Cộng Đồng Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Và Quan Điểm, Chủ Trương Của Đảng Và Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài

thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ nhạy bén nhất đối với khoa học và công nghệ tạo ra sự phát triển của một lớp công chúng mới của truyền thông. Trái lại, với các loại hình báo chí truyền thống, công chúng đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức cung cấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe, nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp Internet phát triển với sự ra đời của vô vàn các trang tin điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến (online) và các giao thức liên lạc (Email, chat) và thoại (voice) được tích hợp làm thoả mãn tất cả các nhu cầu thông tin của công chúng, bao gồm cả nghe, nhìn, đọc, nói của công chúng.

Internet với đặc trưng tương tác của nó, đã thu hẹp những giới hạn về không gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô toàn thế giới. C ng với sự phát triển của hệ thống internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động với các phương thức truyền dữ liệu tốc độ cao, hay các thiết bị đầu cuối được phát triển theo xu hướng di động hoá, cá nhân hóa cao độ tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi.

Sự phát triển của công nghệ truyền thông cũng đã tạo cho báo chí một hướng đi mới: tích hợp các phương tiện truyền thông. Tính chất đa phương tiện được biểu hiện rò ràng nhất qua sự tích hợp này. Xu hướng phát triển này là ph hợp với nhu cầu thông tin của xã hội, do vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền thông. Hay nói cách khác, truyền thông đa phương tiện là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới.

1.1.5. Người Việt Nam ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thống nhất. Điều 3, khoản 3, Nghị định số 138/2006/NĐ-CP

quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Khái niệm này được khẳng định lại tại Điều 3, khoản 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [47]. Như vậy, khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm hai nhóm chủ thể là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong các văn kiện chính thức của nhà nước Việt Nam, cụm từ hay được sử dụng nhiều nhất là “người Việt Nam ở nước ngoài”, chẳng hạn: “Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài”, “Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài” Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài có ghi rò “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Ngoài cụm từ “người Việt Nam ở nước ngoài” được sử dụng trên các văn bản chính thức, người dân trong nước c n sử dụng một số cụm từ như: Việt kiều, kiều bào, người Việt Nam sống xa Tổ quốc, người Việt xa xứ, người Việt xa quê, người Việt ly hương

1.2. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

1.2.1. Diện mạo cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Với khoảng 4,5 triệu kiều bào sinh sống tại 109 quốc gia và v ng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng kiều dân đông nhất tính theo tỷ lệ với dân số trong nước, chỉ sau Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ 20, khi dân Trung Quốc có khoảng 1,3 tỷ thì Hoa kiều có khoảng 55 triệu, chiếm tỷ lệ 4,23%. C ng thời gian đó, Việt Nam có khoảng 68 triệu dân thì người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 2,6 triệu, chiếm 3,82% [21].

Có khoảng 2,2 triệu người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang làm ăn sinh sống tại Mỹ; 98% tổng số người Việt Nam ở nước ngoài sống tại 21 nước có đông người Việt Nam (trên 10.000 người), tập trung tại 5 khu vực chính: đó là Bắc Mỹ, Tây - Bắc Âu, Nga và Đông Âu, Đông Nam Á – Đông Bắc Á, châu Öc. Hiện có khoảng từ 70% kiều bào đã có quốc tịch nước sở tại. Bên cạnh đó, thời gian qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 4

Số người ra đi khỏi đất nước diễn ra trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau, do đó suy nghĩ, tình cảm, thái độ của họ với trong nước cũng rất khác nhau. Thế kỷ 20 là thế kỷ có nhiều biến động nhất trong lịch sử, cũng là thế kỷ chứng kiến nhiều đợt di cư nhất của người Việt, mà mỗi một đợt di cư đó đều gắn liền với những biến cố trọng đại của dân tộc. Có thể kể đến 3 làn sóng di cư lớn: di cư trước năm 1954, di cư trước và sau 30/4 năm 1975, và đợt di cư những năm 1978, 1979, 1980.

Cụ thể, những năm 30, 40 của thế kỷ XX, ngoài một số người ra đi tự phát sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia để kiếm sống, lánh nạn, thì một phần là do bị thực dân Pháp bắt lính Đông Dương sang châu Phi tham gia vào chiến tranh thuộc địa Pháp. Một số khác đi du học, làm công chức trong chính quyền thực dân, và các nhân sĩ trí thức yêu nước đi tìm đường cứu nước hoặc do bị đàn áp khủng bố ở trong nước phải ra nước ngoài hoạt động Tính đến năm 1945, người Việt Nam di dân chủ yếu sang các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, sang Pháp và các thuộc địa của Pháp ở châu Phi, châu Đại Dương. Sự kiện Pháp bị thất bại thảm hại tại Đông Dương và Việt Nam năm 1954 cũng kéo theo một làn sóng người Việt di cư sang Pháp và các nước khác.

Tiếp sau đó, trong chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam (từ 1954-1975), tại miền Nam Việt Nam số lượng người Việt tới các nước Âu, Mỹ, Australia cũng tăng nhanh. Số người này chủ yếu là những người đi du học, đi làm ăn,

kinh doanh, tránh chiến tranh, trốn quân dịch hoặc là vợ con người Việt của những người nước ngoài tham gia phục vụ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam hết hạn về nước. Cũng bằng những con đường trên, nhiều người Việt Nam đã tới sinh sống ở nhiều nước khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Tại miền Bắc, từ năm 1952, có khoảng trên 150.000 lưu học sinh và công nhân kỹ thuật được gửi đi đào tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác (một số nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba. Phần lớn những người này đã trở về để phục vụ đất nước, chỉ có một số ít ở lại. Đến trước năm 1975, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn chỉ vào khoảng trên dưới 20 vạn người, sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Làn sóng người Việt Nam ra đi ồ ạt diễn từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Số người rời Việt Nam ngay trước hoặc sau ngày giải phóng vì lo sợ về “một cuộc tắm máu” lên tới khoảng 131.000 người.

Những năm 1978 – 1980, có khoảng 230.000 người Việt gốc Hoa vượt biên bằng đường biển (c n gọi là thuyền nhân – Boat People) do căng thẳng trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, cộng với những khó khăn chồng chất của đất nước sau cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, sự xúi giục của các phần tử phản động đã khiến nhiều người hoang mang và rời bỏ đất nước.

Tại Liên Xô và các nước Đông Âu, từ đầu những năm 1980, sau khi các Hiệp định về đào tạo công nhân kỹ thuật, hợp tác giáo dục và lao động được k kết đã có hàng chục vạn công dân Việt Nam đã được đưa sang lao động, học tập, thực tập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đa số đã trở về nước nhưng cũng có một bộ phận ở lại làm ăn, sinh sống. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã khiến một số lượng lớn người Việt Nam ở đây không có khả năng trở về. Những người ở lại định cư sau này c n làm cầu nối đưa một bà con họ hàng, bạn bè từ Việt Nam sang làm ăn, hình thành nên cộng đồng người Việt khá đông và

đặc trưng ở Nga và các nước SNG. Trong thời điểm biến động ở Đông Âu, một số người Việt ở Đông Âu chuyển sang các nước Tây Âu sinh sống.

Từ năm 1990 đến nay, người Việt Nam ra nước ngoài cư trú chủ yếu là những người được thân nhân bảo lãnh, kết hôn với người nước ngoài, lao động xuất khẩu và du học sinh, ngoài ra c n có một số chuyên gia, người đi làm ăn, đi thăm thân, du lịch rồi ở lại, trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi.

Sau năm 1997, tình hình đất nước ta ngày càng ổn định và phát triển, chính sách xuất nhập cảnh cũng trở nên thông thoáng hơn, hàng năm đã có thêm hàng ngàn công dân của ta sang Nga, Séc, Ba Lan và một số nước Đông Âu khác theo các hình thức du học, thăm thân, du lịch rồi ở lại định cư. Trong thời gian từ năm 1998 -2005 đã có tổng cộng gần 400.000 lượt lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại các địa bàn Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và ở một số quốc gia Trung Đông.

Bên cạnh số lao động xuất khẩu, số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài trong thời gian qua cũng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, từ 1995-2007 có khoảng 180.000 người Việt Nam kết hôn với người của 60 nước, trong đó phụ nữ chiếm tới 80%. Năm 2014, đã có trên 100.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan [21] và khoảng 40.000 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc [44 – tr.28]. Lượng lưu học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài trong những năm gần đây cũng ngày một tăng, đưa tổng số người Việt Nam ở nước ngoài cho đến nay khoảng 4,5 triệu người. C ng với thời gian, người Việt dần dần ổn định cuộc sống ở nước ngoài, h a nhập tốt với cộng đồng sở tại và không quên hướng về đất nước.

Ra đi dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau như vậy, suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn nhận về đất nước trong cộng đồng rất khác nhau, thái độ chính trị đối với trong nước cũng đa chiều thậm chí rất phức tạp.

Đa phần người Việt ở nước ngoài là những người Việt yêu nước. Bà con trong cộng đồng luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương, mong

muốn đất nước phát triển và hội nhâp với quốc tế. Đây là những môi trường thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội truyền thống, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trừ có một bộ phận đồng bào chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên c n thái độ tiêu cực hoặc dè dặt, thậm chí một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu lớn được thu nhận thông tin hàng ngày về tình hình đất nước, quê hương, về tình hình quốc tế. Bà con người Việt ở nước ngoài đều muốn nắm bắt các thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước. Hơn thế nữa, là những người Việt giàu tình cảm với quê hương, xứ sở, nhiều người ra đi do những biến cố lịch sử nên người Việt Nam sống xa Tổ quốc lại càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin từ trong nước.

Người Việt xa quê hương thường khao khát được nghe tiếng nói của quê hương. Ngoài ra, do thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ của nước sở tại, tiếng Việt dễ bị mất đi nếu không biết giữ gìn. Nên họ muốn nghe các chương trình tiếng Việt ở trong nước truyền sang để giữ gìn tiếng Việt đồng thời dạy tiếng Việt cho con cháu.

Có một bộ phận người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài vài chục năm nhưng khả năng ngôn ngữ của nước sở tại của họ rất hạn chế. Nhiều người Việt ở Australia thú nhận: họ xem chương trình tivi Australia chủ yếu xem hình ảnh. Chính vì vậy, nhu cầu tiếp nhận thông tin về thế giới, về Tổ quốc bằng tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn, đặc biệt là những nguồn thông tin qua báo chí chính thức của nước nhà.

1.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

Đảng và Nhà nước ta khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính sách đại

đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đường lối này được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật như trong Hiến pháp năm 1992, Luật quốc tịch ban hành ngày 28/6/1988, Pháp lệnh lãnh sự ban hành ngày 13/11/1990, Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ban hành ngày 2/12/1993 và nhiều văn bản khác của Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, ngày 13/6/1992, về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại nêu rò: “Tăng cường đầu tư cho công tác thông tin đối ngoại, tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại”. “Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cần được tăng cường. Tăng công suất phát sóng và nghiên cứu hình thức hợp tác để tiếp âm cho một số đối tượng; nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài của Đảng và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thể hiện trên các phương diện sau:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam sinh sống, làm ăn ở nước sở tại, giúp kiều bào nhanh chóng h a nhập vào xã hội nước sở tại, phát triển quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước nơi kiều bào cư trú.

- Giúp kiều bào hiểu rò tình hình đất nước, phát huy khả năng đóng góp xây dựng đất nước trên nhiều lĩnh vực; khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao trí thức, công nghệ và kinh nghiệm quản l cũng như đầu tư về nước.

- Giải quyết thỏa đáng vấn đề quốc tịch và hồi hương; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú đi lại của kiều bào.

Nhà nước ta cũng quan tâm đến công tác bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Điều này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Có thể nói, một trọng tâm hoạt động của các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài là bảo hộ quyền lợi công dân. Hiến pháp năm 1992, Luật quốc tịch, Pháp lệnh lãnh sự và Pháp lệnh về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đều có những quy định cụ thể về hoạt động này. Ngoài ra, nước ta cũng tham gia Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, cũng như k nhiều hiệp định lãnh sự và các điều ước quốc tế khác để tạo cơ sở pháp l quốc tế vững chắc cho hoạt động này.

Nghị quyết 36 (NQ 36) của Bộ Chính trị ban hành tháng 3/2004 như một bước đột phá về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết khẳng định “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Ngoài ra, “công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân”. Tinh thần của NQ 36 là củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với các mục tiêu: Đoàn kết, thành đạt, trở thành cộng đồng mạnh và luôn hướng về quê hương, đất nước. Đây là nội dung cơ bản và nhất quán trong chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nghị quyết được triển khai tập trung trên 3 lĩnh vực: Thông tin tuyên truyền; Hoạch định chính sách; và Vận động cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, công tác thông tin tuyên truyền được coi là một nhiệm vụ trọng tâm.

NQ 36 ban hành công khai là một biểu hiện tư duy đổi mới của Đảng về công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Kể từ sau đó, các chính sách dành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng cởi

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí