Khuyến Khích Các Doanh Nghiệp Liên Kết Nâng Cao Sức Cạnh Tranh


Bên cạnh đó việc thanh tra giám sát việc thực thi các quy định của nhà nước cũng cần chú ý đến kiểm tra tính minh bạch trong niêm yết giá tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh không lành mạnh_đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài chịu lỗ để hút khách, thâu tóm thị trường, cùng với việc đó là giám sát các chương trình khuyến mại tránh việc lợi dụng khuyến mại tiêu thụ hàng tồn và kém chất lượng.

1.4 Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết nâng cao sức cạnh tranh


Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại với vốn lớn, thương hiệu mạnh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tăng thị phần. Tiềm lực vốn lớn và mạng lưới kinh doanh mở rộng giúp các doanh nghiệp có sức mạnh tổng hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.

1.5 Một số giải pháp khác


Trên thực tế phát triển bất cứ một loại hình kinh doanh nào cũng phải có một doanh nghiệp “đầu tàu”, nhà nước nên chọn ra một vài doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện ích mũi nhọn bên cạnh các doanh nghiệp bán lẻ khác để đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp này thành những nhà phân phối đủ lớn làm đối trọng với các nhà bán lẻ nước ngoài nhằm giữ vững thị trường trong nước.

Bên cạnh đó nhà nước nên có hỗ trợ các doanh nghiệp trong xây dựng và quảng bá thương hiệu, là khâu nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay còn yếu kém.

2. Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


2.1 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích trong nước hiện nay

Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 12

Sự hỗ trợ của chính phủ chỉ là một phần, quan trọng hơn là các nhà quản lý phải tự mình nhìn nhận, tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:


2.1.1 Các nhà quản lý chuỗi cửa hàng tiện ích cần tạo cho mình phong cách kinh doanh chuyên nghiệp

Thiếu sự chuyên nghiệp đang là vấn đề mà nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích gặp phải. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp phải:

Đổi mới tư duy: kinh doanh dịch vụ phải hướng tới sự thoả mãn của khách hàng.Lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh là tư duy cần phải có ở mỗi doanh nghiệp kinh doanh loại hình bán lẻ hiện đại. Từ tư duy đó doanh nghiệp cần dành thời gian, nguồn tài chính để tìm hiểu, nghiên cứu sâu sát nhu cầu thực tế của người tiêu dùng cũng như các xu hướng tiêu dùng hiện tại và tương lai từ đó đổi mới cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.Trong kinh doanh doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp đó sẽ thành công.

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh thị trường: Điều này đòi hỏi các nhà quản lý chuỗi cửa hàng tiện ích phải có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh của mình, am hiểu tâm lý người tiêu dùng, nhạy bén khi phát hiện các xu hướng tiêu dùng mới trong xã hội và khả năng đáp ứng xu hướng tiêu dùng đó. Các nhà quản lý cần sự đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm thực tế từ các mô hình trong nước cũng như nước ngoài để áp dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Trong chiến lược kinh doanh cần xác định rõ ràng đối tượng khách hàng trung tâm từ đó xây dựng mô hình cửa hàng cho phù hợp

Hiện đại hoá và chuyên nghiệp hoá trong logistics: Cần sự đầu tư đầy đủ cho cơ sở vật chất, kho hàng, công nghệ và nghiệp vụ quản lý cho nhân viên để nâng cao hiệu quả cho hoạt động hậu cần. Việc xây dựng nguồn hàng cung ứng ổn định, hệ thống kho dự trữ, khâu vận chuyển, cung ứng…bên cạnh việc quản lý hiệu quả việc nhập hàng, lưu kho, bảo quản, thống kê lượng hàng tồn, hàng mất, hàng giảm chất lượng…không những nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp cải tiến và chủ động trong vấn đề cung


ứng hàng hoá. Đối với mỗi công đoạn trong quá trình đòi hỏi sự rà soát, kiểm tra đảm bảo cho vòng quay hàng hoá nhanh chóng và giữ cho giá đầu vào hàng hoá ở mức ổn định.


2.1.2 Xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam

2.1.2.1 Lựa chọn loại hình cửa hàng tiện ích phù hợp


Như đã đề cập trong mục 4, phần I chương I, có 6 dạng cửa hàng tiện ích với quy mô, số lượng hàng hóa và đối tượng khách hàng phục vụ mục tiêu tương đối khác biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn phát triển các mô hình cửa hàng tiện ích hàng hóa hữu hạn với quy mô từ 45~66m2, cửa hàng tiện ích truyền thống với diện tích 72m2~75m2, cửa hàng tiện ích mở rộng với quy mô 84~108m2 hay loại cửa hàng tiện ích cấp cao với quy mô lớn hơn tùy theo địa điểm định xây dựng cửa hàng tiện ích cũng như đối tượng khách hàng chủ yếu mà doanh nghiệp xác định tại những địa điểm đó. Với những nơi diện tích đất chật hẹp, nhu cầu người tiêu dùng tương đối đồng nhất thì loại cửa hàng tiện ích hàng hóa hữu hạn và cửa hàng tiện ích truyền thống là phù hợp. Với những vị trí diện tích đất rộng hơn và có sự khác nhau trong nhu cầu người tiêu dùng cũng như trong cấu trúc dân cư có thể mở các loại cửa hàng tiện ích với quy mô lớn hơn. Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng luôn cần đảm bảo được các tiêu chí thỏa mãn mô hình chung của cửa hàng tiện ích.

2.1.2.2 Đảm bảo các tiêu chí trong mô hình chung của cửa hàng tiện ích Với cửa hàng tiện ích, mô hình chung được xác định là:

Hàng tiêu dùng hàng ngày + Giá cả hợp lý + Tự phục vụ + Giờ mở cửa thuận tiện cho khách hàng + Bãi để xe miễn phí

Người tiêu dùng sẽ chọn các cửa hàng nơi họ có nhiều sự lựa chọn hàng hoá với chất lượng đảm bảo, đặc biệt đối với loại cửa hàng tiện ích vì hàng hoá là các mặt hàng thiết yếu nên yếu tố quan trọng nhất chính là địa điểm: họ sẽ tránh những cửa hàng thiếu chỗ để xe máy_phương tiện đi lại chủ yếu, lối ra vào không thuận tiện, sau đó là mặt hàng không hấp dẫn, giờ mở cửa hạn chế, nếu địa điểm không thuận lợi cho khách hàng lui tới thì mọi nỗ lực quảng bá , tiếp thị đều vô ích.


Cửa hàng tiện ích là mô hình mà hoạt động kinh doanh chịu tác động lớn từ tâm lý và hành vi người tiêu dùng nên nó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Có thể coi cửa hàng tiện ích là nơi phục vụ cho sự thuận tiện của mọi người dân thành thị nhưng đặc biệt cần chú ý và coi trọng nhu cầu của các tầng lớp trung lưu là tầng lớp đông đảo nhất với mức sống ngày càng nâng cao vì đây chính là đối tượng khách hàng chủ yếu cho mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích.

Từ việc xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp phải nắm được yếu tố quyết định, quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhóm người tiêu dùng mục tiêu này. Người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen mua sắm vào đêm khuya nhưng các cửa hàng cũng phải đảm bảo thời gian mở cửa khuya để thuận tiện cho họ tiếp cận. Thêm vào đó đối tượng khách hàng có thu nhập nên các cửa hàng cần bài trí lịch sự, thoáng mát.

Trên cơ sở việc lựa chọn khách hàng mục tiêu, xem xét không gian sống của họ kết hợp với mô hình cơ bản của cửa hàng tiện ích, nhà quản lý chuỗi cửa hàng tạo phong cách riêng cho cửa hàng tiện ích của mình

2.1.2.3 Tạo phong cách riêng cho chuỗi cửa hàng tiện ích của mình trên cơ sở mô hình chung

Các chuỗi cửa hàng cần tìm cho mình một phong cách riêng gây ấn tượng cho người tiêu dùng bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chí của mô hình chung. Một cửa hàng với logo riêng trên bảng hiệu, ấn phẩm quảng cáo, túi gói hàng, trang phục nhân viên…sẽ khiến người tiêu dùng nhớ tới họ. Bên cạnh đó phong cách riêng còn thể hiện ở cách bài trí cửa hàng, cách ăn mặc của đội ngũ nhân viên, phong cách phục vụ, những dịch vụ khách hàng hấp dẫn và riêng biệt…

Giờ mở cửa: Không nhất thiết cửa hàng phải mở cửa 24/24, đặc biệt với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, ít mua hàng sau 12h, thay vào đó là mở cửa sao cho thuận tiện nhất cho người tiêu dùng_có thể giống như Seven


Eleven: mở cửa lúc 7h sáng, đóng cửa lúc 11 giờ đêm hoặc khoảng thời gian gần như vậy vì đây là thời gian người tiêu dùng mua sắm với tần suất cao.

Không gian cửa hàng: tạo phong cách riêng để khách hàng có thể cảm nhận ngay khi ở ngoài cửa hàng. Bên cạnh đó không gian bên ngoài bắt mắt, giao thông thuận tiện và không gian bên trong sạch sẽ, thoáng mát và ngăn nắp…sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Các tông màu xanh da trời, trắng và xanh lá sẽ góp phần tạo cảm giác thoáng mát.

Cách ứng xử với khách hàng: Nhân viên cửa hàng chào đón khách hàng bằng thái độ sẵn sàng giúp đỡ và nụ cười thân thiện sẽ tạo ấn tượng tốt

Bên cạnh đó cần đào tạo các kỹ năng cho nhân viên và có chế độ cùng cách đối xử tốt vì nhân viên tốt sẽ tạo cho khách hàng cảm giác tin cậy cùng ấn tượng về tính chuyên nghiệp của cửa hàng.

Đa dạng hoá phương thức bán hàng: Việc đa dạng hoá cách thức bán hàng như bán hàng qua catalog, bán hàng qua mạng Internet, bán hàng qua điện thoại…nếu áp dụng được sẽ là cách thức hiệu quả để doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích tạo được hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng với phong cách riêng biệt.

2.1.3 Xây dựng chiến lược Marketing mix hợp lý


Với số vốn hạn chế, các chuỗi cửa hàng tiện ích trong nước cần xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, tận dụng các nguồn lực sẵn có:

2.1.3.1 Chiến lược thu mua và quản lý hàng hoá


Các doanh nghiệp nhỏ nên cùng nhau hợp tác thành lập một trung tâm mua hàng có chức năng thu mua hàng hoá và cung cấp cho các cửa hàng thành viên. Giải pháp này cho phép các cửa hàng có thể mua với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu cao từ các nhà cung cấp tránh tình trạng nhập hàng nhỏ giọt bị động và không thực sự hiệu quả.


Về quản lý hàng hoá để nâng cao hiệu quả cần đầu tư cơ sở vật chất, kho hàng, công nghệ và đào tạo nghiệp vụ quản lý.

2.1.3.2 Chiến lược đặt giá bán phù hợp


Với mô hình cửa hàng tiện ích chất lượng sản phẩm và dịch vụ phụ trợ là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp nên tập trung vào nâng cao chất lượng hàng hoá phục vụ và chất lượng dịch vụ tại cửa hàng nhằm tăng giá trị, lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về giá vì nguồn vốn hạn hẹp nên cạnh tranh về chất lượng là tốt hơn cả.

2.1.3.3 Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực


Chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố không kém phần quan trọng nên việc đào tạo nhân lực quản lý cũng như nhân lực bán hàng sao cho nhân viên quản lý tốt, nhân viên bán hàng với thái độ và cử chỉ lịch sự, nhiệt tình, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường

Do đó việc xây dựng chương trình tuyển chọn, huấn luyện và nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên là yêu cầu cần thiết. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Để nhân viên làm việc tốt cũng cần tạo tâm lý yên tâm cho người lao động, giảm áp lực và chú ý đến chế độ lao động.

2.1.3.4 Chiến lược quảng cáo, khuyến mại


Với số vốn hạn chế, việc lập chiến lược quảng cáo khuyến mại cho các chuỗi cửa hàng tiện ích hiện nay cũng là vấn đề lớn, tuy nhiên có nhiều cách thức quảng cáo ít tốn kém mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:

In danh thiếp doanh nghiệp với logo chuỗi cửa hàng ấn tượng và giao cho các cửa hàng trong chuỗi để nhân viên bán hàng có thể đưa cho mỗi khách mua hàng.


Các cuộc triển lãm thương mại, các cuộc họp hoặc các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng là dịp cho doanh nghiệp quảng bá tên tuổi và xây dựng quan hệ

Sử dụng logo biểu tượng chuỗi cửa hàng ở tất cả các phương tiện liên quan: nhãn mác, hoá đơn bán hàng, phong bì, túi đựng hàng…

Tận dụng các quỹ thích hợp các nhà sản xuất đầu tư để quảng cáo sản phẩm của họ kết hợp cùng hình ảnh cửa hàng

2.1.4 Đưa ra các quyết định Marketing hợp lý


Bên cạnh các chiến lược Marketing Mix không thể thiếu các quyết định Marketing phù hợp:

2.1.4.1 Danh mục sản phẩm


Để đảm bảo nguồn hàng chắc chắn, giảm tối thiểu chi phí vận chuyển và thuế thì các chuỗi cửa hàng cần giảm lượng hàng ngoại nhập, tăng tỷ lệ hàng nội theo hướng hàng nội chiếm đa số. Các nhà quản lý cũng cần cố gắng để hàng hoá đa dạng chủng loại, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu với nhiều mức giá từ thấp đến cao nhưng số lượng hàng phục vụ tầng lớp có thu nhập trung bình khá vẫn phải chiếm đa số.

2.1.4.2 Danh mục dịch vụ


Danh mục dịch vụ là một trong những điểm then chốt tạo sự khác biệt giữa các chuỗi cửa hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần quyết định danh mục dịch vụ mà chuỗi cửa hàng của mình có thể cung cấp để người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện và hài lòng khi mua hàng. Danh mục các dịch vụ có thể là: giao hàng miễn phí tận nhà, ATM, đổi trả hàng, chương trình khách hàng thường xuyên, khách hàng đặc biệt, gói hàng miễn phí…

2.1.4.2 Khu vực, địa điểm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí