Các Ngành Sản Xuất Kinh Tế Chủ Yếu Ở Quảng Ninh

các LVS. Trong số các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao [1].

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng:

Nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ đô thị hóa cao. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KT-XH thuận lợi, tổng số dân khu vực miền Bắc lên đến gần 31,3 triệu người (chiếm 35,6% dân số toàn quốc). Trong đó, dân số đô thị lên đến gần 8,1 triệu người (Tổng cục thống kê, 2012). Tỷ lệ tăng dân số hàng năm vào khoảng 1%, dân số đô thị tăng nhanh gấp 3 lần mức tăng dân số cả nước. Mức đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, năm 1990 cả nước có 550 đô thị, đến tháng 6 năm 2012 đã là 758 đô thị. Bên cạnh đó, không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu vực nông thôn, lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh qua các năm.

Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt.

Nước thải công nghiệp

Phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử lâu dài và đã hình thành các trung tâm công nghiệp, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh... Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng nhiều KCN, nhiều nhà máy lớn,... xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ xung quanh đã gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trong lưu vực.

Nước thải y tế

Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, đây là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm y tế lớn đang hoạt động. Các bệnh viện lớn và bệnh viện tuyến Trung ương đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt trong khuôn viên của cơ sở mình. Các cơ sở y tế với quy mô nhỏ (thuộc tuyến địa phương) phần lớn chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Với lượng nước thải lớn, tổng lượng chất ô nhiễm trong nước

thải y tế cao chưa được xử lý hay xử lý không triệt để là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt.

Nước thải nông nghiệp, làng nghề

Tính đến hết năm 2011, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp đến 22% trong tỷ trọng GDP quốc gia. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng 72,1%, ngành chăn nuôi chiếm 26,5% và 1,4% còn lại là ngành dịch vụ nông nghiệp.

Hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón không đúng quy trình, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước các LVS. Nguyên nhân là phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do sử dụng quá liều lượng bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con sông. Theo tính toán chưa đầy đủ, nhu cầu sử dụng phân bón cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30 - 40% tổng nhu cầu toàn quốc. Lượng phân bón và hóa chất nêu trên là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho các con sông trong mùa mưa, khi các chất gây ô nhiễm bị rửa trôi sau các cơn mưa, lũ.

Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước với gần 900 làng nghề (chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề trên cả nước).

Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử lý nước thải... đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ngày càng trở nên bức xúc và được cộng đồng hết sức quan tâm (Nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia Việt Nam năm 2012).

1.5. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh

1.5.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Việt Nam, trải từ 106035’ sang 108o Kinh độ Đông và từ 200 40’ lên 21044’ Vĩ độ Bắc. Phía Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp

với Bắc Giang và Hải Dương, phía Tây Nam giáp Hải Phòng, phía Nam và Đông là biển Đông (Hình 1.1).

Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi qua địa bàn của tỉnh.

Hiện nay và trong tương lai Quảng Ninh sẽ được tập trung để hình thành các trung tâm công nghiệp lớn (khai thác than, sản xuất điện, xi măng, sản xuất thép, đóng tàu quy mô lớn) gắn với các KCN tập trung; Phát triển mạnh kinh tế biển; Hình thành khu KTTH Vân Đồn, khu KCN – cảng biển Hải Hà.


Hình 1 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 1 5 1 2 Đặc điểm địa hình 1

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

1.5.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Quảng Ninh có địa hình đồi núi trên đất liền và nhiều ghềnh đảo trên vùng ven biển, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

Núi đồi chiếm 80% diện tích phần đất liền với các núi cao như Nam Châu Lãnh, Theo Côn, Khê Cầm, Yên Tử tạo thành vòng cung (Nam Châu Lãnh - Yên Tử) chạy suốt từ Đông Bắc đến Tây Nam gần song song với bờ biển. Núi Nam Châu Lãnh - Khê Côn - Yên Tử chia miền Đông của tỉnh thành 2 phần: Phía Tây là vùng núi đồi trùng điệp, còn phía Đông là dải đồng bằng hẹp.

Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều đảo nhỏ. Đối với đất liền, tuyến đảo tạo nên bức bình phong vững chắc, là nhân tố địa lợi có tác dụng phòng thủ từ xa, giúp Quảng Ninh "trong vững, ngoài kín" và đóng vai trò chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia.

1.5.1.3. Đặc trưng khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của tỉnh Quảng Ninh mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rò rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng V đến tháng X và mùa lạnh mưa ít từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 22,6 - 23,60C. Mùa khô khá lạnh do Quảng Ninh

là vùng cửa ngò đón gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng I ở ven biển dao động từ 15-170C. Vùng núi xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông-lâm nghiệp và đời sống con người, gia súc. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng VII ở hầu hết các nơi trong tỉnh dao động từ 27,9-28,8 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã đạt đến 38,8 0C.

Lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 - 1.000mm. Thường từ tháng XI đến tháng III năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng. Độ ẩm không khí tương đối cao, cao nhất là vùng Tiên Yên, Móng Cái, Quảng Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%.

Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Từ tháng X đến tháng IV năm sau gió thịnh hành là gió Đông Bắc, tốc độ gió 2-4m/s, gió mùa Đông Bắc tràn vào theo đợt, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5-6, ngoài khơi cấp 7-8. Từ tháng V đến tháng IX thịnh hành

gió Nam và Đông Nam. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 2-4 m/s, cấp từ 2-3, có khi từ cấp 5-6.

Mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng trung bình 3 cơn bão, bão đổ bộ vào Quảng Ninh có tốc độ gió từ 20-40m/s, thường gây ra mưa lớn lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi lên đến 500 mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và đời sống của nhân dân.

1.5.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

1.5.2.1. Dân số và tình hình đô thị hóa ở Quảng Ninh

Dân số của tỉnh Quảng Ninh năm 2011 là 1.172,5 nghìn người, trong đó dân số đô thị là 631,5 nghìn người (chiếm khoảng 53,9%); dân số nông thôn là 541 nghìn người (chiếm khoảng 46,1%). Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 là 633,4 nghìn người (chiếm khoảng 54% dân số). Mật độ dân số trung bình năm 2011 là 192 người/km2.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lợi thế phát triển kinh tế, trình độ lao động nên có sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong tỉnh không đều. Vùng phía Tây bao gồm các huyện Đông Triều, TP. Uông Bí, TX. Quảng Yên, Hoành Bồ, TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, có dân cư tập trung đông chiếm 72,8% về dân số toàn tỉnh và 39,7% về diện tích tự nhiên. Tiểu vùng có nhiều ngành sản xuất quan trọng của tỉnh như ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đồng thời là nơi có nhiều khu đô thị (chiếm phần lớn các thị xã, thành phố của tỉnh) và tương lai sẽ được tăng về số lượng và mở rộng, nâng cấp các thành phố, trung tâm huyện thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là nơi có nhu cầu khai thác, sử dụng nước lớn cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. Vùng phía Đông bao gồm các huyện Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đâm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, TP. Móng Cái. Tiểu vùng này chiếm 53,3% diện tích tự nhiên, dân số khoảng 314,2 nghìn người chiếm 26,8% dân số của tỉnh. Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người, dân cư phân bố thưa thớt, đời sống vật chất văn hóa còn thấp nhưng có tiềm năng đất đai rộng để phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế cửa khẩu.

1.5.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Toàn tỉnh có 2.283 km đường bộ, trong đó có 5 tuyến quốc lộ chạy qua là các trục giao thông trọng yếu của tỉnh vào chiều dài 396 km. Có 10 tuyến tỉnh lộ tiêu chuẩn cấp V, VI, dài 324,2 km, 60 tuyến huyện lộ dài 754,9 km. Ngoài ra còn có 2.223 km đường liên xã, 2.148,3 km đường thôn, xóm. Hiện 185/186 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, phường.

Trên toàn địa bàn tỉnh có 643,9 km giao thông đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền công bố và đưa vào khai thác, quản lý. Các tuyến sông chính như Bến Chanh - Thọ Xuân (200 km); Phà Rừng - Đông Triều (46 km); Cửa Đài - Dân Tiến (18 km); Vạn Hoa - Tiên Yên (24 km), sông Bạch Đằng nói liền Hải Phòng và hệ thống sông Thái Bình phục vụ vận chuyển từ Quảng Ninh tới các tỉnh vùng Bắc Bộ.

Hệ thống cảng biển được tỉnh đầu tư hoàn thiện với 46 cảng, bến xuất than, 33 cảng, bến hàng hóa tổng hợp; 6 cảng, bến chuyên dùng và 11 cảng, bến khách. Trong đó, lớn nhất là cảng sâu Cái Lân có khả năng đón tàu hàng từ 3 - 5 vạn tấn. Ngoài hệ thống cảng biển còn có các cảng sông như Vạn Gia, Mũi Ngọc, Mũi Chùa có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế giao lưu văn hóa, du lịch trong nước và quốc tế.

Đường sắt: Quảng Ninh có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km. Để tăng cường năng lực lưu thông hàng hóa trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần giải phóng nhanh lượng hàng hóa qua các cảng biển của tỉnh, trong tương lai, sẽ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Viên - Hạ Long dài khoảng 180 km.

Hệ thống điện ở Tỉnh Quảng Ninh được cung cấp điện chủ yếu từ Phả Lại thông qua các nhà máy nhiệt điện Uông Bí và 7 trạm giảm áp 110KV. 13/13 huyện, thị xã, thành phố trong vùng nghiên cứu đã dùng điện lưới. 100% xã đã được sử dụng điện. Khu vực các huyện miền Đông từ TP. Móng Cái đến Tiên Yên và khu vực Mông Dương (TP. Cẩm Phả) đang sử dụng điện mua của Trung Quốc.

1.5.2.3. Các ngành sản xuất kinh tế chủ yếu ở Quảng Ninh

TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA THEO GIÁ SO SÁNH 1994

16000

115

14743,25166

14000

114

13313,58

113,7813522

113,6695819

11853

12000

112,9953

10721

113

10000

12,32245

9488

112

8347

111,6080

8000

7336

111


0,7384465

6000

10,55871

110

4000

109

2000


0

108

2005

2006

2007

2008

nă m

2009

2010

Sơ bộ 2011

937

11

1

65

626

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100)

Tỷ đồng

Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh duy trì ở mức cao và ổn định. Năm 2005 GDP đạt 12.633 tỷ đồng (6.573 tỷ đồng theo giá so sánh 1994) đến năm 2011 tăng lên 54.740 tỷ đồng (14.743 tỷ đồng theo giá so sánh). Tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao: GDP năm 2006 tăng 13,8%, năm 2007 tăng 13,7%, năm 2008 tăng 13,0. Trong vài năm gần đây mặc dù có những biến động lớn về kinh tế trong cả nước cũng như trên thế giới, nhưng GDP của tỉnh vẫn tăng ở mức trên 10% năm (Hình 1.2).


Hình 1.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2011

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011).

Cơ cấu kinh tế đã có nước chuyển biến tích cực, theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các ngành các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế. Năm 2011 khu vực nông nghiệp chiếm 6,2%; công nghiệp và xây dựng 56,9%; dịch vụ 36,9% (Hình 1.3).

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2011 ước đạt 30.087 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp Trung ương ước đạt

19.511 tỷ đồng (chiếm 64,8% giá trị toàn ngành), tăng 10,7% (năm trước tăng 3,7%); công nghiệp địa phương 5.965 tỷ đồng (chiếm 19,8%), tăng 8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.609,9 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 7,1%. Một số ngành sản xuất công nghiệp phát triển mạnh như than ước đạt 44 triệu tấn/năm, xi măng ước đạt 3,2 triệu tấn…



Nông, LN, TS C.nghiệp- x.dựng Dịch vụ + thuế nhập khẩu HH



2011


6,2




56,9






36,9



2010

6,3



56,3





37,4



2009

6,7



53,7





39,6



2008

6,7



56,3





37,1



2007

6,6



55,3





38,0



2006

7,5



55,6





36,9



2005

7,2



54,3





38,5




0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Hình 1.3. Sơ đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011).

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua được khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% so cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ.

Về chăn nuôi, hiện nay ở Quảng Ninh có 155 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn; 36 trang trại gia cầm; 8 trang trại trâu bò. Toàn tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động. Nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 83.011 tấn. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.

Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 11.121ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có đạt 100% kế hoạch giao. Độ che phủ của rừng ước đạt 51%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Công tác phòng, chống cháy rừng được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, trong năm đã xảy ra 01 vụ, làm thiệt hại 3 ha rừng (giảm 1 vụ so với 2010 và giảm 27 vụ so với năm 2009).

Các ngành dịch vụ, thương mại cũng có sự phát triển khá mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 31.632 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 2.433 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí