Thông Tin Dành Cho Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Và Chương Trình Phát Thanh “Dành Cho Đồng Bào Việt Nam Ở Xa Tổ Quốc ”

Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó, đánh giá ưu điểm và hạn chế của chương trình cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được d ng để phân tích, đánh giá, tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm và khái quát.

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trong luận văn này là 02 cuộc trao đổi giữa tác giả với ông Lê Quốc Hưng, Phó Giám đốc Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia (VOV5) và ông Trần H a Phương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh, 03 cuộc phỏng vấn thính giả nghe chương trình là Ngô Tiến Điệp, người Việt ở Liên bang Nga, Nguyễn Thanh Tâm, giáo viên người Việt ở CHLB Đức, Hà Văn Cảnh, doanh nhân ở CHDCND Lào về chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Qua các cuộc phỏng vấn, họ đã đưa ra những ý kiến trung thực, khách quan về chương trình. Trên cơ sở đó, những người thực hiện chương trình s tìm ra phương thức thông tin thích hợp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa l luận khi nghiên cứu đề tài là đóng góp thêm luận điểm khoa học về chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu là chương trình cụ thể hoá những nội dung của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị; Góp phần hoàn thiện từng bước việc truyền tải thông tin đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam; Đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả là cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc.

Kết quả nghiên cứu của đề tài, những đề xuất giải pháp, khuyến nghị trong đề tài có thể ứng dụng để nâng cao chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng xu thế của phát thanh đa phương tiện.

Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; là tài liệu tham khảo đối với những người làm báo phát thanh đặc th dành cho đối tượng là đồng bào Việt Nam sống xa Tổ quốc.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chương 1: Thông tin đối ngoại dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”

Chương 2: Thực trạng chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 3

Chương 3: Đánh giá thành công, hạn chế và đề xuất khuyến nghị giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

Chương 1. THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH “DÀNH CHO ĐỒNG BÀO VIỆT NAM Ở XA TỔ QUỐC

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Thông tin đối ngoại

Đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị của Đảng. Đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng ta được khởi xướng từ Đại hội VI và được các Hội nghị Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị; Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI bổ sung, phát triển. Việc tăng cường thông tin đối ngoại là chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng các khóa, đặc biệt, được nêu cụ thể trong các văn bản như: Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư (khóa VII) về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại; Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị ( khóa IX) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư (Khoá X) về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”.

Ngày 26/4/2000, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 10/2000/CT-TTg về tăng cường quản l và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Theo đó, Chỉ thị khẳng định: Thông tin đối ngoại là bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của chúng ta trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có định nghĩa thống nhất về thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, khái niệm thông tin đối ngoại của tác giả Phạm Minh Sơn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong cuốn sách “Thông tin đối ngoại Việt Nam: Một số vấn đề l luận và thực tiễn” do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính phát hành năm 2011, sau đây, theo tác giả là tương đối đầy đủ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rò đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rò về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[38].

Hiện nay, việc đưa thông tin trong nước đến với thế giới đã trở nên dễ dàng hơn nhờ mạng internet. Tuy nhiên, làm thế nào để đồng bào ta ở nước ngoài, người dân và chính quyền các nước biết, tiếp nhận hoặc chủ động tiếp nhận thông tin từ nguồn chính thống trong nước đang là vấn đề đặt ra, đ i hỏi báo chí thông tin đối ngoại phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức tuyên truyền.

1.1.2. Phát thanh

Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình kênh điện tử hiện đại, nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống âm thanh để tác động vào thính giác người nghe.

Có nhiều quan điểm về phát thanh của các nhà nghiên cứu về phát thanh của thế giới và Việt Nam. Trả lời câu hỏi “Radio là gì”, tác giả Lois Baid trong cuốn sách Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo chí này. Đó là: Radio hình ảnh; Radio là

thân mật riêng tư; Radio dễ tiếp cận và dễ mang; Radio có ngôn ngữ riêng của mình; Radio có tính tức thời; Radio không đắt tiền; Radio có tính lựa chọn; Radio gợi lên cảm xúc; Radio làm công việc thông tin và giáo dục; Radio là âm nhạc[31]. Ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của phát thanh truyền thống ở tất cả các khía cạnh một cách toàn diện.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” thì: “Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực. Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp”[7, tr111].

C n theo tác giả Đức Dũng trong giáo trình Lý luận báo phát thanh: “Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà các đặc trưng cơ bản của nó là dung thế giới âm thanh phong phú, sinh động để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền thông, tác động vào thính giác của công chúng. Nhờ sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc tác động vào tai người nghe cho nên báo phát thanh có những ưu thế đặc biệt và những hạn chế cố hữu”[6, tr51].

Cuốn Báo phát thanh xuất bản năm 2002 tại Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội do một nhóm tác giả thực hiện chỉ ra rằng: “Phát thanh là một kênh truyền thông mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác (tai) của công chúng”[2, tr51].

Như vậy, phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc.

Thuật ngữ phát thanh truyền thống, xét từ góc độ phương tiện chuyển tải trong l luận truyền thông bao gồm cả hai loại hình là phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn. Trong đó, loại hình thứ nhất là căn bản và là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh to lớn của phát thanh. Phát thanh hiện đại c n có thể truyền dẫn qua internet.

1.1.3. Chương trình phát thanh

Trong cuốn “Lý luận báo phát thanh”, tác giả Đức Dũng cho rằng: “Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe” [6, tr216].

Như vậy, với một cơ quan báo phát thanh, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm phát thanh. Một đài phát thanh thường bao gồm bốn bộ phận chính: lãnh đạo quản l , biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo những tác phẩm báo phát thanh. Các tác phẩm báo chí này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ và trách nhiệm xã hội của nhà báo phát thanh. Tuy nhiên, tác phẩm tin, bài không trực tiếp đến với thính giả. Bằng cách lựa chọn chương trình phát thanh các tác phẩm được sắp xếp, bố trí hợp l giúp thính giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu. Chương trình phát thanh được coi như một số báo. Trong thực tế t y theo tiêu chí phân loại mỗi chương trình phát thanh có đối tượng tác động riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức hoạt động riêng. Sự phân công và chuyên môn hóa trong quá trình phản ánh hiện thực tạo cho các chương trình phát thanh có sự phân định

rò ràng, tránh được tình trạng “lấn sân” hoặc “khung trời riêng”. Quá trình tiếp nhận của công chúng gắn liền với chương trình phát thanh. “Người nghe có thể nắm được thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua chương trình phát thanh thời sự nhưng họ lại thực sự tin tưởng và chờ đợi những hướng dẫn cụ thể qua chương trình chuyên đề một cách tỷ mỉ hơn”[6, tr217].

Mỗi chương trình phát thanh đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình thời sự gồm có ba phần: trang tin, bài, tiết mục được phân chia bằng những đoạn nhạc cắt. Chương trình chuyên đề thường có hai phần tiết mục trở lên được phân cách bằng những nhạc cắt. Với các chương trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng vì vậy, số lượng nhạc cắt cũng tăng lên.

Chương trình phát thanh thể hiện tính chất lao động của tập thể. Hiệu quả đạt được của chương trình phát thanh luôn mang dấu ấn của một tập thể. Có thể hiểu, chương trình phát thanh là sự sắp xếp một cách hợp lý các thành phần tin, bài, băng âm thanh trong một chỉnh thể với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan phát thanh và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.

1.1.4. Truyền thông đa phương tiện

PGS.TS Nguyễn Văn Dững đưa ra khái niệm về truyền thông trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội”[8].

Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ một từ trong tiếng Anh “multimedia”. Khái niệm “đa phương tiện” xuất hiện từ khoảng giữa thế kỉ

XX. Cho đến nay, khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và mạng Internet. Thuật ngữ đa

phương tiện được Bob Goldstein đặt ra lần đầu tiên để quảng bá chương trình biểu diễn của mình hồi tháng 7/1966 ở Southampton (Long Island, Mỹ).

Đa phương tiện (multimedia), theo tác giả hiểu, là một sự kết hợp phương tiện truyền thông (media) và các dạng nội dung (content) khác nhau. Thuật ngữ này có thể được sử dụng như một danh từ (một phương tiện với nhiều hình thức nội dung) hoặc như một tính từ để mô tả một phương tiện có nhiều hình thức nội dung.

Truyền thông đa phương tiện là việc d ng một số phương tiện khác nhau như văn bản, âm thanh, đồ họa, video và khả năng tương tác để chuyển tải thông tin. Đa phương tiện, theo nghĩa rộng, là việc tổ hợp các phương tiện khác nhau để tạo nên một cách mô tả nhiều mặt tưởng, khái niệm hay tư tưởng. Đa phương tiện đơn giản có nghĩa là có khả năng liên lạc, giao tiếp theo nhiều hơn một cách thức. Như vậy, đa phương tiện thật ra là liên lạc, giao tiếp theo một số cách thức khác nhau.

Như vậy, một sản phẩm thông tin đa phương tiện (multimedia) là sản phẩm được sản xuất với một số thành phần thông tin được lưu trữ với một số dạng dữ liệu là chữ viết (text), ảnh (image/ picture), đồ họa (graphics), âm thanh (audio), hình ảnh động (video).

Trong ngành báo chí truyền thông nói riêng, multimedia là một khái niệm mới xuất hiện chục năm trở lại đây. Định nghĩa “truyền thông đa phương tiện” đang dần thay đổi và phát triển. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu: “Truyền thông đa phương tiện” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện/ vấn đề một cách đa diện, mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục và đầy đủ thông tin nhất.

Trong một xã hội hiện đại với sự b ng nổ thông tin, công chúng ngày càng có những nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Phương thức truyền thông đa phương tiện cho phép công chúng thu nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022