Diện Mạo Các Kênh Đối Ngoại Dành Cho Đồng Bào Việt Nam Ở Nước Ngoài

mở hơn. Một số chính sách cụ thể cũng được ban hành, thể hiện qua các bộ Luật quốc tịch (cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch), Luật đất đai, nhà ở, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, về cư trú, hồi hương Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngày càng được các cơ quan chức năng ở trong nước và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thực hiện một cách chủ động và hiệu quả. Năm 2003, Quỹ hỗ trợ Cộng đồng do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài điều phối đã ra đời. Năm 2008, Quỹ bảo hộ Công dân Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao được thành lập. Nếu Quỹ cộng đồng đóng góp hiệu quả cho công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thì mục đích của Quỹ này là bảo trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam trong các trường hợp khẩn cấp và khó khăn (ví dụ như các sự kiện đưa lao động Việt Nam về nước từ Lebanon, từ Libya trong thời gian vừa qua).

Công tác vận động cộng đồng đã được triển khai tích cực với nhiều hoạt động mang tính đột phá, nội dung phong phú, huy động được đông đảo kiều bào tham gia vào các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước; mở rộng nhiều hình thức giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với cội nguồn; thu hút ngày càng nhiều sự hợp tác, đóng góp của kiều bào về khoa học-công nghệ, kinh doanh, đầu tư, từ thiện nhân đạo Lần đầu tiên, trong nước đã tổ chức một Hội nghị dành cho đại biểu kiều bào khắp nơi trên thế giới (năm 2010). Đến tháng 11 năm 2016, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới cũng được tổ chức. Ngoài ra, mỗi năm có hàng chục hoạt động dành cho kiều bào do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, như các chương trình Xuân Quê hương, Giỗ tổ H ng Vương, Trại hè Việt Nam, Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho các giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài, các chương trình khuyến khích mời trí thức Việt kiều về làm việc trong nước... cho thấy chính sách dành cho kiều bào ngày càng thiết thực hơn. Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc các cấp, các đại diện kiều bào đều nhấn mạnh

đến vai tr của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước tuyên truyền về hoạt động của kiều bào, coi đây như một nguồn động viên tinh thần đối với họ.

Những năm gần đây, số bà con ta ở nước ngoài về nước thăm thân, du lịch, về đầu tư lên gần 400.000 lượt người mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về nước năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD, một con số lớn hơn nhiều so với hơn chục năm trước là năm 2003 đạt gần 2,7 tỷ USD. Kiều hối tiếp tục giữ mức tăng đều đặn trong hơn chục năm qua, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đất nước [44- tr.41]. Hàng trăm lượt kiều bào trí thức đã về nước đóng góp tri thức và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cơ quan, Viện nghiên cứu và trường đại học trong nước .

Vượt lên trên những thành tựu kể trên, điều đáng nói là đã có một bước chuyển căn bản trong nhận thức giữa trong và ngoài nước về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài. Sự cởi mở trong – ngoài ấy đang khiến những người con xa xứ d ra đi dưới hoàn cảnh nào cũng cảm thấy được xích lại gần với quê hương đất nước hơn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Trong bước chuyển đó, không thể không kể đến những đóng góp mà báo chí trong nước đã làm được.

1.3. Diện mạo các kênh đối ngoại dành cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài

1.3.1. Báo in

Theo Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9 về tăng cường một bước công tác vận động kiều bào giai đoạn phát triển hội nhập của đất nước, “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, do đó đã có nhiều sách báo, ấn phẩm từ trong nước được chuyển ra nước ngoài, đến đối tượng là đồng bào Việt Nam sống xa Tổ quốc. Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí trong nước cũng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

tuyên truyền các chính sách, thông tin của đất nước đến bà con người Việt ở nước ngoài. Đó là các cơ quan sau:

* Tạp chí Quê Hương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Tạp chí Quê Hương là tạp chí của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao. Tạp chí xuất bản 1 số 1 tháng. Đây là Tạp chí chuyên viết về kiều bào và phục vụ kiều bào, với những chuyên mục có bản sắc riêng, nội dung phong phú và bổ ích, hình thức ngày càng hấp dẫn.

Tạp chí Quê Hương thành lập ngày 15/5/1993, mang tiếng nói của Đảng và Nhà nước ta đến với kiều bào và c n là tiếng nói của kiều bào, phản ánh trí tuệ, tâm tư, nguyện vọng của bà con đối với Đảng và Nhà nước ta trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 5

Việc thành lập Tạp chí Quê Hương đã bắc thêm nhịp cầu nối giữa trong nước với bà con kiều bào, góp phần gắn kết đồng bào đang làm ăn sinh sống ở bên ngoài với quê hương đất nước.

Các chính sách mới đối với kiều bào trên hàng loạt các lĩnh vực từ xuất nhập khẩu, miễn thị thực, quốc tịch (Luật Quốc tịch 2008 cho phép kiều bào được giữ quốc tịch Việt Nam trong khi vẫn có quốc tịch nước ngoài) tới các vấn đề tạo thuận lợi cho kiều bào mua nhà tại Việt Nam, cư trú, thường trú, hồi hương... đã và đang được Tạp chí chuyển tải bằng nhiều hình thức tới bạn đọc, góp phần phát huy tác dụng gắn kết cộng đồng người Việt xa quê với đất nước.

Trước đây, Tạp chí Quê Hương là tạp chí chủ lực về những thông tin liên quan đến cộng đồng người Việt ở khắp năm châu nhưng bây giờ Tạp chí này không c n giữ vị trí chủ lực nữa. Nhiều báo và tạp chí khác ra đời đã vượt qua Tạp chí Quê Hương về sự nhanh nhạy trong truyền thông tin, nội dung cũng như sự phong phú và đa dạng trong hình thức thể hiện.

* Báo Thế giới và Việt Nam

Báo Thế giới và Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao. Tiền thân của báo Thế giới và Việt Nam là tạp chí Nghiên cứu Quốc tế và báo Quốc tế. Báo Thế giới và Việt Nam ra đời năm 1989. Người sáng lập ra tờ báo là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một chính khách và nhà ngoại giao để lại dấu ấn không phai mờ trong sự nghiệp cải cách, mở cửa của Việt Nam.

Báo Thế giới và Việt Nam được xuất bản vào thứ 5 hàng tuần. Tiết mục “Người Việt năm châu” cung cấp những thông tin chính thống về tình hình khu vực và thế giới, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phản ánh về cuộc sống của người Việt ở nước ngoài.

Hiện nay, bên cạnh báo in và báo điện tử, báo Thế giới và Việt Nam c n xuất bản nhiều đặc san, chuyên trang để phục vụ kịp thời các sự kiện đối ngoại và nhân dịp kỷ nhiệm quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước.

* Nhịp cầu đầu tư

Tạp chí Nhịp cầu đầu tư thuộc Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài. Nhịp cầu đầu tư là tạp chí kinh doanh cung cấp cho giới doanh nhân, chuyên gia Việt Nam những thông tin, kiến thức sâu rộng về kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Tạp chí c n giúp họ cập nhật những tin tức kinh doanh, kinh tế trong nước và thế giới, các dự báo tài chính và các biện pháp biến các dự báo đó thành hành động. Tạp chí Nhịp cầu đầu tư cũng liên tục có những bài viết về các gương kiều bào đầu tư, kinh doanh thành công tại quê nhà. Ngày phát hành của tạp chí Nhịp cầu đầu tư là vào thứ hai hàng tuần.

1.3.2. Phát thanh

Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đài Tiếng nói Việt Nam là đầu tàu của

ngành phát thanh cả nước. Công tác tuyên truyền về người Việt Nam ở nước ngoài là một trong những thế mạnh của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan báo chí duy nhất của Đảng và Nhà nước có chương trình phát thanhDành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” phát sóng hàng ngày ra nước ngoài trên Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia (VOV5). Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” với thời lượng 60 phút, phát sóng ngắn ra nước ngoài theo các múi giờ khác nhau, phục vụ kiều bào và bạn bè quốc tế ở hơn 100 nước và v ng lãnh thổ trên thế giới. Các chương trình phát thanh c n được phát sóng trực tuyến trên trang thông tin điện tử vovworld.vn của VOV5. Đây là những chương trình bà con kiều bào cập nhật được thông tin về tình hình đất nước, hoạt động của kiều bào trên thế giới, đặc biệt là những chính sách liên quan đến kiều bào.

Đài Tiếng nói Việt Nam c n có chương trình phát thanh “Người Việt ở nước ngoài với quê hương” có thời lượng 10 phút, phát 2 buổi mỗi tuần trên sóng Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) đề cập nội dung chủ yếu về tình cảm của người Việt xa xứ với trong nước thông qua hành động, việc làm của họ.

Một số chương trình khác của Đài Tiếng nói Việt Nam như chương trình: Theo dòng thời sự, Tầm nhìn UNESCO, Bạn bè với Việt Nam phát trên Hệ VOV1 có nhiều thông tin liên quan đến kiều bào cũng thu hút được nhiều người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm.

1.3.3. Truyền hình

* VTV4 – Mang giá trị Việt ra khắp năm châu

VTV4 là kênh truyền hình hướng ra nước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam được phát sóng ở nhiều quốc gia và v ng lãnh thổ trên thế giới và chủ yếu dành cho người Việt ở nước ngoài. Kênh được phát 24/24 giờ.

Chương trình đầu tiên của VTV4 được phát sóng vào ngày 1/1/1995. Với những hiệu quả hoạt động của VTV4 trong công tác thông tin đối ngoại và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 7/2/2002, Thủ tướng Chính phủ k quyết định số 29/2002/QĐ-TTg chính thức thành lập Ban Truyền hình đối ngoại trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam. Ban Truyền hình đối ngoại có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình để phát trên kênh đối ngoại đáp ứng yêu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, những người quan tâm đến Việt Nam. Các chương trình, tiết mục của VTV4 như Bản tin thời sự, Ngày trở về, Talk Việt Nam đã lay thức trái tim của nhiều người Việt xa xứ, hướng họ về Tổ quốc.

Hàng ngày, Hộp thư với khán giả VTV4 vẫn nhận được rất nhiều thư phản hồi của khán giả. Có những thư khen, có những thư góp về điểm này điểm kia chưa ph hợp.

Là một kênh phủ sóng trên phạm vi toàn cầu, VTV4 gặp không ít khó khăn trong quá trình phát sóng. Qua thư phản ánh của khán giả, cũng như cuộc khảo sát vừa qua cho thấy, việc mất tín hiệu hình ảnh khi đang xem tivi vẫn thường xuyên xảy ra. Hình ảnh nhiễu, không rò nét cũng là một nguyên nhân khiến công chúng “ngại” xem VTV4.

* VTC10 – Kênh văn hóa Việt

VTC10 là kênh truyền hình văn hóa Việt của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Tháng 8/2016, VTC10 trở thành Kênh truyền hình đầu tiên của Việt Nam phát sóng quảng bá tại California (Hoa Kỳ).

Ngay trong những ngày đầu thành lập là một kênh truyền hình “Văn hóa Việt”, VTC10 chọn con đường: lấy văn hóa làm nhịp cầu, lấy trái tim để nói với trái tim. Do đó, một trong những đối tượng mà VTC10 quan tâm và hướng đến đó là người Việt ở nước ngoài. Kênh VTC10 có một số chương trình dành cho bà con kiều bào. Đó là chương trình “Kết nối cộng đồng” với

nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc, tâm tư tình cảm của kiều bào. Ngoài ra, “Người Việt 4 phương” giới thiệu chân dung và cuộc sống bà con Việt kiều ở các nơi trên thế giới, để trong nước kết nối với kiều bào và kiều bào kết nối với kiều bào.

1.3.4. Báo điện tử

Tại Việt Nam, mặc d sinh sau đẻ muộn nhưng báo điện tử đã nhanh chóng khẳng định được vai tr và vị trí của mình trong l ng độc giả. Báo điện tử không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với tốc độ tăng tới chóng mặt.

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248[3]. Người Việt Nam ở nước ngoài theo dòi các thông tin trong nước qua rất nhiều trang báo điện tử như: vnexpress, vietnamnet, tuoitre, thanhnien. Tuy nhiên có một số tờ báo được giao nhiệm vụ tuyên truyền thông tin cho đối tượng là kiều bào, cụ thể là:

* Tạp chí Quê Hương phiên bản điện tử:

Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê Hương điện tử ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997.

Khác với Tạp chí Quê Hương (báo in) đi theo hướng phân tích sâu, Tạp chí Quê Hương điện tử với tên miền www.quehuongonline.vn hướng đến việc đưa tin cập nhật nhanh, kịp thời và chính xác để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thông tin của kiều bào.

Tạp chí Quê Hương điện tử là trang có tôn chỉ mục đích dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trang web cung cấp một cái nhìn toàn

cảnh về Việt Nam, từ đất nước, con người đến bản sắc văn hóa. Đặc biệt, trang web c n có 2 mục hữu ích là Học Tiếng Việt (có kèm file ghi âm) và Tìm người thân (dành cho những người muốn tìm lại thân quyến thất lạc). Ở những buổi đầu tiên, tạp chí Quê Hương đã thực hiện vai tr là cầu nối giữa cộng đồng công chúng Việt Nam với đất nước (có những thời điểm có tới 2 triệu lượt truy cập website này/tháng, phần lớn từ nước ngoài). Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tờ báo điện tử này c n nhiều hạn chế như nội dung chưa phong phú, tin tức kém cập nhật, do đó đã không thu hút được sự quan tâm của số đông công chúng.

* Báo Thế giới và Việt Nam phiên bản điện tử

Báo Thế giới và Việt Nam đã h a mạng phiên bản điện tử từ năm 2000. Tuy nhiên, nhằm đáp lại sự tin tưởng của độc giả cũng như nhu cầu mở rộng phạm vi thông tin, báo điện tử đã được phát triển trên nền trang tin điện tử, chính thức ra mắt ngày 30/9/2016 tại hai địa chỉ: baoquocte.vn và tgvn.com.vn. Trên trang web này, có một chuyên mục dành cho kiều bào là mục “Người Việt năm châu”. Những thông tin về hoạt động cộng đồng, những tấm gương đẹp của người Việt xa xứ đã được chuyển tải nhanh chóng trên trang web này.

* Website Phát thanh - Truyền hình Internet dành cho người Việt Nam ở nước ngoài

Website Phát thanh - Truyền hình internet dành cho người Việt Nam ở nước ngoài có tên miền http://vn.tvnet.gov.vn/. Trang web này do Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC - Công ty TNHH MTV Viễn Thông Số VTC-DIGICOM phát triển. Cụ thể là ngày 29/3/2016, tại Hà Nội, Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC và Cục Quản l lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội k kết Thỏa thuận hợp tác về phối hợp quảng bá và cung cấp dịch vụ công phát thanh, truyền hình Internet cho lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Biên bản thỏa thuận hợp tác này nằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022