Phương Hướng Phát Triển Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp


+ Giá trị xây dựng rừng chiếm khoảng 15% tổng giá trị ngành GDP lâm nghiệp. Cụ thể trồng mới 500 ha rừng, trong đó có trên 100 ha rừng kinh tế, 250 ha rừng đặc dụng và trồng 1, 3 triệu cây phân tán.

+ Giá trị khai thác và chế biến khoảng chiếm xấp xỉ 70% trên cơ sở khai thác khai thác hợp lý vốn rừng và đẩy mạnh chế biến đồ mộc cao cấp và đồ gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

+ Giá trị dịch vụ lâm nghiệp lên tới 15% qua đó góp phần nâng cao hơn nữa giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp trên cơ sở thu hút khách du lịch và thu thuế tài nguyên rừng.

Nếu thực hiện được như trên, cơ cấu kinh tế lâm nghiệp có bước chuyển đổi cơ bản và phát huy được tiềm năng cũng như tạo ra được đột phá, mang lại giá trị kinh tế cao.

c. Thuỷ sản

1. Quan điểm phát triển

Coi thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng, phát triển sản xuất là góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển thủy sản gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt ven bở, xa bờ cùng chế biến ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO.

Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn liền với công tác bảo tồn sinh cảnh biển, các loài quý hiếm, hệ sinh thái ven biền cũng như môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong suốt thời gian quy hoạch.

2. Mục tiêu phát triển ngành

Phát triển thuỷ sản toàn diện, phấn đấu giá trị sản xuất của ngành tăng khoảng 15%/năm /giai đoạn đầu và tăng khoảng 10% giai đoạn 2011 - 2015 và xấp xỉ 7% trong giai đoạn 2016 - 2020 đồng thời gìn giữ cũng như bảo vệ tài nguyên thuỷ sản, bảo vệ môi trường.


Đối với xuất khẩu, phấn đấu giá trị xuất khẩu tăng bình quân lên khoảng 30%/năm; Đến năm 2010 đạt giá trị 18 triệu USD và đến 2020 đạt giá trị khoảng 25-27 triệu USD.

3. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản

- Nuôi trồng thuỷ sản: mở rộng nuôi cá lồng trên mặt sông, hồ và ở vùng trũng hữu ngạn sông Hoàng Long (chép, trắm, chim trắng, rô phi v.v) tăng lên hàng trăm lồng vào năm 2020.

Nuôi tôm sú, cua, ngao v.v theo phương thức bán công nghiêp, công nghiệp tại vùng ven biển gồm 5 xã thuộc huyện Kim Sơn, trong đó đặc biệt chú ý công tác ương giống vào năm 2020.

Vùng chiêm trũng năng suất lúa thấp và không chắc ăn sẽ chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản (cá chép, cá trắm v.v) tại các Huyện Gia Viên, Hoa Lư, Nho Quan. Chú trọng thâm canh ngay những loại thuỷ có giá trị kinh tế cao như ba ba, ếch.

- Khai thác, chế biến thuỷ sản: nhìn chung khai thác, chế biến thuỷ sản được quan tâm đúng mức trên nguyên tắc nâng cao giá trị sản xuất nhưng bảo vệ được nguồn lợi thuỷ hải sản, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường.

Đầu tư phương tiện để khai thác hải sản dài ngày ở ngư trường xa (năm 2010 có 20 đội, năm 2015 tăng lên khoảng 35 đội và 2020 cố gắng tăng lên khoảng 40 - 45 đội) đồng thời vẫn chú ý đánh bắt gần bờ. Chế biến thuỷ sản cần được đẩy mạnh ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch theo tiêu chuẩn ISO nhằm tạo ra ngày một nhiều sản phẩm cho xuất khẩu.

- Dịch vụ thuỷ sản: đẩy mạnh khuyến ngư, đặc biệt đối với nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, trong đó chú trọng khâu giống, chế biến; Thúc đẩy hoạt động tín dụng tiết kiệm với tỷ lệ hợp lý để phát triển sản xuất; Chú ý dịch vụ điều phối nước, điện v.v.


Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ thu mua và hậu cần thuỷ sản. Củng cố các thị trường truyền thống cũng như tích cực tìm kiếm thị trường mới trong đó trọng tâm là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

1.4.2.2. Phương hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

a. Quan điểm chủ yếu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá trong tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đổi mới khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch. Phát triển công nghiệp phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và phải có tầm nhìn xa, coi trọng cả hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Quan điểm chủ đạo là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải trở thành thành phần chủ đạo sản xuất hàng hóa có quy mô ngày càng lớn, làm thay đổi cả bộ mặt kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo đà phát triển kết cấu hạ tầng mạnh, hiện đại đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP /người và đóng góp lớn vào ngân sách chung.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế năng động tham gia vì thu được hiệu quả cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp giỏi, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Hơn nữa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm thay đổi hẳn tác phong sống, làm việc của nhân dân và đưa Ninh Bình trở thành một trong số không nhiều tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại vào năm 2020.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tốc độ cao nhưng đồng thời phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ đối với tỉnh mà còn cho cả khu vực rộng lớn hơn ở xung quanh. Đặc biệt phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ cảnh quan, môi trường và không làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại các khu vực trọng điểm và sinh hoạt của tất cả mọi tầng lớp nhân dân.


b. Mục tiêu phát triển


* Mục tiêu chung: để thực hiện chiến lược giảm dần khoảng cách chênh lệch GDP/người vào năm 2010, tiến tới bằng và vượt mức trung bình của cả nước vào 2020 thì công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gấp 3,2 lần năm 2006, đạt 3.477 tỷ vào năm 2010; 6.405 tỷ vào năm 2015 và 9.631 tỷ vào năm 2020 (giá so sánh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm của công nghiệp phải đạt 21,5%/năm giai đoạn 2006-2010, 13%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,5%/năm cho giai đoạn 2016-2020. Như vậy tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2020 sẽ 14,2%/năm.

* Mục tiêu cụ thể: - Về cơ cấu kinh tế, đến năm 2010 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải chiếm tỷ trọng khoảng 45% tổng GDP toàn tỉnh, tỷ trọng này được duy trì đến năm 2015 và đến năm 2020 thì giảm xuống còn 43%.

- Về năng suất lao động (tính theo GDP), năm 2010 đạt 30,3 triệu đồng/người, năm 2015 đạt 43,6 triệu đồng/người và năm 2020 đạt 57 triệu đồng /người (giá so sánh năm 1994).

- Về nhu cầu vốn đầu tư, để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên thì vốn đầu tư cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (tính theo giá năm 2005) là 13.800 tỷ giai đoạn 2006-2010, 18.300 tỷ giai đoạn 2011-2015 và 20.600 tỷ giai đoạn 2016-2020.

- Về giải quyết việc làm, đến năm 2010 giải quyết được 115.000 lao động, đến năm 2015 giải quyết được 146.700 lao động và đến năm 2020 giải quyết được 168.700 lao động.


Bảng 24: Các chỉ tiêu chủ yếu của phát triển công nghiệp theo giai đoạn


Chỉ tiêu

ĐVT

2010

(GĐ 06-10)

2015

(GĐ 11-15)

2020

(GĐ 16-20)

Tốc độ tăng trưởng GDP (Giá so sánh 1994)

%

21,5

13,0

8,5

GDP Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(Giá so sánh 1994)

Tỷ đồng

3.477

6.405

9.631

Cơ cấu kinh tế

%

45,0

45,0

43,0

Năng suất lao động (Giá so sánh 1994)

Triệu đ/người

30,3

43,6

57,0

Giải quyết việc làm

Người

115.000

146.700

168.700

Nhu cầu vốn đầu tư (Giá hiện hành 2005)

Tỷ đồng

13.800

18.300

20.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 14

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình

c. Phương hướng phát triển


*Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo các ngành có lợi thế về nguyên liệu, có khả năng thu hồi vốn nhanh, cơ hội hợp tác đầu tư cao, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển nhanh với quy mô thích hợp như xi măng, gạch, đá xây dựng, vật liệu xây dựng khác, nhiệt điện, hoá chất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo tiêu chuẩn ISO trên cơ sở công nghệ hiện đại.

Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng đô thị, khu cụm công nghiệp và phát triển làng nghề, thu hút lao động trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực. Khẩn trương xây dựng hạ tầng dịch vụ để thúc đẩy sản xuất ra nhiều hàng hoá có chất lượng cao và giúp tiêu thụ mạnh nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, khách du lịch và xuất khẩu ra thị trường trọng điểm.


Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nội bộ ngành này, tạo điều kiện đột phá tăng tưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là bảo đảm vững chắc để phát triển các ngành dịch vụ, cụ thể là phát triển du lịch, vận chuyển hành khách, thương mại, giáo dục v.v và phát triển nông lâm thuỷ sản.

* Phương hướng phát triển cụ thể

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) nhất là xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, thép, bê tông v.v phải trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế tăng tốc trong suốt thời gian quy hoạch.

Phát triển sản xuất VLXD cần tận dụng tốt tiềm năng thiên nhiên và lao động, tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng chủng loại trên cơ sở đó từng bước góp phần đáp ứng nhu cầu xây dựng của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và của tỉnh.

Phát triển mạnh, vững chắc sản xuất VLXD trên cơ sở lựa chọn quy mô thích hợp và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm cũng như không ảnh hưởng đến phát triển du lịch và đời sống chung.

Sắp xếp tổ chức lại sản xuất VLXD ở khu vực dân doanh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vôi, gạch, ngói v.v và đá xây dựng ở những nơi có điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và trong điều kiện phù hợp có thể xuất khẩu.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, đảm bảo quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, môi trường sinh thái, di tích văn hóa lịch sử và bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, cụ thể:


+ Công nghiệp sản xuất xi măng, ngành VLXD đã xác định đây là sản phẩm thế mạnh hàng đầu, được ưu tiên phát triển vì những lợi thế nguyên liệu và tác động to lớn vào công cuộc phát triển KT -XH. Tuy nhiên nếu không có tầm nhìn chiến lược, cách làm thực tế và chỉ đạo sát rất sao sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cả về kinh tế -xã hội và môi trường sinh thái.

+ Sản xuất đá xây dựng, nhu cầu vật liệu này của tỉnh và các khu vực xung quanh còn lớn vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục mở rộng và tổ chức lại sản xuất, quản lý chất nổ, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan, đặc biệt đối với các khu du lịch.

+ Vật liệu xây dựng khác, phát triển mạnh sản xuất gạch tuy nen, gạch ngói tại một số huyện có trữ lượng nguyên liệu tốt (ven sông Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Chanh) để nâng công suất khoảng 20 triệu viên

/năm trên cơ sở tăng cường công nghệ tiên tiến.

- Công nghiệp hoá chất, phân bón: tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Trung ương sớm triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động Nhà máy phân đạm 56 vạn tấn /năm tại khu công nghiệp Ninh Phúc. Bên cạnh đó, ngành hoá chất tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng khác như khí ôxy, đất đèn và khí axetylen, muối ma -nhê từ đôlômít.

Công nghiệp cơ khí, luyện kim: từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng của nhà máy sản xuất thép chất lượng cao tại khu công nghiệp Tam Điệp (Pomihoa), phấn đấu đến năm 2010 sản lượng thép đạt 300 nghìn tấn. Đầu tư mạnh hơn để phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, phục vụ phát triển thuỷ sản (ưu tiên cụm công nghiệp Bình Minh).

- Công nghiệp điện - điện tử: khẩn trương mở rộng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình I. Bên cạnh đó đẩy mạnh lắp ráp điện tử tại khu công nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Gián Khẩu, Mai Sơn, Ninh Phong và một số cụm công nghiệp khác.


- Công nghiệp may mặc: cần phát triển mạnh ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chú ý gần thành phố Ninh Bình và 3 thị xã để thu hút nhiều lao động, nâng cao đời sống nhân dân cũng như gia tăng GDP cho tỉnh thông qua liên doanh, liên kết với các xí nghiệp, công ty nước ngoài để nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản: chế biến sản phẩm như dứa, dưa bao tử (hình thành trung tâm tại thị xã Tam Điệp), thịt lợn sữa đông lạnh, thịt lợn siêu nạc, tôm, cá, cua, gạo chất lượng cao v.v (thị xã Kim Sơn tương lai, thành phố Ninh Bình v.v) và đồ gỗ (Ninh Bình, Hoa Lư), sản phẩm cói (Kim Sơn), thực phẩm rau quả khác để phục vụ xuất khẩu và đời sống nhân dân.

Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: phương châm là gắn sản xuất với trình diễn phương thức làm ra các sản phẩm thêu ren, cói các loại, đá mỹ nghệ v.v và đồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề phục vụ xuất khẩu và hoạt động du lịch, trong đó đặc biệt là những nơi gần khu du lịch trọng điểm. Tuy nhiên cần gìn giữ bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái trong các làng nghề.

1.4.2.3. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

a. Quan điểm phát triển chung

Dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, có tăng trưởng nhanh, bền vững và tạo ra đột phá giá trị, đóng góp chủ lực vào tổng giá trị kinh tế của tỉnh, xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.

Phát triển dịch vụ góp phần tích cực vào phát triển KT -XH và bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, di tích lịch sử.

Phát triển dịch vụ trên cơ sở liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực, sức mạnh tổng của các ngành, các thành phần kinh tế, tạo ra thế và lực phát triển mới.

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí