Bối Cảnh Trong Nước Và Quốc Tế Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Bắc Ninh


Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh cũng bộc lộ một số mặt hạn chế tồn tại. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, việc tạo ra thương hiệu hàng hoá cho sản phẩm thế mạnh của tỉnh là hết sức cần thiết. Nhưng cho đến nay, Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện được. Ngành du lịch chưa được đầu tư một cách có chiều sâu để phát huy lợi thế về du lịch lễ hội truyền thống và văn hoá Quan họ.

Những hạn chế tồn tại do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do tỉnh chưa quán triệt toàn diện tinh thần chủ động của các ngành, các cấp và của người dân trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân khách quan gồm có dịch bệnh, thời tiết, khủng hoảng tài chính trên thế giới và lạm phát. Do tính phức tạp của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Bắc Ninh cần nỗ lực hơn để giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại và phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.


Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở BẮC NINH

TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hội nhập tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Bắc Ninh ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả.

Thị trường hàng nông sản: Triển vọng thị trường xuất khẩu của các loại hàng nông sản là tương đối sáng sủa bởi nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới (tuy tốc độ tăng không lớn). Ngoài thị trường truyền thống, các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, các nước công nghiệp mới Châu Á đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm nông sản của Việt Nam, do vậy có thể khẳng định rằng quy mô thị trường các mặt hàng nông sản là lớn. Vấn đề là ở chỗ giá cả xuất khẩu của các mặt hàng này thường không ổn định, do vậy cần có các chính sách để có thể khắc phục các thiệt hại do sự biến động của giá quốc tế gây ra. Để xâm nhập cần cải tiến kỹ thuật canh tác, cải tiến giống cây trồng, vật nuôi, hướng tới thị hiếu tiêu dùng, sử dụng công nghệ mới trong chế biến...

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 12

Thị trường hàng công nghiệp: Triển vọng thị trường hàng công nghiệp sẽ vô cùng lớn về quy mô, vô cùng đa dạng về chủng loại. Nhưng đây cũng là khu vực thị trường cạnh tranh rất gay gắt và với trình độ hiện nay rất nhiều sản phẩm công nghiệp của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thâm nhập được, Bắc Ninh cần khuyến


khích các công ty tìm kiếm các đồng minh chiến lược với công nghệ, kỹ năng quản lý và tên nhãn hiệu mang tính toàn cầu. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất về hàng công nghiệp là Trung Quốc.

Thị trường các sản phẩm dịch vụ: Là khu vực thị trường rất rộng lớn, đa dạng nhưng cũng rất khó cạnh tranh trong tương lai. Bắc Ninh chỉ nên lựa chọn một số dịch vụ quan trọng, có lợi thế. Trong những năm trước mắt nên lựa chọn dịch vụ du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, thương mại, các dịch vụ khác phục vụ các đô thị lớn trong tỉnh và Hà Nội.

Hội nhập tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu của các doanh nghiệp Bắc Ninh.

Các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhờ hội nhập có thể được hưởng lợi thế hơn trong việc nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Điều này góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, do vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sẽ có điều kiện để được nâng cao hơn. Tuy nhiên, xu thế này tác động không lớn lắm đối với các ngành công nghiệp của Bắc Ninh. Thực tế là, chi phí nguyên nhiên vật liệu cho các nhóm sản phẩm của hầu hết các ngành công nghiệp của cả nước nói chung, Bắc Ninh nói riêng (dệt, may, da giầy, sản phẩm cơ khí, hàng điện tử...) đều có tỷ lệ giá trị nguyên liệu trong giá thành sản phẩm trên 60% và phần lớn nguồn nguyên liệu này lại không phải do sản xuất trong nước cung cấp mà do nhập khẩu.

Tuy nhiên, hội nhập làm cho hàng hoá, dịch vụ của Bắc Ninh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa.

Do tác động của hội nhập hầu hết các mặt hàng trong nước sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn do một số nguyên nhân sau:


Trong khi khả năng cạnh tranh của một số hàng công nghiệp sản xuất trong nước còn yếu (về giá cả, chất lượng, hình thức mẫu mã) do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý còn kém, năng suất lao động thấp thì việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5%, có nghĩa là giá hàng công nghiệp nhập khẩu sẽ giảm và hàng công nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn hơn.

Cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của Bắc Ninh chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp nhẹ tương đối giống các nước ASEAN, nhiều mặt hàng mà công nghiệp Bắc Ninh sản xuất được thì các nước ASEAN cũng sản xuất được nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt không những trên thị trường Việt Nam, ASEAN mà cả thị trường ngoài ASEAN.

Khả năng tiếp cận thị trường và tạo lập nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Bắc Ninh còn hạn chế. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định, cũng như chưa đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường.

Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước.

Các thành tích đạt được của Việt nam sau 20 năm đổi mới đã thực sự tạo ra thế và lực mới, xác lập được vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế. Trong đó, thành tựu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò rất to lớn đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta.

Cơ cấu ngành kinh tế những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, tăng tương ứng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 1990, cơ cấu ngành kinh tế là: Nông


nghiệp, lâm nghiệp- thuỷ sản: 38,74%; Công nghiệp-xây dựng: 22,67%; Dịch vụ: 38,59%. Năm 2008 tỷ trọng tương ứng là: 22,10%; 39,73% và 38,17%. Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, ngành nông nghiệp bước đầu đã tạo ra được hiệu quả trong gắn kết sản xuất với thị trường, áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành công nghiệp có chiều hướng gia tăng các sản phẩm công nghệ chất xám, công nghệ cao và coi trọng đổi mới công nghệ trong sản xuất. Ngành dịch vụ tuy có chiều hướng giảm tỷ trọng trong GDP nhưng đã quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp.

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã có sự điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, vốn đầu tư tập trung hơn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội nhằm tạo nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thuận lợi.

Cải cách về cơ chế chính sách đang tiếp tục được tiến hành, tuy chưa tạo ra được một cơ chế thị trường thực sự, song đã tạo ra nền tảng cho kinh tế thị trường phát triển.

Tuy vậy, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với thế giới. Trong các sản phẩm của Việt Nam tỷ lệ nội địa hoá còn rất thấp, vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. So với trình độ của một nước công nghiệp thì trình độ kỹ thuật mỗi lao động của Việt nam vẫn còn thấp kém, lao động phổ thông là phổ biến.

3.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thử thách trong thời kỳ mới, Đại hội Đảng X đã xác định: "Tiếp tục thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" và coi đây là nhiệm vụ trung tâm


có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Với phương châm hội nhập trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là phải có sự biến đổi về chất và trình độ phát triển hơn hẳn so với hiện nay, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Theo đó, cơ cấu GDP sẽ có trạng thái: các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 85-88% tăng 0,4-0,6%/năm, trong đó khu vực dịch vụ chiếm khoảng 42-45%. Tỉ trọng các ngành sản xuất vật chất chiếm khoảng 63% trong tổng số GDP.

Từ các chỉ tiêu trên, hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới là:

- Ngành nông nghiệp, năm 2020 tỷ trọng chiếm khoảng 10% trong GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp 3-3,5%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10,5%/năm. Đến năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 40% GDP. Theo đó, sản phẩm chủ lực của cả nước đối với ngành công nghiệp và xây dựng trong thời kỳ đến năm 2020 sẽ là khai thác và chế biến các sản phẩm thế mạnh của đất nước như: dầu khí, điện, cơ khí chế tạo, vật liệu, hoá chất, phân bón, lúa gạo, cao su, cà phê, thuỷ hải sản...

Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam phấn đấu đến năm 2015 có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn và công nhân lành nghề. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Trong công nghệ khai thác lộ thiên, phấn đấu đến năm 2015 đạt trình độ cơ giới hóa các công đoạn sản xuất ngang tầm của khu vực và đến năm 2025 đạt trình độ thế giới. Công nghệ thông tin được áp dụng phổ biến trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị tài nguyên ở những mỏ lớn. Tiến tới giảm tối đa lao động phổ thông ở những mỏ nhỏ và vừa.


- Đặc biệt đối với ngành xây dựng, mục tiêu phấn đấu trong chiến lược phát triển đến năm 2015 là tăng nhanh nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng; phấn đấu tách chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành xây dựng thành một chỉ tiêu riêng biệt trong tổng sản phẩm quốc nội GDP, không để chung với giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng; phấn đấu giá trị sản xuất của ngành đến năm 2015 chiếm từ 12 - 15% GDP.

- Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7- 8%/năm và đến 2020 chiếm 50% GDP. Trong giai đoạn tới năm 2020, phát triển ngành dịch vụ sẽ có một số lĩnh vực chủ lực: du lịch, vận tải và đặc biệt là vận tải quốc tế, tài chính, y tế giáo dục và khoa học công nghệ, thông tin.

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1. Các quan điểm phát triển

Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại để phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế và NNL của tỉnh.

Nền kinh tế phải phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả.


3.2.2. Các mục tiêu phát triển

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nhanh chóng xây dựng Bắc Ninh đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Thủ đô Hà Nội. Trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của vùng. Văn hóa phát triển lành mạnh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Hình thành không gian kinh tế thống nhất giữa đô thị hạt nhân với các khu vực nông thôn bằng bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, rút thời gian đi từ điểm xa nhất trong tỉnh đến trung tâm tỉnh lỵ xuống còn khoảng 30 phút.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Về phát triển kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 15-16%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18-21%/năm, khu vực dịch vụ tăng khoảng 17-18%/năm. Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế 13%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng bình quân trên 15%/năm, khu vực dịch vụ tăng bình quân 14-15%/năm.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1300 USD.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 15% ; năm 2015 xuống dưới 10% và năm 2020 khoảng 5-6%. Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 52-53% năm 2010 và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 31-32%, đến năm 2015 các tỷ lệ tương đương là : 56%, 35% ; năm 2020, công nghiệp vẫn đạt khoảng 57% và dịch vụ đạt khoảng 37%.

- Tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phấn đấu tăng bình quân hàng năm trên 25%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022