Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Chương Trình Phát Thanh “Dành Cho Đồng Bào Việt Nam Ở Xa Tổ Quốc”

trong khuôn khổ Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ k ban hành.

Với dịch vụ công phát thanh, truyền hình Internet cho người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam sống, lao động, học tập ở nước ngoài có thể xem được các chương trình phát sóng trên 10 kênh truyền hình (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, Kênh 1 của Truyền hình Hà Nội, Kênh truyền hình HTV9 của Đài Truyền hình thành phố HCM, VTC1, VTC10, VTC16, Truyền hình thông tấn) và 4 kênh phát thanh (VOV1, VOV2, VOV3, VOV5) chỉ với các thiết bị có thể kết nối Internet như máy tính, điện thoại thông minh, TV Internet

Trang web cũng đưa các file video của bản tin thời sự của VTV1, Talk Việt Nam, Người Việt năm châu của VTV4; file audio các chương trình phát trên VOV2, VOV5; phim tài liệu của VTV Mục đích của trang web là đưa những thông tin về Việt Nam và về kiều bào cho người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xa xứ.

Có thể thấy, các loại hình báo chí Việt Nam hiện nay gồm phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử đã dành nhiều thời lượng cũng như diện tích trang báo để tuyên truyền về công tác đối ngoại của Việt Nam cũng như về người Việt sống xa Tổ quốc. Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử tuyên truyền đối ngoại đã chú trọng giới thiệu chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực đồng thời tăng cường thông tin về kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến thương mại, du lịch, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại được đổi mới theo hướng chủ động, kịp thời thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt

Nam, về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.

Bên cạnh những tờ báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình dành cho kiều bào đã nêu ở trên, nhiều báo in cũng như báo điện tử có mục liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là báo Tuổi trẻ và báo Tiền Phong đều có mục c ng tên là “Người Việt năm châu”. Báo Dân trí có mục “Kiều bào”. Báo Đại đoàn kết có mục “Quê hương – Hải ngoại”. Tuy rằng, tin tức liên quan đến kiều bào chưa được cập nhật thường xuyên nhưng cũng phần nào đưa cho độc giả có cái nhìn về cuộc sống, công việc làm ăn, kinh doanh của người Việt ở nước ngoài.

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”

1.4.1. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng h a. Một trong những nhiệm vụ cách mạng lúc đó là thành lập đài phát thanh. Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời. Trong quá trình phát triển, sớm bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước trong tình hình mới, ngày 16/8/1981, Đài Tiếng nói Việt Nam có quyết định chính thức thành lập chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc(thường gọi là chương trình Việt kiều) trên cơ sở chương trình Thời sự 0 giờ được phát sóng từ năm 1973 mà nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là đưa những thông tin nhanh về tình hình đất nước phục vụ kiều bào và phái đoàn Việt Nam đang đàm phán tại hội nghị Paris (Pháp).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Trước khi chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” xuất hiện trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, những người khởi xướng đã có tưởng xây dựng nên một chương trình có bản sắc riêng, độc đáo. Nhạc hiệu của chương trình được nhiều thế hệ kiều bào yêu thích nhiều

năm qua với lời xướng “Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” do nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai thể hiện trên nền nhạc đàn bầu trầm ấm, sâu lắng, day dứt mà trang nghiêm. Lời xướng và nhạc hiệu đó là cơ sở để những người thực hiện xây dựng nên một chương trình phát thanh với mục đích khơi gợi, thức dậy tình yêu quê hương xứ sở của người xa quê, làm sống lại nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam, làm cho họ xích lại gần với quê hương hơn.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 6

Từ khi thành lập đến năm 1993, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nằm trong Ban Đối nội. Từ năm 1993, chương trình chuyển sang Ban Biên tập Đối ngoại, nay là Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia.

Cũng như nhiều chương trình khác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, ngay từ lúc đầu chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có kết cấu tương đối ph hợp. Ngay sau nhạc hiệu chương trình là bản tin thời sự, được chia thành hai phần rò rệt: tin trong nước và tin quốc tế. Tiếp theo đó là một bài viết có tính chất luận xoay quanh những sự kiện thời sự nổi bật trong nước hoặc thời sự quốc tế; cũng có khi là một bài dài, chủ yếu thuộc các thể loại ghi nhanh, phóng sự, phỏng vấn về những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm giới thiệu cho bà con kiều bào hiểu được tình hình đất nước. Phần cuối mỗi chương trình thường có từ 1 đến 2 tiết mục được xây dựng khá công phu, tạo được nét riêng như: “Bạn cần biết” (thứ 2), “Câu chuyện với người xa quê” (thứ 3, chủ nhật), “Những tấm lòng vì Việt Nam” (thứ 6, chủ nhật), “Chuyện trong tuần” (thứ 6), Nông thôn Việt Nam ngày nay”, “Tạp chí văn nghệ” (thứ 3, thứ 7)

Sau khi chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” được chuyển sang Ban đối ngoại, chương trình ca nhạc độc lập có thời lượng 30 phút “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” do Ban Âm nhạc thực hiện được chuyển sang cho ph ng Việt kiều đảm trách. Tiết mục

“Giai điệu quê hương” ra đời chính từ sự điều chỉnh này. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự thay đổi về thời lượng của chương trình, từ 30 phút ban đầu đã tăng lên 60 phút. C ng với tiết mục “Giai điệu quê hương”, nhiều tiết mục khác lần lượt ra đời, nâng tổng số lên đến 19 tiết mục và trang tin ổn định như hiện nay.

Với yêu cầu và nhiệm vụ tuyên truyền, nội dung chính của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” tập trung vào hai mảng chủ đề lớn là: phản ánh những thành tựu kinh tế, xã hội, những đổi thay ở các v ng miền đất nước, những vấn đề thời sự và chuyên sâu của đời sống văn học nghệ thuật quê nhà; đồng thời đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái, hiểu sai về đất nước, chế độ chính trị, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam của tổ chức lưu vong, phản động nước ngoài thông qua chuyên mục Câu chuyện với người xa quê, Thời sự chính trị góp phần giải độc và nâng cao nhận thức chính trị đối với thính giả nghe Đài.

Hiện nay, mỗi ngày, ph ng Việt kiều thực hiện sản xuất một chương trình với thời lượng 60 phút, phát trên nhiều băng sóng, tần sóng phủ ở các châu lục của thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, châu Öc, Đông Nam Á nhằm phục vụ cho gần 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài c ng người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Do đặc điểm về địa l , không gian và thời gian, giờ và tần số phát sóng các chương trình “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” hàng năm thường phải thay đổi theo m a.

35 năm qua, trong sự quan tâm chung của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” không ngừng phát triển về chất lượng chương trình. Hiện nay, mỗi tuần, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nhận được từ 23 -25 thư (bao gồm hộp thư điện tử, thư qua đường bưu điện và qua điện thoại). Hồi âm của thính giả là tương đối tốt.

1.4.2. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” phát trên Internet

1.4.2.1. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” phát trực tuyến trên báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.VN

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có ưu thế nhanh, chuyển tải thông tin cập nhật có tính thời sự do phát hàng ngày. Tuy nhiên, không phải người Việt Nam ở nước ngoài nào cũng có điều kiện theo dòi do độ chênh múi giờ phát sóng tại các châu lục, các quốc gia

Ngày 3/2/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức h a mạng Internet bản tin tiếng Việt và tiếng Anh với tên gọi VOVNEWS. Đây là tờ báo điện tử đầu tiên của ngành Phát thanh Việt Nam, với tên miền vov.org.vn. Năm 2011, báo điện tử VOVNEWS được đổi tên thành báo điện tử VOV, tên miền của báo ở địa chỉ là vov.vn. Ngày 25/6/1999, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát trực tuyến trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hàng ngày, báo điện tử của VOV đăng toàn bộ chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” với thời lượng 60 phút lên trang bằng phương thức nén âm thanh. Việc truyền âm thanh của chương trình lên mạng Internet đã rút ngắn khoảng cách về địa l , giúp bà con kiều bào gần lại với quê hương hơn. Việc phát phần âm thanh chương trình “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” mỗi ngày 60 phút trên báo điện tử là niềm vui lớn đối với những người con Việt đang sống ở các phương trời xa. Ngay sau khi phát chương trình âm thanh 60 phút dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, treo trên vov.org.vn thì số lượng người truy cập cũng tăng nhanh từ 10.000 lượt lên đến 16.000 lượt/ ngày, vào thời điểm đó. Đến ngày 13/8/1999, đã có 1.633.277 lượt truy cập của kiều bào vào trang mạng của VOV.

Nhờ mạng Internet, chương trình đã đến được những v ng xa nhất mà các phương tiện phát sóng không thể nào với đến được.

1.4.2.2. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đăng trên trang thông tin điện tử VOVWORLD.VN

Ngày 16/1/2012, Hệ Phát thanh đối ngoại quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam đã lên trang Thông tin Điện tử Đối ngoại vovworld.vn bằng 12 thứ tiếng: tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia.

Trang tiếng Việt của vovworld.vn có tại địa chỉ http://vovworld.vn/vi-VN.vovdo ph ng Việt kiều, thuộc Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam phụ trách, là trang phục vụ cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, người Việt trong nước và người nước ngoài quan tâm đến tiếng Việt. Mục đích ban đầu khi thành lập trang web là nhằm đưa chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam lên trang điện tử để đông đảo bà con kiều bào có thể nghe chương trình ngay trên mạng mà không cần máy thu thanh.

Đây là một trong các trang có nhiều lượt truy cập nhất trong tổng thể trang web vovworld.vn. Phần lớn nội dung về văn bản và âm thanh đưa lên web được lấy từ chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhiều thính giả là Việt kiều ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Australia trước đây không nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam thì nay đã nghe được đài trên mạng Internet.

Rò ràng rằng, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là kênh báo nói cho 91,7 triệu thính giả trong nước (số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 6 năm 2016, trích trên trang web daidoanket.vn, ngày 29/6/2016), Đài Tiếng nói Việt Nam đã từng bước vươn lên đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin đối ngoại, phục vụ quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của đất nước. Thành tựu đạt được trong 30 năm đổi mới vừa qua cũng gắn liền với những đóng góp của lực lượng báo nói với nhiều hoạt động bền bỉ, không kể ngày đêm, để

chuyển tải thông tin về tình hình trong nước và quốc tế tới các đối tượng nghe đài. Đây cũng là kênh quan trọng để đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến mọi người dân, đến bạn bè quốc tế, thúc đẩy công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rò các khái niệm liên quan về thông tin đối ngoại, phát thanh, chương trình phát thanh, truyền thông đa phương tiện. Trong từng khái niệm, tác giả đã trích dẫn nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau của các nhà nghiên cứu về vấn đề chương trình phát thanh. Từ những nghiên cứu các khái niệm đó, tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét, quan điểm, nhận định của cá nhân với mong muốn đóng góp thêm một ý kiến về các lĩnh vực phát thanh.

Tiếp theo, tác giả đã chỉ ra quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, những thông tin về cộng đồng người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài. Tác giả cũng giới thiệu về quá tình hình thành của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam, một kênh phát thanh quan trọng để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đến mọi người dân trong nước cũng như đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, đến bạn bè quốc tế, kênh nối kết người Việt xa quê hướng về đất nước.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích diện mạo của các kênh đối ngoại dành cho người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, những vấn đề đặt ra đối với phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam xa xứ trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Bởi thời điểm hiện nay đang là thời điểm b ng nổ các loại hình truyền thông đại chúng từ báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Các loại hình báo chí đang đổi mới một cách mạnh m , tin tức cập nhật

nhanh chóng, cô đọng, súc tích và mới lạ phục vụ nhu cầu của công chúng. Do vậy, làm thế nào để hấp dẫn, lôi cuốn công chúng thính giả về phía mình là vấn đề đặt ra đối với chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Nếu chương trình không đáp ứng được những yêu cầu của người nghe trong cơn lốc công nghệ thông tin hiện nay s không thể hấp dẫn và không đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022