Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 6

41

trong việc đào tạo về thương mại điện tử cho đông đảo các doanh nghiệp trên cá nước.

Như vậy, thương mại điện tử tuy còn khá non trẻ ở Việt Nam nhưng đã gặt hái được những thành công bước đầu. Tuy còn có nhiều hạn chế xong những gì đã đạt được là tương đối khả quan, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.

2.1.2. Ngành công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ sinh học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật, động vật.

Hiện nay, công nghệ sinh học thường được xem là bao gồm các loại công nghệ và kỹ thuật chủ yếu sau: Kỹ thuật di truyền, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô, công nghệ enzym.

Việt Nam là một nước nhiệt đới có khu hệ sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật) hết sức phong phú và đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên này cung cấp những nguồn gen phong phú và quý hiếm cho chọn lọc lai tạo phôi và phát triển kỹ thuật di truyền, nguồn nguyên liệu phong phú cho các quá trình công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.

Nguồn bức xạ mặt trời dồi dào và phân bố đều trong năm là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp 3 - 4 vụ trồng trọt, năng suất cao trong năm, cung cấp nguyên liệu phong phú (tinh bột, đường, sinh khối) cho sự phát triển công nghệ sinh học.

Nghị quyết 18/CP (1994) của Chính phủ khẳng định: Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới..), công nghệ sinh học sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất

42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiên đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiến vào thế kỷ 21.

Về năng lực nghiên cứu triển khai công nghệ sinh học. Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã triển khai và thu được nhiều kết quả tốt trong việc tăng cường tiềm lực công nghệ sinh học, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 6

Về công nghệ vi sinh, chúng ta đã xây dựng công nghệ sản xuất các sản phẩm enzym, sinh khối giàu protein, phân vi sinh vật, thuốc trừ sâu vi sinh vật, vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.

Về công nghệ tế bào thực vật: Hiện tại chúng ta đã làm chủ và tạo công nghệ nhân in vitro cho nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Kỹ thuật cứu phôi cũng đã được áp dụng đối với một số loài mà hạt có sức sống kém hoặc khi tiến hành lai xa. Các nhà khoa học cũng đã hoàn thiện quy trình tái sinh cây có múi bằng phôi vô tính kết hợp với công nghệ vi sinh ghép đỉnh sinh trưởng để nhân nhanh và tạo giống cây sạch bệnh.

Về công nghệ tế bào động vật: Đã thử nghiệm kỹ thuật cấy ghép truyền hợp phôi và có những thành công đối với bò, tiếp đến là những thành công trong việc sử dụng kỹ thuật bảo quản lạnh sâu đối với tinh trùng lợn và dê.

Công nghệ enzym: Hiện nay, công nghệ enzym được ứng dụng trong chế biến lương thực, thực phẩm nhằm làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Một số kết quả tốt thu được trong nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất vacxin nhược độc, vô hoạt phòng bệnh cho gia súc gia cầm. Đã thu được một số kết quả trong việc sử dụng công nghệ enzym để chế biến thực phẩm như : Sản xuất chế phẩm đậu tương lên men từ vi khuẩn Bacillus subtilis nato, chế phẩm Iturin A để bảo quản nông sản và bảo vệ cây trồng. Đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất axit amin L-lysin, methionin từ phế phụ phẩm của công nghiệp đường.

43

Công nghệ gen: Công nghệ gen ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Ở nước ta hiện tại chỉ có một vài phòng thí nghiệm về công nghệ gen. Các nhà khoa học đang có một số công trình nghiên cứu đi sâu về gen thủy phân và lên men tinh bột, gen hóc môn sinh trưởng ở cá, gen chống chịu úng, hạn, lạnh ở cây lúa, gen tổng hợp độc tố ở BT, ứng dụng kỹ thuật nhân gen (PCR) trong nhận dạng người đặc biệt ứng dụng trong chẩn đoán bệnh và kỹ thuật hình sự.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam đã có những thành công rất lớn. Tiêu biểu là việc hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao. Khu nông nghiệp công nghệ cao là các khu đa chức năng nhằm nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, trình diễn công nghệ mới và chuyển giao công nghệ. Khu nông nghiệp công nghệ cao là trung tâm từ đó lan tỏa công nghệ, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đảng và Chính phủ cũng rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng 19 mô hình ứng dụng công nghệ cao ở 21 tỉnh thành và 9 doanh nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao đã hình thành.

Điển hình tại Đà Lạt, với 40 phòng nuôi cấy mô tư nhân đang hoạt động có hiệu quả nhằm sản xuất hoa và rau, mang lại giá trị sản lượng cao 605 triệu đồng/ha đối với hoa và 150 triệu đồng/ha đối với rau [38].

Hà Nội và Hải Phòng, việc ứng dụng công nghệ cao để trồng hoa và rau trong nhà kính có hệ thống điều khiển tự động mở ra một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có khá nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đã có 1663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, mang lại giá trị 120 - 150 triệu đồng/ha [38].

44

Sự xuất hiện của các khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới, thuận tiện cho sự chuyển dịch cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất, thành ưu thế thị trường, tạo cơ hội việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. Phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức, hình thành tầng lớp công nhân nông nghiệp, tay nghề cao, làm chủ công nghệ mới.

Bên cạnh đó, các thành tựu mới nhất về công nghệ sinh học được áp dụng trong lĩnh vực y tế: Như lĩnh vực sản xuất vác xin, trình độ công nghệ của chúng ta đã đạt trình độ tiên tiến thế giới, sản xuất ra đực những sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Mỹ và Nhật đã được xuất sang Nhật Bản.

Công nghệ sinh học đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam, mỗi năm các sản phẩm do các tổ chức khoa học và công nghệ sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học mang lại cho đất nước hàng ngàn tỷ đồng. Kết quả đó đạt được một phần do sự nỗ lực của đội ngũ các nhà khoa học.

Đội ngũ các nhà khoa học có trình độ về công nghệ sinh học đào tạo hàng năm đã vượt qua nhiều khó khăn để phát huy tác dụng trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và trong sản xuất kinh doanh.

Đầu tư phát triển ngành công nghệ sinh học luôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2000 - 2005, ngân sách nhà nước đã đầu tư khoảng 2 triệu USD để xây dựng và nâng cấp mạng lưới các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu làm việc.

Như vậy, với sự nỗ lực của nhiều năm và nhiều thế hệ, năng lực nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực công nghệ sinh học của chúng ta đã nâng lên một bước. Một số phòng thí nghiệm đã có đủ trình độ giải quyết một số vấn

45

đề mà nền kinh tế quốc dân đòi hỏi, có khả năng tiếp thu một cách chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và từng bước vận dụng chúng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Song đánh giá một cách nghiêm túc, chúng ta thấy trình độ ngành công nghệ sinh học của nước ta còn rất hạn chế so với các nước trong khu vự và cộng đồng quốc tế.

2.1.3. Ngành công nghệ vật liệu mới

Công nghệ vật liệu mới cũng là một trong bốn ngành khoa học công nghệ ưu tiên trọng điểm của nước ta.

Mục đích của công nghệ vật liệu mới là chế tạo những vật liệu có những tính năng đặc biệt như: Chịu được nhiệt độ siêu cao, chịu được áp lực siêu cao, chịu cường độ siêu cao, chuyển tải thông tin tốc độ siêu cao và siêu dẫn dưới nhiệt độ thường.

Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong ngành công nghệ mới này. Vật liệu composit trên nền thủy tinh ứng dụng trong công nghiệp đang phát triển mạnh. Các sản phẩm composit đã được sản xuất và ứng dụng rộng rãi trên thị trường, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nhằm chế tạo các ca nô cao tốc, ứng dụng chống ăn mòn trong công nghiệp hóa chất.

Nước ta đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu composit có tính năng cao. Vật liệu trên cơ sở sợi cácbon và nhựa epoxy, ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật cao, vật liệu composit chống cháy với tổ hợp ba lớp có cấu trúc tổ ong nhẹ, bền, ứng dụng trong hàng không.

Các cơ sở khoa học hiện đang triển khai nghiên cứu vật liệu polyme - nano composit ứng dụng biến tính PVC, epoxy, PA, cao su kỹ thuật. Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hấp thu sóng rada (vật liệu tàng hình) ứng dụng trong lĩnh vực quân sự và một số lĩnh vực khác.

46

Viện công nghệ hóa học nghiên cứu thành công vật liệu hút giữ nước phục vụ chống hạn cho cây trồng và vật liệu hút dầu cũng như thiết bị tách dầu nước.

Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng ở nước ta:

- Nghiên cứu chế tạo thành công quy trình đúc gang hợp kim có độ bền cao, sử dụng các thiết bị chịu ma sát cao.

- Hoàn thiện vật liệu siêu nhẹ ba lớp ứng dụng trong hàng không.

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất đập cao su có giá thành bằng 2/3 gái nhập ngoại.

Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện công nghệ chế tạo xuồng cứu sinh chịu lửa và thử nghiệm xuồng cứu sinh chịu lửa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả rất khả quan, được các cơ sở quốc tế đánh giá cao.

Một phân ngành nữa của công nghệ vật liệu mới là công nghệ nanô cũng có những kết quả bước đầu. Công nghệ nanô đã trở thành một hướng nghiên cứu ưu tiên trong chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam từ năm 2004.

Công nghệ nanô liên kết vật lý, hóa học và khoa học về sự sống với công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ hóa học và công nghệ sinh học, kết tinh những thành tựu mới nhất của nhiều ngành khoa học tự nhiên và nhiều lĩnh vực công nghệ. Công nghệ nanô đang nhanh chóng làm thay đổi chất lượng cuộc sống theo hướng chế tạo ra các linh kiện ngày càng nhỏ hơn, hoạt động nhanh hơn mà giá thành rẻ hơn.

Công nghệ nanô luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Năm 2004, nhà nước đã quyết định đầu tư 4,3 triệu USD để xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ nanô tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu mở hướng nghiên cứu trọng điểm về công nghệ nanô trong chương trình nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì [39].

47

Điều đó đã dẫn đến một kết quả là những sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ nanô ra đời. Đó là sản phẩm mực in máy tính bằng công nghệ nanô của một doanh nghiệp khoa học trong khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất thành công và đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

Tuy còn non trẻ, chưa được hai năm xây dựng và trưởng thành, nhưng những thành công bước đầu đã chứng minh khả năng phát triển công nghệ nanô ở nước ta.

Sự ra đời của công nghệ nanô không chỉ tạo cơ hội thuận lợi chưa từng thấy để đưa nền khoa học Việt Nam tiến lên sánh vai với bạn bè thế giới mà trước hết trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cũng đặt nền sản xuất công nghiệp trước những thách thức mới.

Theo dự báo, nhờ có công nghệ nanô việc xây dựng các nhà máy công nghiệp dầu khí và hóa chất nước ta sẽ có được các chất xúc tác mới với tính năng hoàn hảo hơn sẽ làm thay đổi và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong khu vực, cũng như trên thế giới.

Đó là những thành tựu tiêu biểu nói lên sự nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng và phát triển các ngành khoa học công nghệ nói chung và các công nghệ vật liệu mới nói riêng.

2.1.4. Ngành công nghệ năng lượng mới

- Về năng lượng nguyên tử:

Năm 1976, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Viện Nguyên tử Việt Nam nhằm nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào các lĩnh vực y học, xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường …cũng như trong phát triển ngành năng lượng nguyên tử của đất nước.

Thành công đầu tiên phải kể đến là công trình hồi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được thực hiện với chất lượng cao, đảm bảo tuyệt

48

đối an toàn. Thành công tiếp theo là nghiên cứu chuyển giao công nghệ chiếu xạ phục vụ phát triển kinh tế.

Kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ được Viện áp dụng có hiệu quả để nâng cao hiệu suất thu hồi dấu trong khai thác đầu của liên doanh dầu khí Vietso petro và giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong thăm dò, khai thác dầu khí.

Về y tế, với kỹ thuật đồng vị phóng xạ, viện đã hỗ trợ mạng lưới cơ sở y học hạt nhân với 20 cơ sở trong cả nước phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân như các thiết bị xạ trị và X - quang cũng như công nghệ mới như xạ trị áp sát, khử trùng dụng cụ y tế.

Viện đang nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam đã được triển khai có hệ thống, bao gồm một loạt vấn đề về công nghệ, an toàn, kinh tế, địa điểm, nhân lực, môi trường… làm cơ sở để Chính phủ có những quyết định chỉ đạo phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Như thành lập tổ công tác chỉ đạo -nghiên cứu phát triển điện hạt nhân cho phép nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử, nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và nghiên cứu lập báo cáo tính khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Với những thành công bước đầu, chứng tỏ khả năng của Việt Nam trong việc khai thác năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, góp phần phát triển các mặt kinh tế - xã hội của đất nước.

- Năng lượng mặt trời :

Ánh sáng măt trời là một kho năng lượng vô cùng quy giá, có ưu thế vừa rẻ, vừa sạch lại gần như vô tận, bởi thế nó đã sớm được con người nghĩ đến và tìm cách khai thác.

Ở nước ta, từ hơn 20 năm trở lại đây đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như: Thiết bị sấy dùng làm khô các loại nông sản, hải sản hoặc dược liệu, thiết bị đun nóng được lắp đặt tại các trường học, bệnh viện hay tại các hộ gia đình để lấy nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023