Rau dăm được ăn với trứng vịt lộn, miến lươn, canh sáo thịt hành dăm hay đem dồi với lòng lợn rất hợp khẩu vị. Còn rau thìa là lại được trộn vào giò trâu, chả trâu hoặc ăn với cá cũng rất ngon. Lá lốt, xương sông không chỉ dùng để ăn sống mà nó còn được bọc thịt lợn nướng hay rán, thành món thịt bọc. Riêng mơ tam thể còn có thể ăn với thịt chó, gỏi cá mè hay mắm tép. Rau muống bỏ lá, chẻ ống thành sợi ăn sống với xà lách hay rau diếp. Lá chanh thái nhỏ, ăn với thịt gà. Ngoài ra còn có một số loại rau khác như cải xoong, rau chuối, rau ngổ ba lá, dưa chuột, mướp đắng, gừng...
Như vậy, rò ràng Tô Hoài không giống với các nhà văn khác, ở chỗ: bằng sự quan sát từ thực tế về các món ăn, ông đã miêu tả rất chi tiết sinh động về các món ăn, để rồi tìm ra được những tinh hoa của các món ăn đó. Không chỉ có vậy, ông còn cho người đọc biết về nguồn gốc cũng như những cái mới mẻ của các món ăn này. Điều đó không phải nhà văn nào cũng có thể dễ dàng nhận ra được.
2.4.2. Thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội
Sẽ là thiếu sót nếu như đã nói đến ẩm thực mà lại không nói đến thú chơi. Thú chơi của người Hà Nội xưa cũng trở thành một nét đẹp riêng, nó tạo thành một đặc trưng rất riêng của người Hà Nội.
Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã ghi lại những thú chơi không chỉ của những trẻ nhỏ mà trong đó còn có cả những thú chơi của người lớn.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ em nghèo (trong đó có cả tác giả thời nhỏ) thì đó là những thú chơi dân dã ở các vùng quê. Tác giả kể lại thuở nhỏ, ông là một người rất mê chim, ông thích nghe tiếng chim vành khuyên hót. Mỗi lần nghe chim vành khuyên ríu rít hót là biết tết đã trôi qua, tiết trời sang xuân. Thủa nhỏ ông đã từng đặt bẫy chim nhưng chưa bao giờ sập bẫy con nào. Cuối cùng cậu Sen mua một đôi ri sừng vì ri sừng hay ri đá chỉ ăn
thóc rất dễ nuôi. Trải qua biết bao thế hệ, người Hà Nội vẫn giữ được một nét
văn hóa đặc sắc của thủ đô ngàn năm nên thú chơi chim đến nay vẫn còn tồn tại. Không riêng gì trẻ nhỏ, với người lớn, chơi chim cũng là một thú chơi tao nhã. Bởi thế nên người xưa đã có câu “chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để luyện trí”.
Ngoài thú chơi chim, trẻ em còn rất thích các loài muông thú khác. Thế nên vườn bách thú với trăm thú muôn chim, đặc biệt có cả khỉ, voi và hổ, báo đốm đen, gấu ... là điểm dừng chân mãi không biết chán của con trẻ. Không chỉ có vậy, hàng năm vào ngày tết trung thu trẻ nhỏ cũng có rất nhiều thứ chơi khác. Đó là những chiếc trống nhỏ vang động khắp phố, là các đồ chơi rằm như đèn thắp nến, đèn ông sư, đèn kéo quân... Đêm rằm còn có trò chơi tiến sĩ thanh tao và mơ mộng (Đây là một trò chơi cũng dành cho người lớn tuổi và đến ngày nay, thú chơi này vẫn còn lác đác tồn tại). Đặc biệt, vào ngày tết trung thu, mỗi gia đình thường bày một bàn cỗ để trông trăng rồi phá cỗ. Sau khi phá cỗ xong thì cả người lớn và trẻ con ra Hàng Đào để chơi, để xem múa sư tử có khi đến nửa đêm mới về. Tại đây các đội sư tử cùng chuẩn bị sửa soạn tết rằm. Sư tử múa lấy giải thưởng của các hiệu buôn lớn, rồi đớp ngọc để lấy phong bao tiền... Những thú chơi trong đêm rằm trung thu thật vui nhưng đến nay có nhiều thú chơi không còn nữa, thay vào đó là những thú chơi ngoại nhập của giới trẻ.
Người lớn cũng có rất nhiều thú chơi. Đó là tiếng pháo của những ngày lễ hội. Đó là đi chơi chùa trong những ngày đầu năm. Đó là những vườn hoa cây cảnh. Đó là đi nghe hát ả đào... Đặc biệt đó là thú chơi Diều sáo của người Hà Nội. Đây là một thú chơi tao nhã vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Thú chơi diều đã tạo thành một ngày hội vào tháng giêng. Làm được một cánh diều quả là rất kì công. Trong truyện Diều Sáo, Tô Hoài đã miêu tả rất kĩ về cách làm diều: “Cây tre, cây hóp ngả vào mùa lạnh mới chắc thớ không bao
Có thể bạn quan tâm!
- Nếp Sống Và Phong Tục Trong Chuyện Cũ Hà Nội
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 8
- Ẩm Thực Và Thú Chơi Trong Chuyện Cũ Hà Nội
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 11
- Cái Hóm Hỉnh Và Tiếng Cười Tinh Nghịch Trong Văn Tô Hoài
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 13
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
giờ mọt. Hóp đá và tre đực ngâm vào bùn trong ao cả mùa, cả năm. Vớt lên, đẽo vót qua loa rồi đem gác bếp cả bộ sườn, bộ khung. Cuối tháng giêng rỡ xuống thanh hóp đá và những mảnh tre cật đã được khói hun óng đỏ, dẻo như cái lạt” [12, 17]. Sau khi làm khung xong lại phải phết giấy dán diều. Bước này cũng rất tỉ mỉ và vất vả. Xong việc diều là việc đi sửa sáo. Sáo được đẽo bằng mảnh gộc tre đực. Hoàn thiện diều đợi cho ngày có gió là đem đi thả diều. Làm diều, đẽo sáo đã lắm kỳ công mà thả được diều cũng không phải là điều dễ dàng: “Một người lực điền vác diều ra giữa cánh đồng, đâm diều lên. Hai bàn tay bác hương Cang thoăn thoắt tháo dây. Nghe chừng diều hết chao lên cao dần, đến lúc vào gió, mới thong thả cánh tay lên đến gió trên thì coi như cái diều oai hùng đứng thảnh thơi một mình giữa trời.” [12, 20]. Được thả mình giữa chiều lộng gió, nghe chính thanh âm mình tạo nên vi vút giữa trời, hòa âm cùng những chiếc diều khác quả là thứ cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản khó thứ gì sánh bằng. Diều sáo cũng như là một người bạn tri kỉ, biết làm cho con người ta vơi đi những mệt mỏi lo toan của cuộc sống khó khăn thường ngày. Bởi vậy, người ta thường nói chơi diều sáo rất khó, lại mất nhiều thời gian. Nhưng hình như, cái gì càng khó, lại càng mê.
Có thể nói, tất cả những thú chơi này đều mang một vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, trong xã hội đang vận động theo xu hướng đô thị hoá lúc bấy giờ thì những thú chơi này cũng đã có ít nhiều những thay đổi. Nó không chỉ mang tính chất tích cực mà bên cạnh đó cũng có một số thú chơi bị lai tạp và mang tính chất tiêu cực, chạy theo lợi nhuận, chạy theo thời thế. Chẳng hạn như thú chơi hát ả đào. Xưa kia thú chơi này thường dành cho những người yêu văn thơ. Một cô đào với một bộ phách, một phiến gỗ lim để làm nền, hai thanh tre để làm gò cùng một anh kép gảy đàn đáy theo nhịp lời ca tạo nên một vẻ đẹp khiến nhiều người mê đắm. Nếu khách là người sành thì họ còn gò trống chầu, tiếng
trống hòa quyện với câu hát khiến hay lại càng thêm hay. Thế nhưng theo thời
gian, hát ả đào cũng có những lịch sử biến thiên. Đào hát lúc này trở thành đào rượu, tức là những cô đào không cần biết hát, không cần biết gò phách mà họ chỉ cần tiếp khách rượu, ngả ngốn với khách rượu mà thôi...
2.5. Nội thị và ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội
2.5.1. Nội thị trong Chuyện cũ Hà Nội
Như chúng ta đã biết, Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội là trái tim thiêng liêng ngàn năm của cả nước. Là người Việt Nam, không ai không kính, không yêu, không tự hào về Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội nhưng có mấy ai biết về lịch sử thăng trầm của mảnh đất này. Một Hà Nội của lầm than, của những kiếp người với bao chuyện buồn vui gợi lên cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ về số phận, về sự đổi thay của con người
Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả tả cảnh nội thị từ những hàng cây đến nguồn gốc của những ngò phố... tất cả đều gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người nơi đây. Mở đầu tập Chuyện cũ Hà Nội là hình ảnh phố mới. Một Phố mới có nguồn gốc từ thời lão Tây buôn Đồ Phổ Nghĩa đem quân Tàu Cờ Vàng tận Vân Nam về, lên chiếm đất lập thành. Khi nhắc đến tên phố mới, người ta nghĩ ngay đến chợ mua bán người. Ở đây, một lớp người sầu thảm từ các nơi đổ về để kiếm sống. Họ làm đủ nghề từ con sen, con nhài, vú em, thằng nhỏ... Nét nổi bật nhất ở phố mới là những mụ tú bà môi giới bán người như bán những món hàng, với đủ những lời mời chào khác nhau
“- Tôi kiếm cho cậu cái món được mã nhé. Thổi cơm, giặt giũ, sai bảo, gì cũng nhanh tay, nhanh miệng. Lại kháu nữa! không ỡm ờ đâu.”
“- Cụ thì cứ kén người chân tay chắc chắn không tốn cơm mà nuôi những của nỡm, lóng ngóng động đâu vỡ đấy Cụ cho giá xem nào?”
“- Ờ sữa tốt nhiều lắm, cứ vọt tứa ra thế kia. Người đồng chiêm mà. Nghèo thì phải bỏ con ở nhà nuôi lã lần ra tỉnh đi ở vú kiếm miếng thôi...”
[11, 14]. Hàng hóa của những lời mời chào này là những con người với đầy đủ các số phận nhưng chung quy lại, tất cả họ đều là những người nghèo khổ. Để kiếm miếng ăn, họ đã phải bán ngay cả bản thân mình, chấp nhận làm kiếp sống nô bộc, người ở, con sen... Cảnh mua bán người ở phố mới phức tạp làm são. “Các mụ Tú Bà nháo nhác, táo tác chạy đèn cù tán tỉnh chào hàng, nói thách ngã giá, đòi tiền lót tay. Khách mua người đã đưa người đi rồi đến lúc ngắm lại thấy có điều không ưng, quay lại, tìm mụ, vẫn con mụ ấy, thế mà mụ phủi áo cãi phứa không biết, không biết. Thế là một trận xỉa xói nhau lại um lên” [11, 14]. Không chỉ nổi tiếng bởi chợ mua bán người, Phố Mới còn có nhà cầm đồ Vạn Bảo chuyên cho vay nặng lãi, bóc lột dân nghèo. Tác giả miêu tả cung cách làm ăn của chúng rất mờ ám, đen tối. “Nhà Vạn Bảo ngay giữa phố. Đi ra bờ sông, nhà Vạn Bảo ở tay phải. Lúc nào cũng có chú khách gầy móp xương hóc, cởi trần ngồi cái ghế đẩu canh cửa...Nhà cầm đồ Vạn Bảo có cái hẻm lối đi con con chỉ vừa một người len vào, thì đến một cửa mắt cáo thấy cái lỗ tròn. Dì tôi cầm tờ biên lai, kèm với tiền chuộc, tiền lãi đặt trước ô cửa. Chỉ thấy một bàn tay gầy gùa đen như ám khói thuốc phiện thò ra lặng lẽ vơ cả vào. Khác nào các thứ đồ cúng dâng ông trằn tinh trong truyện Thạch Sanh...” [11, 16]
Sang đến Băm sáu phố phường, người đọc bắt gặp một nội thị rắc rối với nhiều thành phần, nhiều tầng lớp người khác nhau. Xưa kia Hà Nội rất hẹp, được bọc bao quanh bởi tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hà Đông. Phố phường Hà Nội lúc bấy giờ được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Các phố như phố Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên, Lê Hồng Phong, Hùng Vương bấy giờ là khu vực phố Tây. Ở khu vực này, chủ yếu là người Tây hoặc người An Nam giàu có sinh sống. Con phố này vắng vẻ, ít người đi lại, nếu có cũng chỉ là những người hầu bếp, bồi bàn, tài xế, các cô khâu đầm hay những người giữ trẻ nhà Tây. Còn phố Hàng Gai, Hàng Bông,
Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân người qua lại đông đúc. Đây là nơi buôn bán sầm uất và nơi đây cũng xuất hiện nhiều tay trộm cắp, du côn du kề. Ngoài ra còn có hai khu vực nữa mà ít người nhận ra, đó là các phố nhỏ hai bên chợ Hôm và đường Huế mà bây giờ là phố Trần Xuân Soạn, Ngô Thời Nhiệm, Phùng Khắc Khoan, Hòa Mã. Bên này là Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân mà trước đó còn là một bãi hoang đầm lầy, ít người sinh sống rồi dần dần nhà cửa, phố xá mọc lên, người làm việc, người buôn bán, kẻ giàu người nghèo chen chúc nhau ở. Vùng này là phố của cán bộ công chức, các nhà buôn, các ông ký, ông thông là chính. Bên cạnh đó còn có một vùng khác dưới bãi dọc đê Sông Hồng. Các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá xuống tới bến Phà Đen toàn là nhà lá hoặc những túp lều lá. Đến mùa hanh hao, chỉ cần một mồi lửa là có thể cháy luôn cả một dãy phố. Đây là nhà của những người nghèo như cu li, dọn kho, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, người các vùng quê đói rách đổ ra thành phố kiếm ăn. Tất cả họ đều “rúc ráy” ở đấy. Theo lời kể của Tô Hoài thì có dạo Nguyên Hồng cũng ở một gian nhà lá thuê ở dưới bãi Nghĩa Dũng. Nhà vách đất tối om, vào cửa phải cúi đầu và cả gian nhà chỉ kê vừa cái giường chòng. Dưới gầm giường là một cái hòm gỗ đựng tất cả các đồ đạc như gạo, nồi niêu, quần áo... Chính những khu vực nghèo nàn, rách rưới này lại là nơi tụ tập sòng bạc, các tay chơi có hạng và rất nhiều bọn “đầu trộm đuôi cướp”. Ngay cả mật thám dù biết rò tông tích của chúng nhưng cũng không dám động chạm đến... Như vậy với việc điểm lại những khu phố của Hà Nội xưa, Tô Hoài đã cho người đọc thấy một thành phố với đầy đủ những thói tật, giống như một xã hội thu nhỏ “vui ít, buồn nhiều”.
Phố Hàng Đào là khu phố buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ. Ở Hàng Đào, một tháng có sáu phiên chợ, trong đó có hai phiên là chợ tơ lụa vào ngày mùng một và ngày mùng sáu âm lịch. Lúc đầu, người bán
tơ lụa là người ở trong các làng tơ cửi, họ bán lụa ngay trong nhà. Dần dần, người buôn tơ lụa toàn những nhà buôn giàu có, chỉ có người trong các làng nghề là lo sốt vó. Cảnh buôn bán của những người kẻ chợ được miêu tả trong truyện rất chi tiết. Người mua là những người giàu có. “Mợ Hai ngồi xếp bằng giữa cái sập. Mợ chít khăn nhung vành dây, mặt phấn tròn húp híp. Tay đeo hạt ngọc xanh. Cổ quấn dây chuyền vàng, tay mấy tầng ngọc thạch, lại thêm cái mặt lập lặc vàng lóng lánh”; còn người bán là người đến từ các làng nghề tơ lụa, họ chen chúc, xô đẩy nhau thậm chí còn nói mỉa mai nhau: “Người bán lụa ngồi xổm từ ngoài cửa vào kín lối đi. Người đến sau bước rón rén, nói nịnh vu vơ một câu: nhà lát đá hoa thế này mà được ngả lưng một cái còn mát bằng vạn cái giường thổ tả nhà tôi, các ông các bà ạ...người ngồi lố nhố tận ngoài chen vào lại nịnh khéo, xuýt xoa kêu mát quá. Bà bên cạnh chép miệng: rò hươu vượn khen phò mã tốt áo. Cái người vừa nhích lên, ngồi phải chỗ hắt nắng, vẫn nói: hây hẩy thế này mát quá, mát quá. Làm như không để ý câu nói mỉa.”[11, 153-154]. Ở “phố Hàng Đào”, người tốt người xấu lẫn lộn, không biết đâu mà phân biệt được, chỉ biết có một anh điên hiền lành “cười tình chen giữa những du côn, kẻ cắp và bạc bịp đi rủ rê người khờ đánh bất, đánh xì, xem bói cứ giơ quân bài tây, quân ít xì lên đầu. Đương buổi chợ càng đông. Không biết đâu kẻ cắp, đâu người ngay. Ai cũng cắp nắp, khư khư, trông trước trông sau, sợ đứa nào giựt mất”[11, 157]
Qua truyện Phố Nghề, người đọc hiểu biết thêm về các khu phố khác nhau ở nội thị Hà Nội xưa. Các phố nghề ở kẻ chợ chỉ là nơi giao dịch mua bán, thường thì không phải là nơi sản xuất. Mỗi phố nghề, từ đầu đến cuối phố, nhà nhà đều bán một mặt hàng giống nhau. Chẳng hạn như phố Hàng Đồng thì bày bán mâm đồng, đỉnh đồng; phố Hàng Giấy lại bầy bán các loại giấy ở các làng nghề Bưởi và Cầu Giấy... Nhưng các cửa hàng bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi và phức tạp. Nếu trước kia các làng nghề thủ công đánh
những con dao, cái bừa đem ra kẻ chợ bán thì giờ ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào lại bán đồng hồ ngoại bày lẫn với đồng hồ dởm, thậm chí hàng dởm còn là hàng của maphia. Sự đổi thay và những khác nhau này còn thấy rò ở từng phố. Phố thuần nghề không giống trong làng. Trong làng làm nghề cha truyền con nối từ đời này sang đời khác, người ở nơi khác về chỉ được ngụ cư ở đầu làng hoặc cuối làng. Còn ở phố nghề thì chủ yếu là các cửa hàng bán và hợp tan theo thời. Cũng có một vài nghề được làm ngay tại chỗ nhưng đó cũng là nơi hành nghề, vừa là nơi ăn chốn ngủ và cả chỗ bán hàng nữa. Sự thay đổi còn sang đến phố Hàng Buồm. Trước đây ở phố này chủ yếu làm nghề đan buồm, đan vỉ cói nhưng sang đầu thế kỉ phố Hàng Buồm xuất hiện la liệt các mặt hàng khác nhau. “Ở đầu phố, hai bên là những cửa hàng bán thịt lợn, thịt vịt quay...Bên các hàng thịt quay, bày cao những quầy những gian trong nhà bày bán lê, táo, hồng, hạt dưa Tàu lái buôn từ Hồng Kông sang.” [12, 10]. Giữa phố có rải rác những hiệu ăn lớn của người Trung Quốc, ở cuối phố người ta lại bán đường cát, đường phổ, đường bánh của lái buôn Quảng Ngãi... Ở Hàng Giấy bây giờ cũng có nhiều thay đổi. “Lại như phố Hàng Giấy, bên những cửa hàng bán giấy moi, giấy bản, còn nhiều nhà bán gạo, vì đây cạnh phố Hàng Gạo và chợ Gạo” [12, 11]
Sự đổi thay ở các phố nghề còn là do khi làm ăn phát đạt có nhiều nhà trở nên giàu có. Giữa các phố nghề lụp xụp, chen chúc cửa nhà đình đền còn có những dinh cơ đồ sộ nhà cao cửa rộng của các nhà buôn, nhà làm nghề trở nên triệu phú. Ngày nay các làng nghề đang dần dần quay lại hình thù của các làng nghề xưa nhưng không thể có một phố toàn nhà một nghề như tên phố nghề như trước nữa.
Sự mưu sinh của con người nơi phố thị cũng rất đa dạng và phức tạp. Với chỉ một ngò phố đó là phố Hàng Ngang nhưng đã có hai vẻ mặt thật khác nhau. Một bên là “Phía giáp Hàng Đường thì sầm uất, chen lẫn những nhà