Cái Hóm Hỉnh Và Tiếng Cười Tinh Nghịch Trong Văn Tô Hoài

ngàn năm văn hiến bằng niểm thành kính, niềm say mê và một tình mến yêu thật tha thiết.

Hội tụ đầy đủ những tinh hoa của các nhà văn đi trước và cùng thời, Tô Hoài viết về Hà Nội với một tình yêu tha thiết vô bờ bến, tuy nhiên đối với Tô Hoài, ông không đi theo một lối mòn nào cả mà trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Tô Hoài luôn đổi mới, làm cho những tác phẩm của mình trở nên mới, lạ, và hấp dẫn. Nếu để ý kĩ chúng ta sẽ thấy rất rò về sự thay đổi trong cách viết của Tô Hoài. Trước 1945 chủ yếu Tô Hoài viết về truyện ngắn và tiểu thuyết như Nhà nghèo, Quê người, Giăng thề... Trong những tác phẩm này ông quan tâm nhiều đến cuộc sống chung quanh mình, đó là miền ven nội quê ông, ở đây đã không còn yên lành, thơ mộng nữa mà thay vào đó là một miền quê bần hàn, túng đói, thất nghiệp và ly tán...Đến sau năm 1945 Tô Hoài vẫn tiếp tục viết về mảnh đất mà ông được sinh ra và lớn lên, nhưng lúc này không còn là truyện ngắn hay tiểu thuyết nữa mà thay vào đó là hồi ức và tự truyện, nói như GS Phong Lê: “Hồi ức của Tô hoài trong giai đoạn này mở ra khá rộng các giới hạn sống. Nhân vật của ông - đó là ông, những cu Bưởi thích ẵm em và ham chơi; cậu học trò tinh nghịch, hiếu động; anh thanh niên đi tìm việc, không ngại đến chỗ lam lũ hoặc dơ dáy...Ở đây có Tô Hoài tự kể về mình, lại cũng có một người khác đang kể về Tô Hoài – và đó chính là cái làm nên chất truyện trong hồi ức Tô Hoài.” [23, 39]. Sau này vào những năm 90 của thế kỉ XX Tô Hoài lại cho ra đời hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội. Chuyện cũ Hà nội được Tô Hoài kể lại những chuyện “muôn mặt mặt đời thường” của Hà Nội thời Pháp thuộc hồi đầu thế kỉ XX. Có cảm tưởng, với Chuyện cũ Hà Nội ở tuổi ngoài 70 ngót 80, Tô Hoài như muốn dốc kiệt vốn sống, vốn biết, vốn trải nghiệm của mình, để lưu giữ cho đời sau tất cả những gì có liên quan đến Hà Nội, mà ông là người đã biết, đã

sống chăm chú và kĩ lưỡng để biết cách lưu giữ nó. Như trên đã nói với vốn

sống ấy, ông đã từng viết truyện, viết tiểu thuyết, viết hồi kí, viết tự truyện...và bây giờ ông chỉ cần là người kể chuyện, bởi là người kể chuyện ông không cần phải bận tâm quá nhiều vào các quy ước mà người viết văn “hư cấu” phải lo lắng. Với hình thức kể chuyện ấy, Tô Hoài có thể thỏa sức dốc kiệt mọi thứ vốn có của mình trên những trang văn làm cho nó trở nên hấp dẫn, không trùng lặp nhàm chán.

Có thể nói với Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài có một cách cảm, cách nghĩ và đặc biệt ông có một sức nhớ kĩ, sức nghĩ sâu. Ông viết Chuyện cũ Hà Nội cũng gần giống với cách viết Nhớ gì ghi nấy của Nguyễn Công Hoan. Chỉ có điều khác biệt, nếu Nhớ gì ghi nấy của Nguyễn Công Hoan là hồi ức thì Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài lại là chuyện kể. Ở chuyện kể đòi hỏi người ta phải có một vốn kiến thức sâu rộng, phong phú về lịch sử. Cho nên Tô Hoài, với tư cách là một “Chứng nhân lịch sử”, đã ghi lại những gì mà mình nhìn thấy và mình được chứng kiến. Với ông những chuyện của Hà Nội xưa giúp cho con cháu đời sau hiểu hơn về những năm khổ đau, quyết liệt của dân tộc mình. Có lẽ vì thế mà trong một lần trả lời phỏng vấn, Tô Hoài từng nói: “Hà Nội là thủ đô nghìn năm của đất nước. Nơi chung đúc tinh hoa của cả nước. Mọi việc xảy ra ở đây đều mang tính cách tiêu biểu và điển hình văn hóa, chính trị xã hội từng thời kỳ. Những "chuyện cũ" tôi viết lại xảy ra hầu hết hồi đầu thế kỷ, nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ, Hà Nội là một thành phố nhượng địa (đất của Pháp). Tôi cũng viết một số chuyện xảy ra thời kỳ Tổng khởi nghĩa và kháng chiến.Cũng xa xưa rồi. Những việc, những người, những sinh hoạt đó không bao giờ còn nữa. Tôi muốn phần nào cung cấp tài liệu cho các lớp tuổi trẻ bây giờ có dịp so sánh, đối chiếu cuộc sống hôm nay với Hà Nội lầm than và quyết liệt thủa ấy và các nhà nghiên cứu các ngành tìm hiểu về Hà Nội cũ cũng có thể tham khảo những mắt thấy tai nghe của một người nhân chứng.

Quả thực chỉ với hai tập Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã giúp cho độc giả hiểu quá nhiều về Hà Nội xưa. Với hai tập sách tuy không dài nhưng tác giả đã ghi lại rất chi tiết và tỉ mỉ về phong tục, nếp sống, nếp sinh hoạt, những tên gọi phố phường, con người Hà Nội và quá trình đô thị hóa của Hà Nội trong một giai đoạn lịch sử hồi đầu thế kỉ XX. Tác giả ghi lại những nội dung này với một cách viết lạ và thú vị. Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như sức nhớ, sức nghĩ của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phong phú đa dạng.

Nói về nhà văn Tô Hoài , nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhà n đã từ ng nhậ n xé t như sau : “Ó c quan sá t tinh tế và tỉ mỉ đã giú p cho Tô Hoà i nhớ và ghi được nhiều chi tiết về cuộc sống ở Hà Nội . Xét về thời gian lịch sử , ta thấ y Hà Nộ i đã đượ c Tô Hoà i theo dõ i liên tụ c, từ khi Phá p mớ i sang cho tớ i nhữ ng năm 30, 40 và kết thúc bằng Cách mạng tháng Tám ... Dân viế t văn , viế t bá o là ngườ i Thủ đô không phả i là í t, nhưng có lẽ chỉ có Tô Hoà i là mang đượ c cá i chấ t riêng củ a vù ng đấ t mà mì nh đã từ đó trưở ng thà nh . Và ông đã giữ đượ c cá i chấ t đó trong suố t cuộ c đờ i cầ m bú t”.

Tô Hoài không giống với các nhà văn khác như Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Vũ Trọng Phụng... Các nhà văn này thường hay viết về những vấn đề xã hội, những mâu thuẫn giai cấp và hay đặt ra số phận con người. Cho nên khi nhắc đến Nam Cao, chúng ta nhớ đến Chí Phèo. Nhắc đến Ngô Tất Tố chúng ta không thể quên hình ảnh Chị Dậu. Nhưng khi nhắc đến Tô Hoài, dường như chúng ta không bắt gặp hình ảnh của một nhân vật điển hình nào. Ông chỉ như một “chứng nhân lịch sử” cần mẫn, nhặt nhạnh và ghi chép lại một cách chi tiết, tỉ mỉ hiện thực cuộc sống đang diễn ra hằng ngày. Cho nên với sức nhớ của Tô Hoài thì Chuyện cũ Hà Nội chủ yếu là chuyện của người nghèo. Bắt đầu từ các vùng quê trôi dạt về thành phố kiếm ăn họ làm rất nhiều nghề khác nhau, có thể là ở đợ, cu li, vú em, may thuê, gánh mướn, làm đào hát,

đào rượu... Trong truyện Phố Mới , Tô Hoài viết về họ với những nhọc nhằn tủi cực. Vì để kiếm ăn, họ đã phải làm cu li, dọn kho, buôn bán. Thậm chí họ phải bán cả sự tự do cá nhân của mình để làm kiếp nô bộc như con sen, con nhài, vú em, anh xe, thằng quýt. “Trông vào phố Mới lúc nào cũng thấy ủ ê, hốt hoảng, những nét mặt người ngoài đường, người đứng tụ tập, ướt át bẩn thỉu. Cả đến trong cái ngách cửa hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế” [11, 13]. Tủi cực hơn, cũng vì đói nghèo mà người ta phải làm nghề đào rượu mua vui cho thiên hạ. Những người làm nghề này chủ yếu là những thiếu nữ ở độ tuổi còn rất trẻ từ các làng quê ra thành phố kiếm ăn. Họ không chỉ bán thể xác bản thân mình mà họ còn bán cả tuổi thanh xuân và lòng tự trọng của chính mình. Điều đáng nói ở đây không chỉ có vậy, bởi ngay chính bản thân họ cũng không biết được rằng chỉ vì miếng cơm manh áo mà họ phải đối mặt với bệnh tật nguy hiểm từng ngày. Với sức nhớ dai, nhớ kĩ của mình, Tô Hoài còn ghi lại những nhân vật hằng ngày. Họ có tên tuổi nhưng lại sống một cuộc đời vô danh và họ hiện lên trong kí ức của ông thật rò nét. Đó là cuộc đời của Bà Viết, một cuộc đời lầm than cơ cực. Bên cạnh cuộc đời như bà Viết còn có những cuộc đời khác như ông phó Ngạc khâu thuê, Bác Khán góa vợ, ông Ấm làm môi giới, cô Ba Tý lên đồng, ông Đồ Huỵch bị Tây bắt, ông hai Tây làm xiếc... Tất cả họ là hình bóng cảm động của một thời đã qua.

Tô Hoài nhớ về họ với niềm cảm thông, thương xót vô bờ bến. Ông viết: “trong tưởng tượng của tôi, cái làng Nghĩa Đô xa xôi từ bao giờ lại trở về tôi, có lẽ những hình ảnh ấy đã chồng chất in xa từ những câu chuyện ngày xưa này.” [11, 186]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tô Hoài không chỉ nhớ về chuyện của người nghèo mà ông còn nhớ rất nhiều về nếp sống của người Hà Nội xưa. Ngoài Cái xe đạp nhiêu khê một

thời thì hình dáng của Cái tàu điện vẫn in đậm trong trí nhớ của ông: “Thân hình cái tàu điện, toa tàu đầu tàu, đường ray đến bây giờ vẫn tương tự thế. Chỉ khác, ngày trước người “vát nam” lái tàu đứng chong chỏng suốt ngày như chiếc cột mốc, quay chiếc vòng tay lái bằng đồng mở khấc ba thì tàu chạy chậm mở khấc bảy cho tàu chạy nhanh, còn tay kia nắm chuôi cái hãm cũng quay quay.” [11, 85]. Bên cạnh những phương tiện tiên tiến của phương Tây mang đến thì ông cũng không quên phương tiện thô sơ là Chiếc xe cút kít do ông bà tổ tiên ta đã sáng tạo ra. Đến giờ không còn chiếc xe cút kít nữa, nhưng với lời kể của nhà văn, người đọc như đang nhìn thấy chiếc xe cút kít ngay trước mắt mình: “Chiếc xe cút kít chỉ có một bánh, cái bánh gỗ chắp, gỗ chốt bánh gỗ đặc và dầy như cái thớt chặt thịt quay, to tròn bằng chiếc vành thúng đại. Hai càng xe như hai bắp cày duỗi về đằng sau khuỳnh khuỳnh rộng ra”[11, 359]. Ngoài những phương tiện giao thông, Tô Hoài cũng không quên từng ngò ngách của những con phố như Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang đến Cơm đầu ghế và cảnh buôn người ở Phố Mới. Có những việc nhân vật chính có lẽ không còn nhớ nữa nhưng với Tô Hoài, hình ảnh ấy, chi tiết ấy luôn đi theo ông. Như trong truyện Phố Mới, ông có kể lại chuyện dì Năm đi chuộc cái áo cánh bông ở nhà cầm đồ Vạn Bảo. Khi ấy Tô Hoài còn rất nhỏ, vẫn nhớ như in rằng có một mụ mối lái cho dì Năm lấy chồng Tây. Dì Năm phải lót tay cho mụ một hào bạc trắng thế rồi đến ngày hẹn chẳng thấy mụ ấy lên. Vậy là dì Năm đã bị lừa. Đến nay dì Năm đã ngoài tám mươi tuổi, có thể câu chuyện nhỏ nhặt ấy dì Năm cũng không còn nhớ nữa nhưng câu chuyện ấy, kỉ niệm mà tuổi thơ ông đã được chứng kiến ấy vẫn luôn in đậm trong tâm trí Tô Hoài.

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 12

Sức nhớ, sức nghĩ của Tô Hoài còn được thể hiện ở những kỉ niệm về niềm vui và nỗi buồn của những trẻ em nghèo trong đó có cả Tô Hoài thời “cỏ dại”. Đó là những lần đi bẫy chim chơi chim. Dù rất thích nhưng cậu Sen

chẳng bao giờ bẫy được con nào, cuối cùng cậu Sen phải mua một đôi ri sừng

vì loại chim này rất dễ nuôi... Hay kỉ niệm về những lần trèo me, trèo sấu của đám trẻ con nghèo. Có thể bị ngã từ trên cây sấu, cây me xuống vì cành cây rất giòn chứ không dai như cành ổi, cành mít. Vậy mà chúng vẫn trèo hái trộm, có nhiều lần bị ngã tóe máu thành một vũng dưới gốc cây nhưng chúng vẫn không chừa...

Với sự quan sát tỉ mỉ, cùng với sức nhớ của mình, Tô Hoài còn cho người đọc có thêm sự hiểu biết về những cái chợ ở Hà Nội. Ông biết rất nhiều về các chợ, từ những chợ xép ven đô, đến những chợ trung tâm, chợ trâu bò... Đến cuối năm 1995 Tô Hoài đã đếm và tổng hợp được “Hà Nội có 135 cái chợ quy mô, không kể chợ xanh chợ cóc”. Những kiến thức ấy có thể người Hà Nội ngày nay cũng không để ý đến, nhưng với Tô Hoài đó là những gì thân thương nhất, gần gũi nhất và đặc biệt đó còn là tình yêu vô bờ bến của ông dành cho mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến.

Có thể thấy tất cả các truyện trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội như một kho kí họa về những mảnh đời cụ thể, những tình cảm, những suy tư trăn trở, thậm chí còn là những tư liệu quý giá về lịch sử... khiến người đọc rung động. Bởi trong đó gửi gắm những tình cảm chân thành, nhân hậu mà Tô Hoài đã dành trọn cho mảnh đất này. Chỉ với hai tập sách không dài, Tô Hoài đã cung cấp cho người đọc một vốn hiểu biết sâu rộng về con người, về phố phường Hà Nội xưa, cũng như những kỉ niệm buồn vui thời cỏ dại của chính tác giả. Điều đó cho thấy Tô Hoài quả là một kho tư liệu lịch sử sống của Hà Nội thế kỷ XX. Cuộc sống với những hình ảnh đó hẳn cũng nhiều người đã từng trải qua, nhưng hiếm người giữ được nó tươi mới, rò nét như Tô Hoài. Đã gần một thế kỉ trôi qua thế mà Hà Nội xưa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài vẫn nguyên vẹn từng góc phố, tượng đài, vườn hoa, gác chuông, từng cái ao làng, từng bàn tay của cô thợ làm giấy, của những gánh hàng quê, ăm

ắp sự kiện, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc. Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phong phú, đa dạng và không bao giờ vơi cạn. Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện hiểu hơn về lịch sử thủ đô, về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường và con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường.

Có lẽ với sức “nhớ kĩ, nhớ dai” mà cho đến bây giờ khi đã ở tuổi ngoài 90, Tô Hoài vẫn có một trí nhớ rất minh mẫn để tiếp tục viết truyện, tiếp tục ghi lại những gì đã và đang diễn ra xung quanh mình.

3.2. Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch trong văn Tô Hoài

Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong sáng tạo nghệ thuật. Trong hai tập Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã thể hiện một giọng điệu phong phú trong cách kể chuyện của mình. Khi thì khách quan chân thực, khi thì hài hước hóm hỉnh, khi thì xót xa thương cảm cho số phận của những con người lao động nghèo khổ, lam lũ nhưng cũng có lúc lại là những tiếng cười rất tinh nghịch.

Khi viết về cuộc đời mình trong Chuyện cũ Hà Nội, người đọc nhận ra một cái nhìn rất hóm pha thêm chút tự giễu cợt mình của nhà văn. Ấy là những khi nhà văn nhớ về những năm tháng học trò với bao niềm vui, nỗi buồn và cả những trò nghịch ngợm tinh quái của trẻ nhỏ khi còn cắp sách tới trường “Trống ra chơi dứt tiếng, các lớp à à xuống sân như vỡ tổ ong. Bây giờ cái thằng tôi nghịch ngầm mới vênh lên bộ mặt sướng, sướng quá. Thoát rồi, cái giờ học hát khốn khổ. Nhiều đứa cũng khoái giọng tôi. Chúng tôi chạy cuồng như phát rồ. Lúc nãy rụt rè, khép nép, run lập cập, bây giờ hoa chân múa tay. Chúng tôi tụ lại dưới gốc cây lạc tây sân trên. Không phải để xem đá

cầu như mọi khi. Mà đứng cong cổ lên gào những câu láo lếu nhại điệu bình bán của gánh xiếc:

Xiếc này là xiếc Việt Nam

Xiếc đi xe đạp rách tan cả quần[11, 354-355]

Cũng là kỉ niệm về tuổi học trò, tác giả kể về cái tên của thầy giáo dạy học trường tư không kém phần hài hước, dí dỏm: “Thầy giáo lớp tư của tôi tên là thầy Dzo. Đứa nào viết giấy tờ có tên thầy mà quên chữ Z thì thầy dứ cái thước kẻ bảng vào trán bắt viết lại. Không hiểu tại sao tên thầy lại có chữ dét. Chẳng đứa nào dám hỏi. Có đứa nói đùa: hẳn thầy chúng mình sợ rét, phải thêm chữ z để lúc nào cũng nhớ mặc áo vét. Quả là thầy giáo tôi hom hem, mùa hè nóng vãi mỡ thầy cũng đóng cái áo vét ngoài cái áo sơ mi dài tay.” [12, 278].

Cũng nhớ về kỉ niệm của bản thân mình, Tô Hoài kể lại trong truyện Thịt chó chui, đó là vào những năm Pháp thuộc ở Sài Gòn không được ăn thịt chó, bởi Đốc lý Pháp đặt ra luật lệ: ăn thịt chó là phạm vào phong tục xứ Nam Kì. Sự đời thật oái ăm càng ngăn cấm thì con người ta lại “bị kích thích cho ao ước hơn”. Đó là các cô Tạ, cô Tây, cô Hòa bạn Tô Hoài ở Vinh chuyên đi buôn lậu, tưởng các cô buôn bán thì kiêng khem nhiều. Nhưng các cô lại khoái thịt chó tợn, kể cả cô Tây đồng bóng ngày thường cũng chén mạnh. Nhà văn kể lại có một lần các cô mang con chó vện nhỡ từ Vinh vào “Con chó đã bị dìm nước chết, lông ướt bê bết ra cả tờ giấy dầu bọc. Có lẽ các cô mới bắt nó trẫm mình lúc sáng sớm. Như thế, không phải đập, không phải cắt tiết. Chó sặc nước không kêu được, không lộ” [11, 140]. Mặc dù là ăn vụng trộm nhưng cũng đầy dủ gia vị và vui lắm. “Chúng tôi xúm xít, lặng lẽ lúi húi làm. Cô Hòa thì đeo cái đãy ra chợ Bến Thành mua bún, mắm tôm, chanh, ớt, các

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí