Vốn ODA: nguồn vốn ưu đãi này ưu tiên vào xây dựng đường nông thôn, cấp thoát nước và phát triển nông nghiệp, dịch vụ và hỗ trọ đào tạo nghề và bảo vệ môi trường như trồng, bảo vệ rừng.
Vốn FDI: tập trung phát triển hàng hóa công nghiệp chủ lực (xi măng, thép v.v) tại các khu, cụm công nghiệp, phát triển hàng hóa nông lâm sản có chất lượng cao (hoa quả, gỗ, gạo, thịt v.v.) và dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Vốn hộ gia đình, vốn của doanh nghiệp và vốn ngoài tỉnh: chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ ở quy mô vừa và nhỏ phù hợp.
Vốn tín dụng: tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội ở những hoạt động mà khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cao, trong thời gian ngắn mà Ninh Bình là chăn nuôi gia súc và làm hàng thuê ren, may xuất khẩu.
Trước mắt cần tập trung vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế; xây dựng các công trình điện như nhiệt điện Ninh Bình II, hệ thống lưới điện, hệ thống xử lý nước, cấp nước; hệ thống thủy lợi, hạ tầng cơ sở nông thôn, đặc biệt là đối với các xã nghèo…
- Phát triển và mở rộng một số ngành công nghiệp chủ chốt, hình thành và tiếp tục lấp đầy các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị hiện đại cho các ngành sản xuất công nghiệp có sức cạnh tranh, những ngành công nghiệp tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.
- Đối với ngành công nghiệp chế biến: ưu tiên đầu tư đồng bộ hóa thiết bị các dây chuyền hiện có nhằm khai thác hết các công suất và nâng cao hiệu quả đầu tư như các dây chuyền muối ướp, đông lạnh thuộc công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; bia hơi của công ty bia Ninh Bình sử dụng nhiên liệu địa phương, … tạo cơ chế gọi vốn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, nước giải khát, chế biến
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Phát Triển Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp
- Chỉ Tiêu Cụ Thể Phát Triển Du Lịch Đến Năm 2020
- Tổng Hợp Dự Báo Cơ Cấu Vốn Có Khả Năng Huy Động Của Ninh Bình Giai Đoạn 2006 - 2020
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 18
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
nông sản. Đối với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, là ngành có lợi thế về nguyên liệu khoáng sản tại chỗ: khai thác tốt và nâng cao hiệu quả các nhà máy như xi măng Tam Điệp, Vinakansai, Hệ dưỡng…đá mài, đá sẻ, sét, gạch Tuynel; đầu tư và đưa vào sử dụng dự án gạch ốp lát Ceramic, … Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, lao động đặc biệt các ngành nghề truyền thống. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cơ khí sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện từng bước lấp đầy các khu cụm công nghiệp tập trung ở Gián Khẩu, Vĩnh Phúc, và các cụm công nghiệp tại các thị trấn huyện lỵ…
- Chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa: Đầu tư để chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, trước hết tập trung vào công tác nghiên cứu ứng dụng tốt hơn khoa học công nghệ vào sản xuất các cây con giống, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh về các vùng sinh thái như vùng rau, vùng lúa, vùng cây công nghiệp, … đẩy nhanh khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Đầu tư phát triển và khai thác tốt trung tâm thương mại và du lịch tổng hợp, hiện đại hóa hệ thống bưu điện, tài chính ngân hàng
2.4. Giải pháp về thị trường
Đây cũng là giải pháp quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường, coi trọng thị trường nông thôn trong tỉnh, mở rộng thị trường nội địa đi đôi với việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng và công nghiệp hóa.
Thị trường nội tỉnh khá rộng lớn đã được tổ chức trên mọi không gian hẹp với mật độ dân số đông, lại có hệ thống đường sá, thông tin khá phát triển so với mức trung bình của cả nước và các vùng lân cận, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh khai thác. Trong thời gian tới cần coi trọng và nâng và nâng cao sức mua trong tỉnh, đặc biệt là nông thôn, khai thác trung tâm thương mại phù hợp với trình độ phát triển, đẩy mạnh hoạt động marketing, tuyên truyền khuyến khích người dân trong tỉnh tiêu dùng các mặt hàng do các doanh nghiệp trong tỉnh làm ra.
Đối với thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường vật tư nông nghiệp cần tăng cường sự quản lý của tỉnh, có thể uỷ quyền cho một số doanh nghiệp có uy tín cung cấp đầu vào cho nông dân thông qua các hợp tác xã. Hạn chế tình trạng để tư thương ép giá bày bán tràn lan các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa sử dụng và tiêu thụ, tạo ra thị trường đầu vào ổn định, có chính sách trả góp đối với các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đối với thị trường ngoài tỉnh:
Phải thực sự coi trọng thị trường trong nước, nhất là thị trường vùng Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý tới thị trường Hà Nội và các thành phố lân cận nhất là về hàng hóa nông sản mà Ninh Bình có thể cung cấp được. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm thì việc lập các đại diện thương mại ở các thành phố lớn, lập các siêu thị hoặc ký gửi các siêu thị là rất cần thiết.
Thị trường quốc tế là thị trường quan trọng và giàu tiềm năng, các doanh nghiệp Tỉnh Ninh Bình cần phải xúc tiến tìm hiểu, khai thác thị trường này để có chỗ đứng trong tương lai gần khi mà lộ trình hội nhập của nước ta với các tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang tiến hành).
Xúc tiến tìm kiếm khai thác các thị trường như Nhật, Hàn Quốc, EU về thêu den, dệt may, Hồng Kông về lợn sữa, Trung Quốc về nông thủy sản, Tây Ban Nha, Lào về hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhanh chóng hòa nhập vào thị trường mới như Mỹ, Trung Cận Đông, các nước ASEAN, Đông Âu, Mỹ La tinh. Đây là các thị trường có cầu lớn về các mặt hàng thêu thùa, hàng hóa nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của Ninh Bình.
Để tiếp cận và duy trì thị trường quốc tế này đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, hợp với văn hóa và tính cách tiêu dùng của họ. Các doanh nghiệp Ninh Bình phải luôn nâng cao chất lượng, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã kiểu dáng phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương.
Mặt khác cần hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Ngày nay khoa học kỹ thuật được phát triển với tốc độ cao, tình hình kinh tế cũng thay đổi một cách nhanh chóng, vấn đề sản xuất cái gì và sản xuất cho ai đã trở lên rất quan trọng, do đó phải có thông tin về thị trường rồi mới có thể đáp ứng một cách thích hợp. Doanh nghiệp có càng nhiều thông tin về thị trường thì hiệu qủa kinh doanh của xí nghiệp ngày càng lớn. Thông tin phải trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất và quản lý. Rõ ràng là các doanh nghiệp muốn có thông tin về thị trường, họ phải có đại diện, nhân viên điều tra thị trường, phải được tư vấn, hỗ trợ của nhiều phía, như Bộ Thương mại; Sở Thương mại; hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu; các doanh nghiệp đang có trụ sở ở trong và ngoài nước, đại sứ quán, kiều bào, các nhà doanh nhân đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài; thông qua các cuộc triễn lãm sản phẩm ở trong và ngoài nước; các cuộc xúc tiến thương mại và các đối tác làm ăn với công ty ở nước ngoài và ngoài vùng.
2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp
Tỉnh Ninh Bình coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quy hoạch, vì vậy cần tập trung tổ chức:
Bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Đối với các công ty vừa, công ty nhỏ và khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như làng nghề, chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo phải bao gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp tuân theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tình hình mới.
Đối với các chủ hộ trang trại hay hộ gia đình, cần đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, trong đó chú ý công tác khuyến nông lâm ngư cũng như trình độ quản lý theo mô hình “trang trại mở” nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.
b. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên dịch vụ
Trong điều kiện cụ thể khi tỉnh Ninh Bình có trường Đại học Hoa Lư thì trong chiến lược đào tạo phải đa ngành nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, kế toán, nhân viên ngân hàng, giáo viên và kỹ sư đáp ứng tình hình mới.
Việt Nam đã trở thành thành viên WTO cho nên việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, hiểu biết khoa học kỹ thuật tiến tiến và sử dụng được phương tiện, thiết bị hiện đại là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ. Vì vậy tỉnh cần có chương trình hợp lý để đào tạo cũng như đào tạo lại đội ngũ này.
Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề chế biến xi măng, cơ khí sữa chữa tàu thuyền, nghề xây dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thuỷ sản và đặc biệt là nghề phục vụ đáp ứng thị trường lao động trong tỉnh, thị trường vùng đồng bằng sông Hồng và thị trường nước ngoài.
Để Ninh Bình giải quyết thành công được việc chuyển đổi lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ qua đào tạo, tỉnh cần đào tạo theo 3 phương thức cơ bản sau đây:
- Những người đủ trình độ tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và trường dạy nghề sẽ học chính quy để trở thành lực lượng lao động nòng cốt;
- Những người không đủ tiêu chuẩn vào được các trường nêu trên thì sẽ tham gia đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ở tỉnh ở huyện và học nghề tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Số còn lại chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm ngư nghiệp hay sản xuất hàng hoá thủ công sẽ học thông qua sản xuất bằng cách tham gia hoạt động khuyến nông lâm ngư hay học qua làm tại các làng nghề.
2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng là cơ sở cơ bản quan trọng để phát triển kinh tế
- xã hội và cần đi trước một bước. Phát triển kết cấu hạ tầng cần có tầm nhìn xa, đồng bộ trên cơ sở các bước đi hợp lý, đáp ứng được mục đích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.
Phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội gồm cả nguồn lực bên ngoài và ứng dụng khoa học, công nghệ cũng như vật liệu mới, bảo đảm công trình phát huy được giá trị sử dụng dài lâu và bảo đảm công tác duy tu bảo dưỡng.
Phát triển kết cấu hạ tầng cần đầu tư lớn về nguồn vốn, nhân lực và tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội cho nên cần xác định đúng trọng tâm, trọng điểm đầu tư và công tác quy hoạch cùng giám sát, đánh giá cần được coi trọng đúng mức.
Phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng phải ngang tầm với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và xứng đáng là cửa ngõ của vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển kết cấu hạ tầng để thoả mãn nhu cầu mọi thành phần và đẩy mạnh phát triển KT -XH hiệu quả, bền vững.
a. Đối với hệ thống giao thông, đổi mới cơ chế để tạo ra đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng từ giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, 10, 12A, 45. Khẩn trương làm các đường tránh, đường nối, đường đến các khu du lịch trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp và đường vành đai, tạo nên sự thông thoáng tuyến giao thông chính.
Nâng cấp hệ thống đường tỉnh lộ nhất là tuyến Yên Mô đi Kim Sơn, tuyến Hoa Lư đi Cúc Phương và xây dựng đường chiến lược ven biển nhằm phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển và củng cố quốc phòng, an ninh. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã và liên xóm phục vụ tốt nhất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chú trọng tới các làng nghề và vùng nguyên liệu (lúa, dứa, thuỷ sản v.v).
Nâng cấp, mở rộng giao thông thuỷ bằng cách khơi tuyến trên hệ thống sông Đáy và nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng và kho bãi trong đó ưu tiên vận chuyển than và chuyển vật liậu xây dựng. Khẩn trương nâng cấp cảng Ninh Phúc và một số cảng nhỏ khác nhằm phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển công nông nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nơi cho tàu thuyền tránh bão tại huyện Kim Sơn.
b, Đối với thuỷ lợi, như đã trình bày cụ thể ở phần nông nghiệp tuy nhiên cần chú ý những vấn đề như sau:
Rà soát lại quy hoạch thuỷ lợi và đẩy mạnh công tác xây dựng trên cơ sở chú trọng cả hai mặt là tưới và tiêu nước.
Chú ý đặc biệt quy hoạch, thiết kế và thi công hệ thống đê biển cần tính toán đến mực nước biển dâng cao.
Hợp tác với các tỉnh và đặc biệt là Hà Nội trong việc sử lý nguồn nước thải của Hà Nội qua hệ thống sông Đáy.
d, Đối với công trình dịch vụ trọng điểm, xây dựng, củng cố hạ tầng dịch vụ thành phố Ninh Bình để phục vụ nhân dân và thu hút, lưu lại khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.
Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng dịch vụ tại khu du lịch văn hoá lịch sử cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc -Bích Động, khu sinh thái vườn Quốc gia Cúc Phương và khu Vân Long v.v.
đ, Đối với các công trình khác, quy hoạch, nâng cấp và xây dựng hoàn thiện hạ tầng đô thị khác của tỉnh. Cần đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị (thành phố Ninh Bình, 3 thị xã và khu du lịch trọng điểm) và hệ thống thoát nước sông Đáy đối với Hà Nội.
Xây dựng thêm các công trình văn hoá thể thao tại thành phố Ninh Bình, 3 thị xã và các thị trấn. Mở các phòng tập cao cấp hay trung tâm thể thao theo hướng gọn tại khu vực du lịch trọng điểm, khu công nghiệp, thương mại trọng điểm và các thị trấn cũng như thị tứ.
Trên cơ sở đó để tăng trưởng kinh tế nhanh - bền vững và làm bộ mặt đô thị, nông thôn và trụ sở cơ quan được đổi mới, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Môi trường sinh thái, vệ sinh đô thị cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt và giải quyết được nhu cầu việc làm của nhân dân nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội.