xưởng với các nhà làm keo cột, người cởi trần đứng vắt dây đường vào cột kéo kẹo cả ngày. Xưởng dệt Lợi Quyền, hiệu chè Chính Thái, kẻ ăn người làm và khách buôn tấp nập ra vào, qua lại. Lại đám ăn mày rách lướp tướp chỉ thấy những đầu gối trố ra; bọn bói bài tây nhâng nháo, với lũ kẻ cắp móc túi nháy mắt tụ tập rồi kéo vào chợ. Trên vỉa hè ra đến chợ Đồng Xuân, người nhốn nháo chốc lại tiếng hô hoán bị giật nón, người xô đẩy kêu khóc”[12, 325]. Bên còn lại là “Chỗ giáp Hàng Đào thì sạch sẽ quang đãng”[12, 325]. Như vậy là trong từng khu phố, với đủ mọi ngành nghề buôn bán đa dạng khác nhau còn có sự tồn tại của những phức tạp do đời sống đô thị đem lại. Nó đã làm nảy sinh những mặt trái của xã hội.
Cái tàu điện leng keng, leng keng từng ngò phố là một đặc trưng của Hà Nội xưa đã được nhà văn nhắc đến nhưng nay đã không còn. Ở nội thị Hà Nội thời Pháp thuộc, ta còn bắt gặp những ngày Hội Tây . Hội Tây diễn ra vào ngày mười bốn tháng bảy hàng năm. Đây là ngày quốc khánh của nước cộng hòa Pháp. Trong ngày ấy, toàn những trò chơi khiến cho người ta cười. Đó là những trò do ông cai Mấu trước có đi lính bên Tây về bày đặt ra. Đó là trò lặn bắt vịt dưới ao mà phải bắt từ dưới chân lên, có rất nhiều thanh niên tham gia, “loạn xạ” cả ngày hội. Rồi mỗi năm người ta nghĩ ra một trò mới “Ông cai Mấu cầm cần câu đứng đầu cầu ao. Dây câu buộc chiếc mũ thổ công giấy vàng chóe. Người lặn xuống, thình lình nhô lên, đội trúng vào mũ, thế là có thưởng đồng “săng căng” kền năm xu”[11, 298]. Thế nhưng chẳng năm nào có ai lấy được đồng “săng căng” của ông cai Mấu cả.
Cùng với những ngày hội nhố nhăng đó còn là diện mạo của một nội thị đang được đô thị hóa từ những ngò phố, con đường, đến nếp sống nếp sinh hoạt của con người nơi đây.
2.5.2. Ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội
Trần Hữu Tá viết về Tô Hoài như sau: “Tô Hoài có riêng một vùng ngoại thành cần lao, nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thủa lọt lòng. Nhà văn hiểu nó đến tận chân tơ kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đình đám đến chợ búa, tết nhất, từ phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình tham gia cách mạng” [23, 158 ]
Có lẽ vì vậy mà trong Chuyện cũ Hà Nội, phần ven đô được tác giả quan tâm nhiều hơn, viết nhiều hơn so với phần nội thị. Theo kết quả khảo sát thống kê thì số lượng tác phẩm viết về vùng ven nội trong Chuyện cũ Hà Nội là 53/114 truyện, chiếm 46,5% còn phần nội thị là 14 tác phẩm chiếm 12,3%. Nói như thế có nghĩa là phần ven đô có phần nào được Tô Hoài dành nhiều tình cảm hơn. Ở phần này, Tô Hoài chủ yếu viết về những kỉ niệm của bản thân và những người sống quanh mình. Trong cái nhìn rất riêng, nhà văn Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công một mảng sống của người Hà Nội xưa. Từ cảnh thợ củi, thợ giấy lầm than bụi bặm, đói khổ đến cảnh các làng quê ven nội chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu dẫn đến thảm cảnh người dân nghèo phải đi tù rượu thay để vợ con ở nhà có người nuôi. “Bên làng Mai còn nhiều nhà nấu rượu lậu, có những người đã quen đi ở tù thay người bị bắt rượu như thế, tù mấy ngày, mấy tháng, đã có giá hẳn hoi. Có người ngồi tù thuê đến mười tám, hai mươi tháng. Chủ rượu ở nhà phải nuôi vợ con, lại đóng thuế thân cho người tù thay đến hai năm. Thôi thì đằng nào cũng vậy, người khôn của khó ở nhà cũng phải mửa mật mới kiếm nổi miếng.”[11, 27]. Ở ven đô, ta còn bắt gặp cảnh ở Vọng, cổng Rong, chợ Mơ, bến chợ trâu Hà Đông, Cầu Gỗ, cầu Cuối…” nhan nhản người tàn tật, ăn mày. Ở đâu cũng “ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là câu kẻ khó xin ăn”. Cảnh đòi nợ cũng hiện lên buồn đến nao lòng. Người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo. Quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết, chủ nợ đến đòi, cũng chỉ biết nhìn
nhau. Năm nào cũng vậy, và kết thúc là lời hẹn “sang giêng… sang giêng” để
rồi chẳng bao giờ trả nổi món nợ. Cũng ở nơi đây, ta còn bắt gặp bao nhiêu cảnh đời khốn khó. Khổng Văn Cu cả đời làm mò, không đủ ăn, quay ra làm mọi việc. “Anh Mới cũng đi làm mướn như nhiều người trai trong làng. Việc mò chỉ được đôi khi la liếm kiếm miếng ngoài đình, trong nhà thế thôi. Cho nên, phải đi làm lấy cái ăn. Anh đã học được kéo tàu, đạp lề, mọi việc đàn ông trong nghề giấy. Anh làm quần quật. Anh quảy nước ăn, nước tàu seo.” [11, 126-127]. Bà Viết già cả đời đi khâu vá thuê để kiếm miếng ăn cho qua ngày, tài sản của bà chỉ là cái áo bông mỏng và đôi dép bà mua từ thời còn con gái. Đối với con người, sống là một niềm vui, niềm hạnh phúc vậy mà đối với bà Viết cái chết mới là điều may mắn. “Đám ma bà Viết. Sao bà ấy đi nhanh thế, như đi ngủ. Thôi, cũng may” [11, 186]. Ông hai Tây biết việc lấy đinh đóng vào mũi là rất nguy hiểm song ông vẫn phải làm việc đó mua vui cho người nhằm kiếm miếng ăn. Khi tác giả gặp ông hai Tây thì “cảnh và người ông những năm ấy đã tàn tạ lắm.”[11, 221]. Xem ông làm xiếc, người ta cho tiền như là của bố thí cho một kẻ khốn cùng “Một chinh đây. Rút đinh ra, rút ra. Ghê bỏ mẹ!” [11, 225]
Cảnh ven đô âm vang những tiếng trống giục nộp thuế thân liên hồi. Cuộc sống của người dân đã vô cùng khốn khó, túng quẫn vậy mà hàng năm trai làng cứ đến mười tám tuổi là phải lo một suất sưu những hai đồng rưỡi, cộng tất cả lại lên đến gần ba đồng. Trong những năm thóc cao gạo kém như vậy để lo được một suất sưu đã mất gần ba tạ gạo Sài Gòn gãy. Không khí càng oi ả nặng nề, ngột ngạt hơn bao giờ hết đối với người dân quê nghèo. ''Mùa sưu thuế, phố xá xóm làng oi ả nặng nề, ngột ngạt. Cũng là nghe tiếng trống đình, nhưng không phải tiếng trống việc làng, cũng là trông lá cờ kỳ bay phần phật trước cửa đình, nhưng không phải cờ ông thủ từ sai anh mò cắm sân đình ngày hội lệ tháng hai. Các ông lý, ông phó lý, ông chánh hội, ông thư
kí, các bà trương phiên,khán thủ, tuần đinh ra vào trên đình dưới nhà hội đông
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 8
- Ẩm Thực Và Thú Chơi Trong Chuyện Cũ Hà Nội
- Nội Thị Và Ven Đô Trong Chuyện Cũ Hà Nội
- Cái Hóm Hỉnh Và Tiếng Cười Tinh Nghịch Trong Văn Tô Hoài
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 13
- Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
tấp nập, mùa sưu thuế, ai cũng bận” [11, 143]. Ngoài việc nộp sưu thuế người dân còn phải gánh chịu một nạn đói khủng khiếp. Không chỉ làm vơi đi một nửa dân số của làng Nghĩa Đô, nạn đói này còn cướp đi sinh mạng của hai triệu người dân trên khắp cả nước. “Có làng 400 dân, ruộng không có người làm, bán không ai mua, mỗi mẫu đáng 1.000đ bán không nổi 30đ. Phủ này người ta đương mong được chóng chết. Trẻ con từ 7, 8 tháng đến 1, 2 tuổi bị cha mẹ bỏ hoăc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi, đi đường nào cũng thấy”[11, 82]. Nạn đói ấy đã tạo nên một quang cảnh thê lương, tiêu điều: “Cái sân lạnh lẽo đầy cứt giun đùn”. “Màu hoa trắng rờn rợn”. Những thân phận thì hắt hiu, tàn tạ: “Chú Dự mặc áo xanh đã bạc mốc hai vai, người bé nhỏ, màu da úa, mặt choắt, xanh xám như cơn mưa”, “Cái Lợi đi lấy chồng rồi về nhà chết đói”... Ngay cả những người có chữ nghĩa như Tô Hoài và Nam Cao, nếu không có một người quen trả công dạy lũ con của ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè như thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”. Nạn đói ấy đã ám ảnh nhà văn cho đến tận bây giờ. “Bây giờ, mỗi khi đi qua chợ Bưởi, cả những ngày phiên đương đông, bỗng chớp chớp mắt tôi lại như thấy trong các cầu chợ xuống tận hai bên bờ sông Tô Lịch, lò dò đi ra những bộ xương người lảo đảo, kheo khư, nhấp nhô” [11, 77].
Ở ven đô, tác giả không chỉ kể lại cuộc đời của những con người khốn khó lầm than mà ông còn nhắc đến những ngày hội làng, những khao vọng đám ma, và cả lễ hội phồn thực từ đời nảo đời nao vẫn còn ...Tất cả là những hình ảnh rất thực của đời cứ đan cài vào nhau, tạo nên dòng mạch ngược xuôi của những cuộc đời lam lũ.
Qua những truyện rất ngắn, chúng ta thấy rằng: Tô Hoài quả là một kho tư liệu lịch sử sống của Hà Nội thế kỉ XX. Có thể cuộc sống đó đã có rất
nhiều người trải qua nhưng rất hiếm người giữ được nó tươi mới và rò nét như Tô Hoài. Hà Nội thời Pháp thuộc đã qua gần một thế kỉ nhưng nó vẫn vẹn nguyên trong văn Tô Hoài với từng ngò phố, từng gánh hàng quê, từng vườn hoa, từng cái ao làng... Tất cả đều ăm ắp sự kiện và tình cảm của nhà văn. Qua tập kí này, có thể thấy ngoài tài văn chương, Tô Hoài còn có một lượng kiến thức rất lớn về cuộc đời, có năng lực quan sát, có kĩ thuật phân tích để có thể nói lên, viết lên những sự vật, sự việc, con người... Các mẩu chuyện trong Chuyện cũ Hà Nội dù là chân dung của một nhân vật, kí họa về một cảnh hay giãi bày một tâm sự đều rất hấp dẫn người đọc. Bất cứ ai khi đọc Chuyện cũ Hà Nội cũng cảm nhận được một tình yêu mến, một niềm cảm thông, thương xót vô bờ bến mà nhà văn dành cho những cuộc đời của người dân lam lũ, cơ cực nơi ven đô quê ông.
Chương 3
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT VÀ PHONG CÁCH CỦA TÔ HOÀI
3.1. Sức nhớ và sức nghĩ của Tô Hoài
Hà Nội đã trở thành niềm say mê của biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Trước năm 1975, có rất nhiều nhà văn viết về Hà Nội, viết về vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của Hà Nội từ nhiều góc độ qua bao biến cố, thăng trầm của dân tộc. Những tác phẩm ấy đều mang một âm hưởng chung là tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, và khát khao xây dựng một Hà Nội giàu đẹp văn minh... Những cây bút tiêu biểu thời kì này như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hoàng Đạo Thúy, Vũ Bằng...
Sau năm 1975, khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, các tác giả viết về Hà Nội lại đề cập đến những vấn đề đang diễn ra xung quanh mảnh đất Hà thành, khôi phục lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Những tác phẩm thời kì này phải kể đến Đường vào Hà Nội của Băng Sơn và Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài...
Như vậy, ta thấy rất rò rằng Hà Nội đã khơi gợi nguồn cảm hứng và thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà văn qua nhiều thế hệ ở từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Với đề tài Hà Nội, ở mỗi tác giả lại có một thế mạnh riêng. Trước tiên phải kể đến Nguyễn Tuân- một nhà văn sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo và thừa hưởng được những tinh hoa trong nề nếp ấy. Khi bước vào đời sống đô thị nhố nhăng lúc bấy giờ, ông không tin tưởng vào tương lai và thất vọng bởi một xã hội xô bồ, nhố nhăng, kệch cỡm, đang làm xơ cứng, rạn nứt tâm hồn con người. Trong tác phẩm Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã tìm về với những giá trị cũ, tìm lại bóng dáng Hà Nội thông qua những thú chơi như: thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù, thú chơi hoa địa lan… của các bậc “tao nhân mặc khách”. Toàn bộ những con người trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân về Hà Nội hiện lên như những nghệ sĩ của một thời vàng son đã qua, những người đã rất chú trọng đến thú chơi tinh hoa để thông qua đó hiện lên hồn dân tộc, hồn đất nước. Sau này khi nước ta bị đế quốc Mĩ
xâm lược, trong những ngày Hà Nội đỏ lửa, anh dũng chống trả lại những trận bom rải thảm từ pháo đài bay Mĩ, Nguyễn Tuân cho ra đời tập kí nổi tiếng Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi. Trong tập bút kí, Nguyễn Tuân đã kể lại một không khí hào hùng của những năm kháng chiến chống xâm lược, những tấm gương anh dũng, kiên cường của nam nữ thanh niên đất Hà thành.
Với tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đã dẫn người đọc đến với những vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Tập kí không miêu tả một Hà Nội cao xa với những cảnh quan đô hội, phố xá sầm uất... mà cho người đọc biết về nguồn gốc của nhiều tên phố cổ kính xưa, những câu chuyện về “Những cái biển vàng”, “Người ta viết chữ Tây”, kể cả một cái cột điện, mấy cái bóp mới dựng, hay một phiên chợ đêm như “chợ xanh”, “chợ mát”, với những lối đi nhỏ, những món quà vặt... Tất cả những cái thuộc về cuộc sống hàng ngày bình dị ấy của Hà Nội đều được Thạch Lam nhắc đến như những nét đẹp tinh hoa của thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đặc biệt miêu tả “quà Hà Nội”. Đây là một thứ quà bình dân của dân nghèo thành thị. Những món như bún ốc, xôi bung, bánh cuốn, tiết canh lòng lợn, mằn thắn, bún riêu, nem chua... đã được Thạch Lam thể hiện bằng sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc qua nhiều giác quan, lúc là thị giác, khi là vị giác, khứu giác và thậm chí cả thính giác. “Quà Hà Nội” hiện lên không chỉ như những món ẩm thực mà nó còn mang một giá trị tinh thần, nó là sự hòa hợp giữa tình yêu với thiên nhiên cây cỏ. Các món quà đều được chọn lọc và kết hợp với các nguyên liệu chế biến để tạo ra sản phẩm đẹp, hài hòa... Qua bút kí Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam đã đưa người đọc trở về đúng với bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Qua đó ông cũng đã nói lên một khát vọng cháy bỏng là hãy bảo vệ những tinh hoa văn hóa Hà Nội, bỏ đi những gì của Hà Nội lầm than, cơ cực, cho Hà Nội mãi là Thăng Long tươi đẹp.
Cũng như một số nhà văn khác, Vũ Bằng cũng là một trong những người viết rất hay về Hà Nội. Mặc dù không sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nhưng ông đã dành cho Hà Nội một tình yêu tha thiết, cháy bỏng. Vũ Bằng trút vào những trang văn của mình nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai. Nếu như Nguyễn Tuân ngợi ca phương diện “kĩ thuật” của các thú chơi và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mỹ thuật, phương diện của cái đẹp, thì Vũ Bằng lại ca ngợi sự tinh tế của các món ăn với sự khoái khẩu của người thưởng thức, hưởng thụ. Miếng ngon Hà Nội là kết tinh của một tình yêu với Hà Nội. Còn với Thương nhớ mười hai ông viết về mười hai tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc. Ông đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết. Đến hồi ức Nhớ gì ghi nấy của Nguyễn Công Hoan, tác giả ghi lại những sự việc, hiện tượng, những thay đổi từng ngày, từng giờ, từng phút đã trải qua trong cuộc đời mình. Mỗi khi nhớ một việc, Nguyễn Công Hoan suy nghĩ thấy nên ghi lại thì ông ghi.Như vậy, có thể thấy các nhà văn đã khám phá Hà Nội từ nhiều góc độ khác nhau. Có nhà văn thì nghiêng về văn hiến, phong hóa, có nhà văn nghiêng về hào khí thủ đô, văn hóa ẩm thực hay phong tục tập quán ...Và ở mỗi góc độ, mỗi nhà văn lại có những cách nhìn nhận và cách tiếp cận khác nhau mang dấu ấn phong cách của từng tác giả. Mặc dù trải qua các thời kỳ lịch sử với những biến động của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, với những thay đổi về nhận thức và lối sống của con người, bản sắc văn hóa Hà Nội cũng dần thay đổi, mở rộng, tiếp biến và pha tạp nhưng Hà Nội vẫn cứ là Hà Nội và nó vẫn là cái nôi văn hóa nghệ thuật của cả nước với những nét đẹp riêng vốn có. Vì thế cho nên một điểm chung có thể nhận thấy ở các nhà văn là họ đều viết về thủ đô Hà Nội