Trình Độ Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Bắc Ninh



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2008

So với cả nước, năm 2007 tỷ trọng lao động trong nông - lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh còn chiếm 54,97% cao hơn so với cả nước là 54,568%. Ngược lại tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ của tỉnh chỉ chiếm 17,66%, nhỏ hơn so với tỷ trọng của cả nước là 25,88%. Đó là do dân số của tỉnh sống chủ yếu ở nông thôn, mà phần đông làm nông nghiệp. Nhưng nếu so với cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh ta thấy: lao động nông nghiệp chiếm 54,97% lại chỉ tạo ra 18,65% giá trị tăng thêm; trong khi đó, lao động nông nghiệp cả nước chỉ chiếm 54,568% tạo ra được 20,25% giá trị tăng thêm (theo giá thực tế). Điều này cho thấy ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế về chất lượng nguồn lao động.

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu lao động theo ba ngành kinh tế Nông lâm nghiệp thuỷ 1

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu lao động theo ba ngành kinh tế Nông lâm nghiệp thuỷ 2

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo ba ngành kinh tế


Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Năm 2007, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng chiếm

27,37%, cao hơn so với cả nước là 19,556%. Có được kết quả này trước tiên phải kể đến tốc độ tăng trưởng liên tục duy trì ở mức cao của ngành công nghiệp - xây dựng và số lượng các cơ sở tham gia vào sản xuất công nghiệp. Các đơn vị này đã tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001-2007 nên thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động từ ngành nông nghiệp. Theo số liệu tại thời điểm 31/12/2001 có 67.618 lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất công


nghiệp, nhưng đến 31/12/2007 đã tăng lên 159.319 lao động, tức là sau 6 năm các cơ sở công nghiệp đã thu hút thêm được 91.701 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15.283,5 người. Đây là con số đáng kể trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 5,4% năm 2001 xuống còn 4,08% năm 2005 và 3,6% năm 2007, đồng thời tăng tỷ lệ thời gian sử dụng trong khu vực nông thôn từ 81,3% năm 2005 lên 83% năm 2007 .

Lao động ngành dịch vụ tăng từ 8,454% năm 2001 lên tới 19,88% năm 2008. Tuy không thu hút được nhiều lao động so với ngành công nghiệp - xây dựng và một số ngành khác nhưng sự tăng trưởng của hoạt động thương mại dịch vụ đã thu hút, duy trì được hàng nghìn lao động và con số này gia tăng từ 7-10% hàng năm, có năm tăng tới 15%.

2.4.2. Về chất lượng nguồn nhân lực

Bảng 2.10: Trình độ lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh



Chỉ tiêu


Đơn vị

Năm

2001

2007

2008

Tổng số LĐ đã qua đào tạo

- Tỷ lệ so với tổng số LĐ

1000người

%

112,4

20,9

200,8

34,5

216,8

36,7

2. LĐ đã qua đào tạo trong ngành CN-XD

1000người

42,7

82,8

107,5

Trong đó: Đại học

6,3

13,4

17,3

Trung học chuyên nghiệp

10,5

26,7

32,3

Công nhân kỹ thuật

18,9

40,8

53,5

-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành CN-XD

%

55,7

52,0

61,0

3.Lđ đã qua đào tạo ngành NN

1000người

31,9

40,8

41,8

Trong đó: Đại học

2,3

3,7

3,9

Trung học chuyên nghiệp

10,3

16,6

16,8

Công nhân kỹ thuật

9,8

14,6

15,2

-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành NN

%

7,7

12,8

14,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.



4. LĐ đã qua đào tạo ngành DV

1000người

37,8

72,2

93,8

Trong đó: Đại học

14,3

23,5

27,7

Trung học chuyên nghiệp

15,4

26,5

29,0

Công nhân kỹ thuật

4,0

6,6

9,4

-Tỷ lệ so với LĐ ngành DV

%

75,7

75,1

80,0

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh

Chất lượng nguồn lao động của tỉnh đã qua đào tạo có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ đã qua đào tạo trình độ đại học so với tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo trong ngành công nghiệp tăng từ 6.300 người năm 2001 lên 17.300 người năm 2008, nông nghiệp từ 2.300 người lên 3.900 người, dịch vụ từ 14.300 người lên 27.700 người từ năm 2001 đến năm 2008.

Nhìn chung NNL của tỉnh là một thế mạnh nổi bật: dân số đông góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, người dân cần cù lao động, có tinh thần hiếu học và nhiều người có tay nghề truyền thống. Nếu thường xuyên được đào tạo và bố trí hợp lý thì NNL này sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.5. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh‌

2.5.1. Những thành tựu

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, Bắc Ninh đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu tạo ra sự phát triển liên tục trên các mặt kinh tế xã hội. Nhìn tổng quát trong những năm qua, quy mô GDP tăng liên tục, nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2008 tăng 13,9%/ năm.

- Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

+ Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 45,05% năm 1997 đã giảm xuống 37,96% năm 2000, 26,26% năm 2005 và 18,65% năm 2007 và ước tính


còn 15,3% năm 2008; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,77% năm 1997 lên 35,67% năm 2000, từ năm 2001 tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã vượt lên trên tỷ trọng nông nghiệp để chiếm vị trí đứng đầu trong cơ cấu GDP, năm 2007 đã là 51,01% và năm 2008 ước lên tới 56,38%. Kinh tế nhiều thành phần được hình thành và phát triển. Điều này đã tạo khả năng mới để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng đa ngành đa sản phẩm .

+ Ngành nông nghiệp nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng và vật nuôi cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến bộ, gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển nuôi trồng các loại cây, con đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp đạt được an toàn về lương thực, nông nghiệp có bước tăng trưởng liên tục theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản xuất lương thực có những bước tiến vượt bậc và liên tục, đạt những đỉnh cao mới, năng suất lúa vụ/năm đạt 49-52 tạ/ha. Chăn nuôi gia súc gia cầm liên tục tăng cả về số lượng đầu con và trọng lượng thịt.

+ Ngành công nghiệp - xây dựng: Bình quân giai đoạn 1997-2008, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng 33,5%/năm. Từ năm 2000 đến nay sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển một cách mạnh mẽ, luôn giữ được vai trò “đầu tàu”, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bình quân tăng 142%/ năm và đóng góp to lớn vào tăng trưởng ngành công nghiệp; công nghiệp quốc doanh địa phương (đã chuyển sang cổ phần hoá) và ngoài quốc doang tăng nhanh.

+ Ngành dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 22,35%/năm. Tuy tỷ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng giảm: chuyển dịch từ 31,18% năm 1997 ước còn 28,32% năm 2008, nhưng các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ ngày càng đa dạng, nhiều hàng hoá, lưu thông thông suốt. Bên cạnh đó hoạt động giao thông vận tải ngày


càng tăng về số lượng và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Ngoài ra, mạng lưới hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong mấy năm trở lại đây phát triển mạnh mẽ, đơn giản hoá phương thức thủ tục cho vay giúp cho người dân và doanh nghiệp có thêm vốn để chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp từ 11,74% (2000) tăng lên 21,81% (2005) và lên 29,86% (2008): tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng từ 8,45% (2000) lên 14,26% (2005) và đạt 19,88% (2008), tỷ trọng lao

động nông nghiệp giảm từ 79,8% (2000) xuống 63,92% (2005) và xuống còn

50,26% (2008).

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại đáng chú ý là:

- Mười hai năm qua, nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh khá cao. Nhưng nếu xét về tiềm năng và lợi thế vốn có của tỉnh, khả năng phát triển còn có thể cao hơn nữa. Tính bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; GDP bình quân đầu người còn thấp. Vệ sinh, môi trường nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương trong tỉnh.

- Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm; quy hoạch chưa theo kịp với nhu cầu phát triển, thu hút vốn đầu tư nói chung, đầu tư từ bên ngoài chưa mạnh. Công tác đầu tư XDCB chậm so với tiến độ do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khả năng vay vốn phục vụ sản xuất vẫn còn


khó khăn. Huy động vốn đầu tư còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, đầu tư còn mang tính dàn trải, không bám sát thực tế nên hệ thống hạ tầng nông thôn của tỉnh hiện nay vẫn còn cần thêm nguồn vốn và cơ chế hình thành vốn để xây dựng, duy trì, bảo dưỡng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt thấp. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất gặp nhiều khó khăn do chưa có sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền.

- Các cấp, các ngành chưa phát huy toàn diện tinh thần chủ động trong công việc. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các ban, ngành chưa đạt được tính khăng khít và đồng bộ. Bên cạnh đó, trụ sở và trang thiết bị văn phòng của một số UBND tỉnh còn lạc hậu. Mặt bằng về trình độ công chức chủ chốt của xã cũng như điều kiện làm việc của họ có sự chênh lệch nhau giữa các xã trong tỉnh.

- Trong nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” gặp nhiều khó khăn vì thế chưa tạo ra được vùng sản xuất hàng hoá tập trung hiệu quả cao. Quy mô trang trại nhìn chung còn rất nhỏ; số lao động, diện tích đất đai sử dụng, tổng vốn đầu tư cũng như doanh thu và thu nhập bình quân mỗi trang trại đều nhỏ hơn so với toàn quốc và trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và đổi mới công nghệ kỹ thuật còn thiếu nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản chưa cao. Việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản đang còn là một vấn đề khó khăn đối với Bắc Ninh.

- Trong công nghiệp, giá trị sản xuất tăng trưởng nhanh nhưng chưa tạo ra ngành thế mạnh, mũi nhọn, có tính chủ lực để cạnh tranh trên thị trường; sản phẩm công nghiệp chủ yếu còn mang tính gia công, lắp ráp, giá trị nội địa tăng chậm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô sản xuất nhỏ bé và trình


độ công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ. Công nghiệp chế biến nông, lâm và thuỷ sản chưa được chú trọng đầu tư.

- Thương mại và dịch vụ chuyển dịch chậm, chưa tạo ra được thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh cao. Các loại hình dịch vụ cấp cao phát triển chưa đủ để đưa ngành dịch vụ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chưa chú trọng phát triển các kênh thông tin để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Du lịch tuy có lợi thế để phát triển so với các địa phương khác trong cả nước nhưng chất lượng ngành du lịch còn kém, chưa được quan tâm đầu tư có chiều sâu vì thế chậm phát triển.

Tóm lại, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục để đạt kết quả cao hơn trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Nguyên nhân của những mặt tồn tại

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn chậm đổi mới, thiếu chủ động, quyết liệt.

- Triển khai cải cách hành chính chưa mạnh, kỷ luật hành chính chưa nghiêm. Nhân cách, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn yếu kém.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các cấp, các ngành chưa được cập nhật thường xuyên, kịp thời và chất lượng chưa cao.

+ Nguyên nhân khách quan:

- Điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, sức ép giải quyết một số vấn đề xã hội như việc làm, học tập, chữa bệnh tăng nhanh và quá tải.

- Tình hình thời tiết diễn biến thất thường, giá cả hàng hoá biến động, chủ yếu là tăng mạnh, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức


tạp. Đó là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

Kết luận chương 2

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh trong 12 năm qua cho thấy, Bắc Ninh đã và đang chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực. Do đó, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ, tác động tích cực đến các hoạt động xuất, nhập khẩu và kết quả là GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm.

Những chuyển biến tích cực về cơ cấu ngành thể hiện rò nét qua hai ngành sản xuất vật chất là nông, lâm nghiệp - thuỷ sản và công nghiệp - xây dựng. Qua phân tích cho thấy, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm qua các năm và tăng tương ứng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ về cơ cấu nội bộ mỗi ngành, có thể thấy những đóng góp cụ thể ở mỗi phân ngành lại có mức độ khác nhau. Trong nông nghiệp, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm dần và tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi tăng dần theo định hướng đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Trong công nghiệp, định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến đã thúc đẩy một số ngành chủ lực phát triển nhanh và đồng bộ tạo ra GTSX lớn hàng năm. Bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư để thúc đẩy sản xuất hiệu quả cao hơn.

Đối với ngành dịch vụ, tuy không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng trong GDP nhưng trong nội bộ ngành có sự tăng lên về tỷ trọng của các ngành kinh doanh có tính chất thị trường, đặc biệt là thương mại, vận tải, tài chính tín dụng và thông tin liên lạc. Sự phát triển đó phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí