Chương 2. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH “DÀNH CHO ĐỒNG BÀO VIỆT NAM Ở XA TỔ QUỐC” CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1. Kết cấu chương trình
Là chương trình phát thanh tổng hợp có thời lượng lớn, do vậy, việc sắp xếp chương trình để hấp dẫn người nghe, là vấn đề được các biên tập viên quan tâm. Với thời lượng 60 phút, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” thường sắp xếp như sau:
hạ
N c hiệu-
Chào hết
Sơ đồ 2.1. Đồng hồ sắp xếp chương trình
56
57
Có thể bạn quan tâm!
- Cộng Đồng Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Và Quan Điểm, Chủ Trương Của Đảng Và Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài
- Diện Mạo Các Kênh Đối Ngoại Dành Cho Đồng Bào Việt Nam Ở Nước Ngoài
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Chương Trình Phát Thanh “Dành Cho Đồng Bào Việt Nam Ở Xa Tổ Quốc”
- Kết Quả Khảo Sát Dung Lượng Dành Cho Thông Tin Chính Trị Trong Chương Trình
- Các Thể Loại Được Vận Dụng Trong Chương Trình
- Sự Kết Hợp Âm Thanh (Lời Nói, Tiếng Động, Âm Nhạc)
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
0
2
♫
♫
♫
?
50
Tạp chí văn nghệ / Giai điệu quê hương/ Dạy Tiếng Việt
Tin tức trong ngày
♫
Thời tiết
1
16
♫
37
Tiết mục dành cho Việt kiều
Phóng sự / Phỏng vấn về Kinh tế/ Văn hóa/ Xã hội
TSCT/ TSQT
♫
21
♫
45 5
30
Để có thể hình dung rò hơn, xin nêu ví dụ cụ thể chương trình phát thanh thứ 4, ngày 25/11/2015. Trong chương trình này, ngoài nhạc hiệu, giới thiệu nội dung chính chương trình c n có:
- Bản tin thời sự
- TSCT: Việt – Trung c ng hợp tác, c ng phát triển.
- Bài: Tây Nguyên – v ng đất văn hóa hấp dẫn du khách
- Tiết mục Người Việt muôn phương: Những nhà giáo dạy tiếng Việt trên đất Lào
- Tiết mục Hộp thư thính giả: Tư vấn xin visa và điều kiện để đi du lịch quê hương ông già Noel, giới thiệu quà vặt Hà Nội ngày đầu đông
- Tiết mục Giai điệu quê hương: Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo Đây là kết cấu thông thường của chương trình ngày thứ 4. Kết cấu này
khá ổn định, vì thế có khả năng tạo cho người nghe thói quen chờ đợi, đón nghe những tiết mục, trang tin mà họ yêu thích. Qua các tiết mục này, người nghe có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết, ph hợp với tâm l tiếp nhận.
Có thể nói, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có kết cấu khá rò ràng, đảm bảo được tính khoa học trong tổ chức sắp xếp. Tuy nhiên, kết cấu này s bị phá vỡ trong trường hợp xuất hiện sự kiện quan trọng, đ i hỏi phản ánh sâu và toàn diện như: kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán…Khi đó biên tập viên thường giới thiệu là “Chương trình phát thanh đặc biệt”. Ví dụ sau đây là chương trình phát thanh phát sóng vào Tết dương lịch 1/1/2016:
- Nhạc hiệu
- Giới thiệu tính chất đặc biệt của chương trình và những nội dung chính
- Bản tin thời sự
- Lời chúc mừng năm mới 2016 của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến
- 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2015 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.
- Bài viết: Việt Nam khởi động chặng đường phát triển mới.
- Phỏng vấn: Ông Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao về huy động nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển kinh tế đất nước.
- Phóng sự: Nguồn lực kiều bào góp sức xây dựng quê hương
- Ghi chép: Chung sức vì sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh
- Trang viết: Ngôn ngữ m a xuân trong thi ca
Chương trình 1/1/2016 nhằm vào thứ 6. Các tiết mục thường có trong chương trình thứ 6 gồm: Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, Những tấm lòng vì Việt Nam, Tiếng quê hương với người xa xứ đã được thay thế bằng các bài viết, phỏng vấn khác tập trung cho chủ đề Việt Nam hội nhập và phát triển.
Trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, sau nhạc hiệu là lời giới thiệu chương trình nhằm mục đích khơi gợi, thu hút sự chú của thính giả đồng thời lôi kéo thính giả nghe nội dung của chương trình. Phần tin bao giờ cũng đưa lên phần đầu tiên của chương trình để người nghe mà đối tượng đặc biệt ở đây là người Việt Nam ở nước ngoài biết các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật ở trong nước diễn ra trong ngày. Trong phần chuyên mục, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có 19 chuyên mục như: Câu chuyện với người xa quê, Người Việt muôn phương, Sắc màu các dân tộc Việt Nam, Tạp chí văn nghệ, Giai điệu quê hương, Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, Tiếng quê hương với người xa xứ, Việt Nam – Đất nước – Con người, Hương vị quê nhà, Bạn cần biết, Sức khỏe của bạn… Những chuyên mục này được lập ra có tính chất tương đối gần gũi với người Việt xa xứ. Người Việt nghe chương trình này d ở xa quê cũng s giúp họ thấy yêu và gắn kết với quê hương hơn, thấy quê hương thật thân thương và không c n khoảng cách.
Bản tin của chương trình là tập hợp các tin vắn có thời lượng trung bình 30 giây/1 tin, phản ánh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để người nghe dễ theo dòi, phần tin luôn được kết cấu thành những mảng rò rệt và được sắp xếp theo trật tự: tin chính trị, kinh tế - đối ngoại, văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục, thể thao, đối tượng, tỷ giá giao dịch, thời tiết. Trật tự này chỉ phá vỡ khi xuất hiện những tin tức quan trọng. Kết cấu thông thường s bị phá vỡ. Chính sự phá vỡ này đã giúp cho chương trình kịp thời phản ánh trung thực và sinh động không khí của sự kiện.
C ng với sự linh hoạt trong sắp xếp, hàng ngày tin tức trong buổi phát lại cũng được thay mới một cách khá thường xuyên. Bằng cách này, các tin tức quan trọng mới phát sinh đã phản ánh kịp thời, đảm bảo được tính thời sự. Giống như nhiều chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” sử dụng nhiều thể loại xuyên suốt chương trình như: tin, ghi nhanh, phóng sự,
phỏng vấn, bình luận tạo cho chương trình cảm giác không bị nhàm chán.
Nhạc cắt được sử dụng thường xuyên trong chương trình nhằm tách bạch các nội dung để người nghe dễ nắm bắt.
Trong chương trình có một số tiết mục làm nổi bật nội dung mà chương trình muốn hướng đến để phục vụ đối tượng. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có các tiết mục như: Câu chuyện với người xa quê, Tạp chí văn nghệ, Tiếng quê hương với người xa xứ.. Còn chương trình phát thanh Theo dòng thời sự của VOV1 thì có các chuyên mục như: Câu chuyện thời sự, Theo dòng thời sự: Điểm hẹn trong dòng chảy thông tin, Thời sự toàn cảnh, Các vấn đề quốc tế… Chính việc tuân thủ tiêu chí là thông tin chính thống, chuẩn mực, nhanh nhạy mà hai chương trình đã tuyên truyền kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có định hướng tốt cho đối tượng nghe đài, từ đó, thu hút sự quan tâm của thính giả và cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Với chương trình
phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, thông tin đậm nét nhất là liên quan đến kiều bào. Nên mảng nội dung về người Việt xa quê được khắc họa đậm nhất. Các chương trình phát thanh khác cũng vậy. Đối tượng của chương trình là ai thì nội dung trong chương trình s nhấn mạnh sâu vào đối tượng đó.
Kết thúc buổi phát thanh, chương trình nào cũng có lời chào và hẹn gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy trì sự chú của người nghe với vấn đề mà họ quan tâm.
Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên và dễ dàng nhất để phân biệt chương trình phát thanh này với chương trình phát thanh khác của Đài Tiếng nói Việt Nam chính là nhờ sự phân biệt nhạc hiệu của chương trình. Tất cả các chương trình phát thanh đều có sự bắt đầu bằng nhạc hiệu. Đó có thể là những bản nhạc không lời, có tiết tấu nhanh, sôi nổi cũng có khi nhạc hiệu được sử dụng là những đoạn nhạc nhẹ nhàng êm ái. Thông thường, người nghe nhận diện chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên thông qua nhạc hiệu, nhạc chương trình. Ngay những phút đầu tiên khi chương trình mới bắt đầu, chỉ cần nghe những khúc nhạc hiệu dạo đầu nhạc chương trình, người nghe đài s phân biệt được chương trình này với chương trình khác. Với chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, nhạc hiệu với nét nhạc đàn bầu trầm buồn, da diết, thấm đẫm tình quê dường như lay thức trái tim những người con xa quê bao mến thương nỗi nhớ về cội nguồn của dân tộc. Lời xướng “Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” do phát thanh viên, NSND Tuyết Mai thể hiện c ng nhạc hiệu của chương trình chính là nền móng cho cách thức xây dựng một chương trình phát thanh với mục đích khơi gợi, thức dậy tình yêu quê hương xứ sở của người xa quê, làm sống lại những nét đẹp bản chất cốt lòi trong phẩm cách người Việt Nam, làm cho họ gần lại với quê nhà. Đối với một số chương trình khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, ít có nhạc hiệu của chương trình phát thanh
nào có nét nhạc trầm ấm mà trang nghiêm, dễ nghe, dễ nhớ lại gây ấn tượng như nhạc hiệu của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Hiện nay, do Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) thực hiện các chương trình theo quy trình có biên tập dẫn hệ xuyên suốt. Do đó, nhạc hiệu của các chương trình trên VOV1 chỉ đẩy nhạc lên, sau khi vuốt nhạc xuống thì biên tập viên dẫn hệ mới đọc lời xướng của chương trình. Do vậy, nhạc hiệu của các chương trình trên VOV1 phần nhiều chưa thật hay và cảm xúc đó là không kể đến chuyện nhạc hiệu của một số chương trình có dung lượng quá lớn và giật.
Cách thức phân chia các tiết mục trong các chương trình tương đối khác nhau. Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là chương trình tổng hợp, 60 phút, có đối tượng riêng biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Do vậy, sự phân phối, sắp xếp các chuyên mục sao cho hợp l , thời lượng tương đối đồng đều, ph hợp với người nghe đài đều được tính kỹ. Mở đầu chương trình là bản tin có thời lượng 15 – 16 phút với các tin tức cập nhật về nhiều lĩnh vực khác nhau đang diễn ra trong nước nhằm cuốn hút thính giả người Việt sống xa Tổ quốc nắm bắt thông tin mới. Mục Thời sự chính trị, hoặc Thời sự quốc tế bình luận về một sự kiện quan trọng diễn ra ở trong nước hoặc nước ngoài với thời lượng 5 – 6 phút diễn ra ngay sau bản tin. Tiếp đó là 2 đến 3 chuyên mục liên quan đến kiều bào với thời lượng mỗi chuyên mục là 6 - 7 phút. Trên VOV1, trong chương trình Theo dòng thời sự, mục Câu chuyện thời sự thường mời một khách mời tham gia chương trình và đưa ra kiến về một vấn đề nào đó. Phóng viên hỏi và khách mời trả lời, có thời lượng trung bình 30 phút. Nửa tiếng về một vấn đề và do một chuyên gia thông tin tới thính giả là quá dài d ng. Trong khi đó, mục Khách mời trong tuần của chương trình “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cũng có một chuyên gia hay một nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ thông tin về một vấn đề chuyên môn chỉ có thời lượng 5 - 6 phút.
Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có nhiều chuyên mục phong phú, tập trung chính vào đối tượng là người Việt Nam sống xa Tổ quốc. Đây là chương trình 60 phút có nhiều chuyên mục nhất trong các chương trình phát thanh của VOV.
Trong chương trình Thời sự 18h của VOV1, xen k giữa trang tin, bài, tiết mục là những đoạn nhạc cắt, hiếm khi có bài hát giữa các tin, bài. Như vậy, cả chương trình chỉ có đọc tin, bài, trao đổi vấn đề, một chút nhạc xen, không có bài hát làm cho chương trình cứng nhắc. Điều này tạo sự căng thẳng và mệt mỏi cho người nghe khi tiếp nhận thông tin. Với chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của VOV5 lại khác. Trong một chương trình dài 60 phút, ngoài nhạc hiệu, nhạc tiết mục, nhạc cắt, biên tập viên của chương trình rất có thức trong việc cho nhạc nền hoặc bài hát minh họa sau bài viết. Mỗi chương trình luôn có từ 3 - 4 bài hát. Những bài hát ca ngợi đất nước, gợi nhớ quê hương tạo tâm l thư thái cho người nghe, làm người xa quê b i ng i, hướng về quê nhà đồng thời muốn tiếp tục ngồi lại trước máy thu thanh.
Khác với những chương trình phát thanh phát sóng trong nước, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là chương trình có kết cấu tổng hợp với nhiều tiết mục khác nhau. Có thể thấy nội dung về văn hóa chiếm vị trí khá lớn trong chương trình. Theo khảo sát của tác giả, thông tin về văn hóa chiếm một tỉ lệ lớn thời lượng của chương trình với 35%. Tiếp theo đó là thông tin về người Việt Nam ở nước ngoài (25%), chính trị (20%), kinh tế (10%), thời sự quốc tế (5%), thông tin khác (5%).
Biểu đồ 2.1: Nội dung thông tin phản ánh trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”
Thông tin trong nước
Thông tin quốc tế
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
Văn Kinh tế Xã hội Chính
hóa trị
Thời sự quốc
tế
Kiều
bào
Với kết cấu ổn định và khá linh hoạt (khi cần), chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cung cấp cho người nghe những thông tin vừa đa dạng, vừa chuyên sâu, vừa khái quát, vừa cụ thể. So với nhiều chương trình khác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, mặc d chương trình có thời lượng lớn, nhiều tiết mục, trang tin, bài viết khác nhau nhưng không vì thế mà làm cho người nghe mất đi sự quan tâm yêu thích.
2.2. Nội dung chính chương trình
2.2.1. Thông tin về văn hóa Việt Nam
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc đóng vai tr nền tảng và là động lực để Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là yêu cầu hàng đầu đối với việc xây dựng nền văn hóa hiện nay.
Thông tin về văn hóa chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng thời lượng của cả chương trình. Chương trình tập trung phản ánh nhiều về lĩnh vực văn hóa.