Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 14

PHẦN KẾT LUẬN

Trải gần 80 năm miệt mài sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có một gia tài văn chương đồ sộ với số lượng tác phẩm khổng lồ mà không phải nhà văn nào cũng đạt được. Trong gia tài văn chương đồ sộ ấy, Tô Hoài đã viết và thành công ở rất nhiều mảng đề tài. Ở mảng đề tài nào ông cũng để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người đọc nhưng trong đó không thể không nhắc đến đề tài viết về Hà Nội quê ông. Có thể nói, đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của ông như Vỡ tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội... Và trong những tác phẩm viết về Hà Nội này đều được ông viết rất kĩ, luôn sửa chữa, viết cô đọng, hàm súc sao cho gần cách nói thông thường của nhân dân. Bên cạnh đó ông còn có nhiều nhận xét hóm hỉnh, giàu chất tạo hình. Đến đây có thể khẳng định, Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú khi viết về Hà Nội. Khi viết về đề tài này, bóng dáng, linh hồn Hà Nội trong tác phẩm của ông hiện ra rất rò, rất sâu sắc và gợi cảm. Khi nghiên cứu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài, chúng tôi muốn góp phần khẳng định những đặc sắc cũng như những thành công của tác giả về mảng đề tài Hà Nội nói chung và Hà Nội xưa nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài đã cho người đọc biết về “Muôn chuyện đời thường”, từ chuyện người, chuyện cảnh, chuyện về văn hóa ẩm thực cũng như phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt... của Hà Nội xưa. Với cái nhìn nhân văn ông viết về nó như cái nhìn vốn có, không thêm, không bớt. Đối với con người đó là cuộc sống, cuộc mưu sinh cơ cực, đầy gian khổ với đầy đủ những kiểu người khác nhau, cu li, vú em, con sen... Đối với nếp sống sinh hoạt đó là những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam mà đến nay có lẽ đã phần nào bị mai một theo nếp sống đô thị hóa. Đối với ẩm thực đó là những món ăn với cách pha chế không cầu kì nhưng mang lại khẩu vị

ngon và đặc biệt cho người thưởng thức... Có thể nói Chuyện cũ Hà Nội là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỉ XX bằng văn học, bởi vì cuốn sách này đã giúp cho chúng tôi, những người không phải là người Hà Nội, những người muốn biết mà chưa biết nhiều về Hà Nội, có được những kiến thức, những hiểu biết nhiều hơn về mảnh đất này.

2. Chuyện cũ Hà Nội là một tập chuyện kểđặc sắc về Hà Nội của Tô Hoài. Qua hai tập truyện, Tô Hoài thể hiện một cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử. Là một người đã có hơn 90 năm tuổi đời gắn với Hà Nội và gần 80 năm gắn với nghề cầm bút, ông đã chứng kiến và trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Với Chuyện cũ Hà Nội, trong tư cách một “chứng nhân lịch sử”, nhà văn đã đưa người đọc đến với những sự kiện lịch sử chân thực, sống động mà ông đã từng trải qua, từng chứng kiến. Có thể thấy, tập truyện là nguồn tư liệu lịch sử vô cùng phong phú về Hà Nội mà ở đó chứa cả một kho tri thức phong phú về văn hóa học, xã hội học, phong tục học rất rò nét về một Hà Nội thời thuộc Pháp nửa đầu thế kỉ XX. Mặt khác Chuyện cũ Hà Nội còn có giá trị văn học sâu sắc bởi ở hai tập truyện này còn mang những giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục và một giá trị nhân bản sâu sắc.

3. Chuyện cũ Hà Nội có cách kể chuyện rất duyên, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, bởi sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, giọng điệu hóm hỉnh, hài hước... Tuy các mẩu chuyện trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội không dài, nó chỉ giống như một bức kí họa về một con người, một khung cảnh, một vấn đề hay một suy ngẫm, một ý tưởng... nhà văn lại thường không giải thích, không bình luận,nhưng chỉ một nhận xét ngắn ngủi cũng tạo cảm xúc sâu xa về mảnh đất Thăng Long xưa.

Cũng với cách kể chuyện tỉ mỉ, chi tiết, với những câu chuyện tưởng

chừng không đầu không cuối nhưng những tình cảm chân thành, nhân hậu mà tác giả đã thể hiện trong đó đã đủ để khiến người đọc luôn rung động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nam Cao ( 2002), Tuyển tập tập 1, 2, NXB Văn học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

2. Lê Thị Đương ( 1995), Vấn đề thể hiện phong tục trong tác phẩm Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Dương Thị Thu Hiền ( 2007), Tô Hoài với hai thể văn: Chân dung và tự truyện, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 14

4. Bùi Hiển ( 2012), Tuyển tập, NXB Văn học

5. Tô Hoài (1942), Nhà nghèo, NXB Tân Dân.

6. Tô Hoài (1942), O chuột, NXB Tân Dân.

7. Tô Hoài (1942), Quê người, NXB Tân Dân.

8. Tô Hoài (1942), Giăng thề, NXB Tân Dân.

9. Tô Hoài ( 1985), Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí Văn học số

10. Tô Hoài (1994), tuyển tập truyện ngắn trước năm 1945, NXB Văn học

11. Tô Hoài ( 2004), Chuyện cũ Hà Nội, tập 1, NXB Trẻ

12. Tô Hoài ( 2004), Chuyện cũ Hà Nội, tập 2, NXB Trẻ

13. Nguyễn Công Hoan ( 2003), Nhớ gì ghi nấy, NXB Thanh niên.

14. Trần Văn Hồng ( 1999), Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài - Kim Lân - Bùi Hiển, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

15. Duy Khán (1996), Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng

16. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy ( 1985), Mĩ học Mác - Lê Nin, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội

17. Nguyễn Hoàng Khung( 2001), Thạch Lam Một khuynh hướng truyện ngắn, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội

18. Lê Đình Kị ( 1946), “ Nam Cao con người và xã hội cũ, Văn nghệ ( 54)

19. Thạch Lam ( 2004), Tuyển tập, NXB văn học.

20. Kim Lân ( 1996), Tuyển tập, NXB Văn học.

21. Phong Lê ( 1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn.

22. Phong Lê ( 1998), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hóa thông tin.

23. Phong Lê - Vân Thanh (2000), Tô Hoài - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

24. Phương Lựu (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

25. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB Giáo dục.

26. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Văn học.

27. Trần Đình Nam ( 1995), Nhà văn Tô Hoài, Tạp chí Văn học số

28. Vương Trí Nhàn ( 2002), Tô Hoài và thể hồi kí, Tạp chí văn học số 8.

29. Nhiều tác giả ( 1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp

30. Nhiều tác giả ( 1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội.

31. Mai Thị Nhung ( 2005), Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4.

32. Mai Thị Nhung ( 2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, NXB Giáo Dục

33. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, NXB TPHCM.

34. Vũ Quần Phương (1999), Tô Hoài - Văn và đời, Tạp chí văn học số 8.

35. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục.

36. Trần Đình Sử (chủ biên) ( 1996), Lí luận và phê bình văn học, NXB Văn học.

37. Trần Hữu Tá ( 2001), Tô Hoài một đời văn phong phú, NXB Trẻ Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM.

38. Hoài Thanh, Hoài Chân (1996). Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học.

39. Ngô Tất Tố ( 2010), Việc làng, NXB Văn học.

40. Nguyễn Tuân ( 1982), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, 2, NXBVăn học.

41. Viện Ngôn ngữ học ( 2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đã Nẵng

42. Tân Việt ( 2006), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022