Bài Học Kinh Nghiệm Cho Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Bắc Ninh


tích lịch sử, văn hoá đã xếp hạng cấp quốc gia, nhiều di tích có giá trị như: Tháp Bình Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn,… Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch, có chính sách ưu tiên phát triển để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xứng đáng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Tóm lại những năm qua Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.

Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu trên là:

- Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn luôn được tỉnh quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết 10 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đã tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân qua các chương trình khuyến nông, huấn luyện kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất giống, miễn giảm thuỷ lợi phí, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, triển khai nhiều dự án nông nghiệp; hỗ trợ giao thông nông thôn; về dồn ghép ruộng đất; hỗ trợ tổ khuyến nông cơ sở; về khuyến công, khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp; về bố trí đất dịch vụ cho các gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Tạo môi trường thể chế ổn định và hoàn thiện, định hướng phát triển đúng đắn, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng đang triển khai nhiều dự án lớn để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài các khu, cụm công nghiệp.


- Hàng năm tỉnh đầu tư ngân sách để triển khai các dự án cải tạo vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, gia súc, gia cầm, hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Qua một số thành tựu cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hưng Yên và Vĩnh Phúc, có thể rút ra những kinh nghiệm sau cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh:

- Thường xuyên chú trọng tìm ra những giải pháp mới để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 6

- Khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đầu tư cải tạo để tăng diện tích đất cho nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa, màu hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để tạo thành những khu sản xuất tập trung để phát triển kinh tế.

- Hoàn thiện môi trường thể chế, định hướng đúng đắn, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các bên để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Chú trọng công tác đào tạo và phát huy nguồn lực con người, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn.

- Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất những sản phẩm có lợi thế của tỉnh để có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ như sản xuất nông sản đặc biệt ở Hưng Yên, trồng hoa, rau sạch và phát triển ngành du lịch ở Vĩnh Phúc.


Qua những phân tích trên và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở hai địa phương, có thể thấy rằng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nhiệm vụ sống còn của mỗi vùng, quốc gia và khu vực. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên tiềm năng và vị trí sẵn có của từng địa phương, lấy yếu tố thị trường làm mục tiêu, một số ngành kinh tế phải đi trước đón đầu và mang tính dự báo. Từ đó, xác định mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợi thế cao nhất của địa phương mình.

Kết luận chương 1

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi cấu trúc của các bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng theo một mục tiêu nhất định, dưới sự tác động của các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan. Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: Cơ cấu GDP, cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu.

Luận văn đã trình bày cách phân loại các ngành kinh tế theo tiêu chí phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế nước ta là tổng hoà của 3 nhóm ngành: Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp (ngành nông nghiệp); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (ngành công nghiệp); nhóm ngành dịch vụ.

Sau khi hệ thống cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tác giả đã khái quát kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh.


Chương 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở BẮC NINH

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mỗi vùng, địa phương của một nước chịu sự tác động của các yếu tố ở mức độ khác nhau. Có những nhân tố thúc đẩy quá trình này theo hướng tích cực, và ngược lại cũng có những nhân tố làm cho cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiêu cực.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh bao gồm:

2.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc cửa ngò phía Bắc thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và văn hoá lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Lại có trục đường sắt xuyên việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, hiện nay tuyến đường sắt Lim - Phả Lại đang được triển khai xây dựng, theo dự kiến năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông đường thủy cũng góp phần thuận tiện cho thông


thương, giao lưu với bên ngoài với mạng lưới sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội.

Bắc Ninh thuộc đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh của vùng KTTĐ Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mở với cả nước, tạo cho tỉnh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Là cửa ngò phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa lý kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá. Đồng thời, là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ,… Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.[3].

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân số

* Đặc điểm địa hình


Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Vò và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Vò, Yên Phong. Với đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó, một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch.

* Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước

- Về khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200- 1.600mm; số giờ nắng trung bình từ 1.300-1.717 giờ, chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm; độ ẩm tương đối từ 80-84%, mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều

kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.

- Đặc điểm thuỷ văn: Bắc Ninh có 4 con sông chính chảy qua là Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thái Bình và Sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa tạo thành mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0-1,2km/km2.

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó, tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào, trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ


chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

* Tài nguyên:

- Khoáng sản, rừng: Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng. Điều này lý giải tại sao ngành công nghiệp khai khoáng của Bắc Ninh kém phát triển và tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm. Về khoáng sản chỉ có vật liệu xây dựng: Đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ liệu khoảng 4 triệu khối. Tài nguyên rừng chỉ chủ yếu là rừng trồng với diện tích khoảng 660 ha.

- Đất: Bắc Ninh thuộc tỉnh “đất chật người đông”. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh là 822,7 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,81%; đất lâm nghiệp chiếm 0,76%; nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6,2%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 29,67%; đất chưa sử dụng còn 0,78%. Tuy nhiên, nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất, Bắc Ninh sẽ tận dụng được lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp.

- Tài nguyên nhân văn, du lịch: Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội (Hội Lim, Hội đền Bà Chúa Kho), du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ. Nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa


quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu...[3].

*Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực.

Dân số: Đến năm 2008, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1.035,9 ngàn người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 24,3%; nhóm 15-59 tuổi khoảng 62,6% và số người trên 60 tuổi chiếm 13,1%. Dân số nữ chiếm tới 52,05% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,83%). Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 82,3%, dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 17,7%, chưa bằng 1/2 tỉ lệ dân đô thị của cả nước.

Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao. Ước tính 2008, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bắc Ninh là 639,9 nghìn người, chiếm 61,8% tổng dân số. Trong đó, dân số có khả năng lao động luôn chiếm trên 98% dân số trong độ tuổi lao động. NNL này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng cao. Đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhưng mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm và xã hội nếu như tỉnh không có chủ trương đầu tư đúng đắn cho các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Chất lượng của NNL được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của NNL Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước và đã vượt mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đến năm 2008, tuy chỉ còn 1,12% NNL mù chữ, 6,92% chưa tốt nghiệp tiểu học, 70,6% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 21,36%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 36,7%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 15,4%. Như vậy, chất lượng NNL Bắc Ninh cao hơn mức

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí