Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 9


Thái Lan cho chuỗi cửa hàng tiện ích của mình.Với tư tưởng hoạt động: giữ vững hệ thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam và xây dựng công bằng phân phối, hỗ trợ phát triển thương hiệu Việt, trở thành đối trọng với các hệ thống phân phối của các tập đoàn nước ngoài, hợp sức với các nhà sản xuất trong nước đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài, G7 mart khi ra đời đã thực sự tạo được ấn tượng và ảnh hưởng đến mọi người dân bởi đã khơi dậy được tinh thần dân tộc bên cạnh một phong cách quảng bá chuyên nghiệp và phương thức kinh doanh mới mẻ.

1.2.1.2 Hoạt động kinh doanh


Với tham vọng trở thành nhà phân phối bán lẻ hàng đầu Việt Nam, G7 định hướng hoạt động kinh doanh của mình qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: phát triển nhanh hệ thống phân phối bằng cách tập hợp liên kết các cửa hiệu và đại lý, nâng cấp dự án thành một hệ thống hiện đại và chuyên nghiệp thông qua mô hình từ cửa hàng tạp hóa trở thành cửa hàng tiện ích, đại lý, nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối. Mua hàng hiệu quả với số lượng lớn từ các nhà sản xuất từ đó liên kết tập hợp các nhà sản xuất lại một cách bền vững.

Giai đoạn 2: sẽ xây dựng các trung tâm thương mại tổng hợp, các siêu thị và đại siêu thị, thực hiện bằng các hình thức đầu tư 100%, liên doanh, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền cấp phép.

Giai đoạn 3: xây dựng Viettown để đi ra thế giới, là liên minh mạnh mẽ của các nhà sản xuất và phân phối Việt với hậu phương mạnh mẽ là chính phủ và việt kiều.21


Theo đó các chiến lược kinh doanh của G7 Mart vào giai đoạn đầu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


21 http://www.openshare.com.vn/community/showthread.php?t=4124


Tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành nên một hệ thống phân phối vững mạnh đủ để cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Bên cạnh đó nhằm thống nhất giá bán tại tất cả các cửa hàng G7 mart trên cả nước theo đó các cửa hàng G7 Mart sẽ có mức giá bán thống nhất và cạnh tranh.

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống các cửa hàng tiện ích ( G7 gọi là pilot) bằng việc xây mới, nhận thấy lợi thế của hệ thống phân phối truyền thống là mặt bằng thuận lợi và lượng khách hàng ổn định nhưng lại thiếu sự chuyên nghiệp, kỹ thuật, công nghệ và sự liên kết, G7 mart đã thuyết phục các chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống tham gia vào chuỗi các cửa hàng tiện ích của mình bằng franchise. Theo đó G7 đầu tư từ 50 đến 200 triệu đồng để các cửa hàng này trang bị, nâng cấp, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này thành chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại.

Cung cấp hệ thống nhận diện, huấn luyện phương thức bán hàng hiện đại, cung cấp giải pháp chuẩn hóa trong trưng bày hàng, hệ thống quản lý bán lẻ, hệ thống bảng hiệu quảng cáo, đầu tư tài chính, huấn luyện kỹ năng và cung cấp các giải pháp bán hàng chuyên nghiệp, áp dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa...giúp tăng thêm sức mạnh cũng như hiện đại hóa dần một phần hệ thống bán lẻ truyền thống.

G7 cũng xây dựng hệ thống các điểm trung chuyển hàng hóa và các kho để phục vụ cho phân phối

Quảng bá cho thương hiệu G7 mart bằng một loạt các hoạt động cũng như bằng hệ thống bảng hiệu rộng khắp để tạo dựng hình ảnh thương hiệu và tranh thủ sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước trước khi các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới xâm nhập thị trường Việt Nam.

Các mặt hàng và dịch vụ của G7 Mart: Về hàng hóa có 5 ngành hàng chính:Thực phẩm ngọt; thực phẩm mặn; hóa mỹ phẩm; rượu bia, nước giải khát; thuốc lá, thuốc tẩy, báo chí; Về dịch vụ có dịch vụ bán thẻ điện thoại di động, dịch vụ thanh toán hóa đơn, máy ATM, điện thoại công cộng... G7 mart cung


cấp các dịch vụ tiện ích dành cho người tiêu dùng như “ thẻ tiện lợi”, “dịch vụ thanh toán tiện lợi” dành cho những khách hàng không có thời gian cho việc trả tiền điện thoại, điện, nước...

Việc phân phối hàng của G7 mart sẽ không theo lối cũ, nếu như trước đây mỗi nhà sản xuất có kênh phân phối riêng thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7 mart bao gồm các cửa hàng G7 mart chuẩn và các cửa hàng thành viên. Với cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt nhiều khâu trung gian và kết quả là người tiêu dùng được lợi vì giá sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.22


Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, G7 mart đã bộc lộ khá nhiều bất

cập:


Hai năm trôi qua, dự án của G7 mart gần như dậm chân tại chỗ và đang tỏ ra đuối sức. Số lượng các bảng hiệu cửa hàng G7 mart được gỡ về, chất đống trong công ty ngày càng nhiều. Theo lý giải của G7 mart đó là do đối tác không thực hiện đúng các cam kết nên họ chấm dứt hợp đồng. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân.

Trong ngành bán lẻ ngoài yếu tố về vốn, mặt bằng còn có 2 vấn đề lớn quyết định sự thành bại đó là hậu cần_logistics và nhân lực. Trên thực tế G7 mart lại đang yếu kém về những yếu tố này.

Để quản lý tốt quá trình phân phối hàng hóa cho các cửa hàng, thu được lợi nhuận phải tổ chức chuỗi cung ứng sao cho giá đến tay các cửa hàng là hợp lý nhất có nghĩa phải quản lý sao cho vòng quay hàng hóa nhanh nhất: quản lý đặt sản phẩm từ các cửa hàng về hệ thống trung tâm/ điểm phân phối, lên đơn



22 http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Thoi- Su/Chiem_linh_thi_truong_kieu_Trung_Nguyen/


hàng và tổ chức giao trong thời gian nhanh nhất, đồng thời chi phí vận chuyển phải thấp và vận chuyển phải hiệu quả nhất. Quả là khó khăn khi quy hoạch đường phố, giao thông phức tạp, các cửa hàng thì lại nằm sâu trong khu dân cư. Trong khi đó G7 mart tuy có nghiên cứu thị trường nhưng mới chỉ được 2 năm, chưa bắt tay vào làm thì chưa thấy hết những khó khăn trong quá trình phân phối. Tại Việt Nam kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong lưu chuyển hàng hóa, các nhà sản xuất đã xây dựng hệ thống phân phối của chính mình hàng chục năm, hầu hết đã có nhà phân phối riêng với những điều khoản thỏa thuận về tồn kho, chiết khấu, doanh số...muốn đạt được nó không đơn giản chút nào. Thêm vào đó, G7 đã không cam kết được 1 năm doanh số là bao nhiêu trong khi các hãng khác họ làm được nên các nhà cung cấp không sẵn lòng xuất hàng cho G7 Mart. Điều đó dẫn tới việc không chủ động được nguồn hàng của G7 Mart và những người vào G7 Mart đều có chung nhận xét là chủng loại hàng hóa không phong phú nếu không nói là nghèo nàn.

Đồng thời, tuy chỉ mới công khai tham vọng trở thành nhà phân phối bán lẻ hàng đầu thì G7 đã gặp phản ứng với việc Metro ngừng phân phối hàng của Trung Nguyên mà không nêu lý do.

Với các chủ cửa hàng tạp hóa muốn gia nhập chuỗi G7 mart, G7 tỏ ra là một đối tác kỹ tính với những tiêu chuẩn gia nhập hệ thống khá khắt khe: cửa hàng ở mặt tiền đường trên 4m, dài 8m trở lên, đang hoạt động, có doanh thu cao 5-10 triệu/ ngày, mới xây dựng hoặc đã xây dựng dưới 10 năm, quyền sở hữu của chủ cửa hàng hoặc thuê dài hạn, ở khu vực trung tâm dân cư mới, khu đông dân cư, ở ngay trục lộ chính của các ngã 3, ngã tư đường nội bộ các khu dân cư, gần bệnh viện, bến xe, gần chợ, gần khu công nghiệp, ký túc xá...Thông thường, các chủ cửa hàng cũng là chủ mặt bằng, họ cần có quyền tự chủ trong kinh doanh. Nếu gia nhập hệ thống G7 mart với những quy định ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng hợp tác sẽ gây khó khăn trong vấn đề điều hành và quản lý của họ. Riêng tiêu chí chọn lựa cửa hàng có doanh thu cao 5-10 triệu/ ngày đã khó thuyết phục các chủ cửa hàng khi với số tiền đó, lợi nhuận trungbình 10%


thì vấn đề nâng cấp và trang trí cửa hàng là không khó với họ. Việc trang bị máy tính tiền khi các chủ cửa hàng từ trước đến nay đã quen với việc tính nhẩm hoặc ghi chép sổ sách cũng là trở ngại khá lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cửa hàng, trong khi cái mà họ mong đợi nhất từ G7 mart là nguồn hàng đa dạng phong phú với giá cạnh tranh đã không xảy ra. G7 mart còn làm khó các đối tác của mình khi chỉ đồng ý cung cấp hàng với những đơn hàng trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Việc này gây khó khăn cho các chủ cửa hàng vì trước đây họ chỉ cần một cuộc điện thoại cho các đại lý là hàng hóa dù chỉ là vài thùng mỳ tôm hay vài túi xà phòng cũng được cung cấp kịp thời.

Thêm vào đó, các chủ cửa hàng gia nhập chuỗi G7 Mart phải trả phí nhượng quyền, nhưng lại cho một thương hiệu chưa tạo được uy tín trong mắt người tiêu dùng. Phải trả phí nhượng quyền để mua một thương hiệu, nhưng lại là cho một thương hiệu chưa chắc đã thành công đã chẳng lấy gì làm thoải mái, các chủ cửa hàng lại còn phải chịu sự kiểm soát khi gia nhập G7 Mart. Nhân viên trong cửa hàng phải thắt nơ đỏ nhưng ai đảm bảo họ sẽ thực hiện được khi thời tiết nóng nực.

Ngoài ra chính G7 Mart cũng gặp khó khăn khi chủ cửa hàng bán cả những hàng hóa chưa theo chuẩn của G7 Mart mà nếu không kiểm tra thì G7 không làm sao biết được. Giờ mở cửa cũng không hẳn được các chủ cửa hàng quan tâm vì với cả trăm cửa hàng trên địa bàn tp Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội thì làm sao kiểm tra được hết.

Tuy nhiên, kế hoạch hành động của G7 Mart trong 6 tháng cuối năm 2007 trở lại đây đang có những chuyển biến tích cực:

G7 Mart tiến hành ký lại hợp đồng với các chủ cửa hàng tại Tp Hồ Chí Minh để giành quyền kiểm soát 50% diện tích quầy kệ, loại bỏ những chủ cửa hàng bất hợp tác, đầu tư các cửa hàng chính chủ, cấp thẻ khách hàng thân thiết trong bán kính 2 km quanh cửa hàng, tung chương trình khuyến mãi “ Cào và Trúng”, dán tem cào trên mỗi mã hàng, ngày 9/8/2007 G7 đã ký kết bản ghi nhớ


hợp tác cung cấp bản quyền sử dụng hợp pháp với Microsoft theo đó G7 Mart sẽ tiêu chuẩn hóa hệ thống CNTT của mình với các sản phẩm phần mềm Microsoft chính hãng. Đây là quyết định hợp pháp hóa phần mềm Windows cho trụ sở chính của G7 Mart và sử dụng giải pháp Microsoft Dynamics (RSM) là giải pháp cho các ứng dụng CNTT cho 500 cửa hàng của G7 tại Việt Nam. Đây là động thái giúp G7 với 500 cửa hàng chính thức và 1000 cửa hàng thành viên trên cả nước đơn giản và tự động hóa hệ thống tài chính, quản lý mối quan hệ với khách hàng và các đối tác.23

Trong năm 2008 trở lại đây, tình hình kinh doanh của G7 mart có vẻ đã chuyển biến theo hướng tích cực. Khi hỏi các nhân viên cung ứng hàng của G7 mart trong tp Hồ Chí Minh, những người này cho biết trong năm 2007 và 2006 tình hình kinh doanh không khả quan nhưng đến năm nay chuỗi cửa hàng G7 mart bắt đầu kinh doanh có lãi.

1.1.2 Hapro Mart


1.1.2.1 Sự ra đời


Ngày 11 11 2006 Tổng công ty thương mại Hà Nội gọi tắt là Hapro chính thức 1

Ngày 11/11/2006 Tổng công ty thương mại Hà Nội (gọi tắt là Hapro) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động đồng loạt 2 siêu thị , 11 cửa hàng tiện ích và 14 cửa hàng chuyên doanh mang thương hiệu Hapro Mart tại Hà Nội. Là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 129/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con, Công ty mẹ- Hapro có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ sở hữu với phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty cổ phần và công ty liên doanh liên kết, Công ty con (gồm 16 công ty) là các


23 http://www1.thanhnien.com.vn/CNTT/2007/8/9/204394.tno


công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết. Bằng việc cho ra đời chuỗi Hapro Mart, Hapro thể hiện mong muốn xây dựng một thương hiệu bán lẻ mạnh và hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh tự do hoá thị trường bán lẻ trong nước.

1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh Về chiến lược kinh doanh:

Khác với Trung Nguyên vốn không phải là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng bách hóa nhảy sang lĩnh vực này nên chưa có kinh nghiệm thực tế, Hapro là doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trong lĩnh vực này. Với phương châm “làm đến đâu chắc đến đó”, Hapro xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích một cách chắc chắn, không chạy theo số lượng.

Hapro hiện nay có tiền thân là công ty bách hóa Hà Nội, đã sở hữu nhiều khu đất với mặt tiền đẹp, ở nhưng vị trí đông dân cư ngay giữa trung tâm Hà Nội. Những khu đất này vốn trước đây là những cửa hàng bách hóa thuộc chủ quản của công ty trong thời kỳ bao cấp, không đủ diện tích để mở siêu thị nhưng hoàn toàn phù hợp với mô hình cửa hàng tiện ích. Trong kinh doanh bán lẻ, mặt bằng đóng vai trò tiên quyết, đặc biệt với cửa hàng tiện ích và Hapro đã có sẵn lợi thế này.

Hapro phát triển song song cả 2 mô hình siêu thị và cửa hàng tiện ích. Với mô hình cửa hàng tiện ích tổng công ty phát triển tại khu vực nội thành do khó kiếm các diện tích rộng để làm siêu thị và mặt bằng đắt đỏ, Hapro tập trung phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện ích quy mô nhỏ. Tại các khu vực xa trung tâm, Hapro cho hình thành các siêu thị lớn tại những điểm nút giao thương, nhưng tránh các khu vực có sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài. Tại các tỉnh lân cận, Hapro hình thành các đại siêu thị ở những vị trí đắc địa nhất.

Hàng hóa trong các cửa hàng tiện ích của tổng công ty chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của


người dân với chất lượng đảm bảo, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Hapro dự tính đến hết quý I/2007 sẽ có 50 địa điểm bán hàng ( cả cửa hàng tiện ích cũng như chuyên doanh) được bố trí tại các tuyến phố, khu dân cư và các khu đô thị mới tại Hà Nội, sau khi hoạt động tốt tại đây mô hình này sẽ được nhân rộng ra Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương và các địa phương khác.

Để đảm bảo hoạt động cho chuỗi Hapro Mart, Hapro đã chủ động xây dựng phương án cung cấp nguồn hàng từ các đối tác chiến lược có tiềm năng và uy tín như Unilver, Procter & Gamble, Phú Thái, LG, Vinamilk...Ngoài những nhà cung cấp lớn, Hapro còn có 400 đến 500 nhà cung cấp nhỏ với khỏang 25.000- 30.000 mặt hàng. Về lâu dài, Tổng công ty sẽ kết hợp với các nhà cung cấp đưa ra những sản phẩm đặc trưng tiêu biểu riêng cho Hapro Mart, tăng cường liên kết sản xuất tạo nguồn hàng, hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nguồn cung cấp hàng ổn định...Hơn nữa, bản thân Hapro cũng là một nhà phân phối lớn có thế mạnh về một số mặt hàng thực phẩm, thời trang, nước, rượu, đồ gốm...nên đảm bảo được nguồn hàng phong phú đa dạng cho chuỗi cửa hàng tiện ích cũng như siêu thị của mình. Bên cạnh việc xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chuỗi Hapro Mart còn có các dịch vụ khách hàng như: Tư vấn, bảo hành, giải quyết các khiếu nại của khách hàng kịp thời, chính xác.

Bên cạnh đó, Hapro cũng chú trọng đến yếu tố con người.Trong quá trình thăm dò trước khi chính thức triển khai chuỗi cửa hàng tiện ích Hapro Mart, tổng công ty đã tổ chức đưa cán bộ đi khảo sát học tập về quản lý siêu thị cũng như mô hình trung tâm phân phối, cửa hàng tiện ích, cung ứng dịch vụ Logistic tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan..., tổ chức các lớp học và mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ về đào tạo cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó để Hapro Mart thực sự là chuỗi phân phối chuyên nghiệp, Tổng công ty đã đầu tư một khoản tiền lớn để mua phần mềm DAISY- phần mềm quản lý khách hàng, mặt hàng, khâu thanh toán, kho hàng cho đến

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí