Cơ Sở Lý Luận Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện


huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đồng thời, đã đưa ra nhiều giải pháp để tiếp tục thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở 2 huyện này. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất kể từ khi sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

- Trương Thị Mỹ Hoa (2011),“Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, thành tựu và hạn chế, các giải pháp khắc phục những hạn chế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Huyện.

- Phạm Huy Quang (2011), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị; Nguyễn Khắc Hải (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện chính trị. Trong 2 luận văn này, trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dưới góc độ kinh tế chính trị, các tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở mỗi địa phương nghiên cứu, chỉ ra những bất cập cần tập trung tháo gỡ; đồng thời, đề xuất nhiều quan điểm, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại các địa phương nói trên theo hướng CNH, HĐH. Các giải pháp mà 2 luận văn này đề xuất gồm có: bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp; đổi mới chính sách tín dụng để hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học - công nghệ, công tác khuyến nông và cơ giới hóa trong sản xuất; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, v.v.


- Đào Xuân Kiên (2012), “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sự biến đổi của cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp hàng hóa và khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Cao Bằng.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở những mức độ khác nhau vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở một địa phương cụ thể nói riêng. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay.

1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện

1.2.1. Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cơ cấu hay kết cấu nói chung là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc và các mối quan hệ tất yếu bên trong của một đối tượng.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, bao gồm:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 3

- Cơ cấu tái sản xuất (sản xuất - tích luỹ - tiêu dùng).

- Cơ cấu các ngành kinh tế (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ).


- Cơ cấu các thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước - kinh tế tập thể - kinh tế tư nhân).

- Cơ cấu các vùng kinh tế (miền núi - trung du - đồng bằng - đô thị…).

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là tiền đề trực tiếp hình thành cơ cấu kinh tế. Khi phân tích sự phát triển của phân công lao động xã hội, C. Mác đã viết "Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn thể những mối quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất " (C.Mác, 1964, trang 7). C. Mác cũng chú ý đến cả hai mặt chất và lượng của cơ cấu kinh tế. Theo Ông, cơ cấu kinh tế là "một sự phân chia về chất và một tỷ lệ số lượng của quá trình sản xuất xã hội" (C.Mác, 1975, trang 102). Cơ cấu kinh tế là sự phản ánh cơ bản, cô đọng nội dung của chiến lược kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Như vậy, cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội, trong những điều kiện kinh tế - xã hội, những không gian và thời gian nhất định. Không thể có một cơ cấu kinh tế mẫu làm chuẩn mực cho mọi không gian, thời gian, mọi quốc gia và địa phương. Các địa phương, quốc gia có chế độ kinh tế, xã hội và trình độ phát triển như nhau, song vẫn có sự khác nhau nhất định về cơ cấu kinh tế (do tâm lý phong tục, tập quán...). Do vậy, mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia phải chọn cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện từng giai đoạn lịch sử nhất định. Có như vậy mới xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Tính chất của cơ cấu kinh tế

* Tính khách quan

Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan. C. Mác đã viết "trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng" (C. Mác, 1961, trang 65). Nói cách khác, mọi sự vật, hiện


tượng nói chung và nền kinh tế nói riêng đều vận động theo những quy luật khách quan, theo những cấu trúc và xu hướng biến đổi nhất định. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phản ánh được sự vận động quy luật khách quan trong nền kinh tế. Vai trò chủ quan của con người chính là nhận thức và vận dụng đúng theo quy luật khách quan đó để xác định cơ cấu, hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội đúng đắn. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế đều mang lại tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

* Tính lịch sử

Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng mang tính lịch sử nhất định. Nó phản án tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nó được biểu hiện cụ thể trong những không gian không hoàn toàn giống nhau. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển bình thường khi giữa các mặt, các bộ phận có mối quan hệ cân đối theo "tỷ lệ tháp" trong sự phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, tính ổn định cơ cấu kinh tế chỉ là tương đối, bởi lực lượng sản xuất là yếu tố động luôn tự mở đường phát triển; theo đó, phân công lao động xã hội sẽ ngày càng sâu, nhu cầu tiêu dùng xã hội sẽ không ngừng tăng lên theo hướng đòi hỏi đa dạng và chất lượng hơn, thúc đẩy sự xác lập cơ cấu kinh tế mới để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội. C. Mác đã viết "Do tổ chức quá trình lao động và xã hội phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ, đã làm đảo lộn cơ cấu kinh tế của xã hội" (C. Mác, 1961, trang 47).

Tính hai mặt vừa ổn định tương đối vừa vận động biến đổi thường xuyên của cơ cấu kinh tế đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể quản lý phải tránh cả xu hướng hoặc là bảo thủ, hoặc là nóng vội duy ý chí trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


1.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm và ngư nghiệp, là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Qua quá trình phát triển lâu dài, nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mang tính độc lập tương đối bao gồm các lĩnh vực như: lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong lâm nghiệp có trồng rừng, khai thác rừng… Trong nông nghiệp có cây lương thực, cây công nghiệp… Trong chăn nuôi có chăn nuôi gia súc, gia cầm…Trong thủy sản có nuôi trồng và đánh bắt… Tất cả các bộ phận cấu thành đó, trong quá trình phát triển có sự tác động qua lại lẫn nhau theo những quan hệ tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, hình thành nên một cơ cấu kinh tế nhất định.

Do vậy, có thể quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ, các yếu tố hợp thành nền nông nghiệp theo những quan hệ tỷ lệ nhất định và có sự tác động lẫn nhau gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, từ kinh tế tự nhiên từng bước chuyển thành kinh tế hàng hoá. Chính quá trình này đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển đa dạng và năng động.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành, song quan trọng là các bộ phận sau:

* Cơ cấu ngành

Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp biểu hiện ở mối quan hệ tỷ lệ giữa các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và trong từng lĩnh vực đó lại


được phân chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn. Tất cả các bộ phận đó trong quá trình phát triển có sự tác động lẫn nhau, cùng cấu thành cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Xem xét cơ cấu ngành, ngoài việc xem xét chỉ tiêu giá trị, còn phải phân tích chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu vốn đầu tư. Tổng hợp các chỉ tiêu đó phản ánh thực trạng của cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cơ sở của cơ cấu ngành là phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội càng được thực hiện sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia tỷ mỉ và đa dạng. Tiền đề của phân công lao động xã hội là năng suất lao động nông nghiệp. Trước hết và chủ yếu là năng suất lao động của những người sản xuất lương thực phải đạt tới một giới hạn nhất định, bảo đảm đủ số lượng lương thực không chỉ nuôi sống những người trồng cây lương thực mà còn dư thừa để nuôi sống những người lao động trong những ngành nghề khác (trong và ngoài ngành nông nghiệp), khi đó mới tạo ra được sự phân công lao động trong ngành trồng trọt giữa những người trồng cây lương thực với những người trồng các loại cây khác; giữa trồng trọt và chăn nuôi, người nuôi trồng thủy sản, người làm dịch vụ nông nghiệp, v.v.

* Cơ cấu vùng lãnh thổ

Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định; tức là việc bố trí trồng cây gì, nuôi con gì, phát triển ngành nghề gì trong nông nghiệp cũng cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, lao động… của vùng lãnh thổ đó. Do vậy, sự phân công lao động theo ngành tất yếu kéo theo sự phân công lao động theo vùng lãnh thổ. Đó là tính hai mặt của một quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Để có cơ cấu vùng hợp lý, trong từng vùng cần coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, đa dạng và trước hết cần hướng vào những khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai, khí hậu và có vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng thị


trường hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, so với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ thường có độ trễ hơn, nên việc xây dựng các vùng chuyên canh trong nông nghiệp cần được xem xét cụ thể. Nếu phạm sai lầm sẽ khó khắc phục và đưa lại hậu quả xấu không chỉ về kinh tế mà cả lòng tin của nông dân. Khi xác định cơ cấu vùng lãnh thổ, cần quan tâm trước hết đến thị trường, đặc biệt là thị trường đầu ra của sản phẩm; sau nữa là điều kiện riêng của từng vùng, nhằm tìm kiếm những lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là một nội dung quan trọng trong cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp có những nét đặc thù không hoàn toàn giống như trong công nghiệp và dịch vụ; thể hiện ở chỗ: chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là các hộ nông dân. Các hộ này hoặc là làm ăn riêng lẻ, hoặc liên kết với nhau trong mô hình kinh tế hợp tác. Cùng với kinh tế hộ, kinh tế hợp tác tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Trong quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta, kinh tế hợp tác từng bước được mở rộng, hình thành nhiều mô hình HTX nông nghiệp mà hoạt động của chúng nhằm hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện là quá trình làm biến đổi cấu trúc ngành nông nghiệp và các mối quan hệ tỷ lệ bên trong ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện theo những định hướng và mục tiêu nhất định. Đó là quá trình chủ động làm thay đổi cấu trúc và các quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành ngành nông nghiệp từ một trạng thái nhất định tới trạng thái hợp lý hơn để đạt hiệu quả mong muốn, thông qua sự tác động có ý thức


của chủ thể quản lý là UBND huyện bằng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách… trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.

Nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sau đó là do yêu cầu của thị trường. Nhận thức đúng đắn các nhân tố đó và các quy luật kinh tế khách quan, các chủ thể quản lý (trên phạm vi quốc gia là chính phủ, trên phạm vị địa phương là UBND cấp tỉnh, huyện, xã) chủ động tác động bằng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, các chính sách (tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ…) để định hướng, khuyến khích các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh một ngành hàng cụ thể phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong nông nghiệp ở huyện nói riêng, người ta sử dụng các chỉ tiêu, như: cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu diện tích canh tác, v.v.

Quá trình xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội, do đó gắn liền với sự biến đổi của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất trên địa bàn. Quá trình CNH, HĐH trên địa bàn là tiền đề vật chất và động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Theo đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện vừa là kết quả, vừa là tiền đề của quá trình CNH, HĐH.

Cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, không phải là một mô hình tĩnh tại, mà nó luôn luôn vận động và phát triển vươn tới sự hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố nội bộ và các nhân tố từ bên ngoài nên sự vận động và biến đổi của nó diễn ra rất đa dạng, phức tạp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện là chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp, ngư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022