn nhân lực có chất lượng rất ít ỏi và phân bố không đều trên cả nước mà tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các trí thức sau khi được đào tạo không mặn mà lắm khi trở về xây dựng quê hương nơi mình đã sinh ra, mà thường thích bám trụ tại Hà Nội và các thành phố lớn.

Bảng 2.5: Tình hình phân bố lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước năm 2003

Tỉnh / thành phố

Lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Cả nước

1.870.315

100,00

Hà Nội

331.685

18,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 8

64


Thành phố HCM

295.058

16,00

Trung bình cả nước

30.666

1,64

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2003, Nxb LĐ – XH, Hà nội, 2004)

Như vậy, tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 34% lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Điều đó gây nên sự mất cân đối trong phân bố lực lượng lao động. Ở các thành phố tập trung quá nhiều lao động mà nguồn việc thì có hạn, dẫn đến các kỹ sư, công nhân, bác sỹ…phải làm trái ngành. Trong khi các vùng nông thôn, miền núi thì nguồn nhân lực rất thiếu thốn, nên không có động lực phát triển kinh tế - xã hội, làm cho cuộc sống vốn khó khăn càng khó khăn hơn.

Bên cạnh sự ít ỏi về nguồn lao động có tay nghề cao và sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền thì một thực trạng rất đáng ngại đó là chất lượng hay khả năng phát huy của đội ngũ các bộ khoa học công nghệ, vốn được coi là nòng cốt của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức nói riêng.

Bảng 2.6: Khả năng phát huy tác dụng của cán bộ khoa học công nghệ

Đơn vị :%


Đối tượng

Khả năng phát huy

Lãnh đạo

Cán bộ có

học vị cao

Chuyên môn

nghiên cứu

Phát huy tốt

35,20

34,90

36,02

Phát huy được

38,07

37,30

37,29

Ít phát huy

26,73

27,80

26,69

(Nguồn : Đánh giá tiềm năng khoa học công nghệ,

NXB Thống kê, Hà Nội, 2000)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023