Đánh Giá Chung Về Chuỗi Cửa Hàng Tiện Ích Ở Việt Nam Hiện Nay


thu ngân thông qua mạng nội bộ và trực tuyến. Phần mềm này cũng được các đại siêu thị như Metro, Big C sử dụng.

Khác với G7 chưa tạo được uy tín trên thị trường đã vội vã nhượng quyền thương mại các cửa hàng. Hapro tự quản lý kinh doanh hệ thống các cửa hàng tiện ích cũng như siêu thị của mình theo công nghệ hiện đại và thống nhất, khi hệ thống này vận hành có hiệu quả mới tiến tới việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

Mục tiêu đề ra của Hapro là đến năm 2010, hệ thống Hapro Mart sẽ có 200 siêu thị, cửa hàng tiện ích tự quản và 700 đến 800 cửa hàng nhượng quyền thương mại trên toàn quốc.24

Trên thực tế trong năm 2007, Hapro mới chỉ xây dựng được thêm 3 cửa hàng nhượng quyền thương mại và 1 cửa hàng tiện ích, nâng số cửa hàng tiện ích của Tổng công ty lên 15 cửa hàng với diện tích mặt bằng từ 50m2 đến 100m2 bên cạnh 13 siêu thị và đại siêu thị ở các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Kạn, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La.

Các cửa hàng tiện ích của Hapro đều nằm trong nội thành Hà Nội, tại các khu vực đông dân cư. Một số cửa hàng như Hapro Mart 35 Hàng Bông, Hapro Mart 102 Hàng Buồm, Hapro Mart 45 Hàng Bồ nằm ở những tuyến phố không những là trung tâm mà còn là tuyến phố du lịch, nơi có nhiều khách du lịch nước ngoài, những người đã quen với phong cách tiêu dùng hiện đại và có nhu cầu mua sắm buổi đêm. Vì vậy, tình hình kinh doanh của Hapro là rất khả quan. Theo như đại diện của Hapro thì từ khi đi vào hoạt động đến nay, hầu hết các siêu thị và cửa hàng trong chuỗi đều thu được những kết quả khả quan, doanh thu tăng từ 20-30%, lợi nhuận tăng xấp xỉ 15%.25

Có thể thấy việc Hapro xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích và siêu thị đi liền nhau và sử dụng chung thương hiệu Hapro là khá hợp lý, người dân Việt Nam với tâm lý tiêu dùng như hiện nay mới chỉ quen với loại hình siêu thị, nơi


24 http://www.haprogroup.vn/tintucsk/bantin/news_page.dot?inode=17014


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

25 http://www15.24h.com.vn/news/printnews.php?news=169526


Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 10

rộng rãi tập trung nhiều hàng hóa, là địa điểm mua sắm nhưng cũng đồng thời là nơi thư giãn cuối tuần cho cả gia đình mà chưa quen với cửa hàng tiện ích với mức giá cả nhỉnh hơn, thêm vào đó, cần phải mất một khoảng thời gian để người tiêu dùng Việt Nam thực sự quen với loại hình cửa hàng này, trong khoảng thời gian đó, việc xây dựng thương hiệu Hapro Mart là một bước đi cần thiết.

Giống với Hapro Mart, Coop Mart của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh cũng xây dựng cho mình chuỗi cửa hàng tiện ích bên cạnh hệ thống 29 siêu thị với gần 300 nghìn khách hàng thân thiết. Coop Mart cũng hình thành tổng kho trung tâm phân phối để chủ động trong điều hành hàng hóa và tạo sự thuận lợi cho các nhà cung cấp do đơn giản hóa khâu logistics cho các siêu thị và cửa hàng Coop Mart.

Tuy nhiên, khi xem xét các cửa hàng tiện ích của Hapro thì có thể nhận thấy dù mặt hàng có phong phú nhưng những yếu tố khác biệt với mô hình siêu thị thu nhỏ là hầu như không có, khi được hỏi các nhân viên cửa hàng cho biết các cửa hàng tiện ích của Hapro đóng cửa vào lúc 10 giờ tối, trong khi cửa hàng tiện ích khác biệt với các loại hình kinh doanh bán lẻ khác chính là ở “tiện ích” này. Bên cạnh đó, các dịch vụ khách hàng như gói quà, giao hàng tận nhà... vốn là nét đặc trưng của các cửa hàng tiện ích lại không có ở các cửa hàng Hapro Mart. Không có những điểm này, các cửa hàng Hapro liệu có khác gì với những cửa hàng tạp hóa trước kia nay được sửa sang lại mặt tiền, thực ra chuỗi cửa hàng Hapro Mart vẫn chưa là chuỗi cửa hàng tiện ích theo đúng nghĩa của nó.

2. Đánh giá chung về chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam hiện nay


2.1 Những thành công


Các chuỗi cửa hàng tiện ích đã xây dựng được hình ảnh cửa hàng với phong cách mới mẻ, hiện đại, hệ thống quầy kệ ngăn nắp, hàng hóa được bày bán theo chủng loại ở từng khu vực riêng biệt tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.Và hầu hết cho mình những hình ảnh riêng biệt, G7 vơi màu xanh biển trẻ trung, Hapro với biển hiệu, sơn và trang trí bằng tông xanh lá cây mát mắt, Day & Night với màu xanh và trắng tạo cảm giác tiện nghi...


Bên cạnh việc bài trí cửa hàng, hàng hóa trong các cửa hàng tiện ích cũng được các nhà quản lý chú ý đến với nguồn gốc xuất xứ và giá cả được niêm yết rõ ràng, các mặt hàng đều thỏa mãn tiêu chí của cửa hàng tiện ích, đều là các nhu yếu phẩm hàng ngày, đồ thực phẩm và báo, tạp chí...một số bán cả thẻ điện thoại trả trước bên cạnh dịch vụ điện thoại công cộng, các loại thuốc không cần kê toa như dầu gió với số hàng hóa hợp lý nhưng đa dạng.

Hầu hết các cửa hàng đều có thời gian mở cửa dài, từ 16 đến 24 giờ/ ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó một số chuỗi cửa hàng cũng chú trọng đến các dịch vụ gia tăng như đưa hàng tận nhà, gói quà, ATM, một số có thẻ khách hàng thân thiết cho khách mua hàng.

Tóm lại các chuỗi cửa hàng tiện ích về cơ bản đã tạo dựng được hình ảnh những cửa hàng với phong cách kinh doanh hiện đại, văn minh, cung cấp được những hàng hóa cơ bản thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

2.2 Những hạn chế


Tuy đã có những mặt được nhưng các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều hạn chế hơn. Cụ thể:

Về chủng loại hàng hoá: Hầu hết các cửa hàng tiện ích đều thiếu thốn các hàng phi thực phẩm như bàn chải đánh răng, báo, tạp chí, thẻ điện thoại trả trước, thuốc không kê toa… một số kém phong phú về chủng loại hàng hoá.Bên cạnh đó các chuỗi cửa hàng tiện ích chưa có những mặt hàng riêng có của mình để thực sự tạo sự khác biệt giữa các chuỗi cửa hàng với nhau. Một số mặt hàng đặc trưng cho tính tiện lợi của các cửa hàng tiện ích như bàn chải dùng 1 lần rồi bỏ, các đồ vệ sinh cá nhân chia theo khối lượng nhỏ…vẫn chưa có ở các cửa hàng tiện ích, kể cả những cửa hàng tiện ích ở những khu vực nhiều khách du lịch

Về thời gian mở cửa: Không phải tất cả các cửa hàng tiện ích đều có thời gian mở cửa dài, rất ít cửa hàng duy trì được thời gian mở cửa 16-24h/ ngày. Chuỗi cửa hàng Small Mart cam kết mở cửa 24/24 đã đóng cửa trước 0 giờ, Hapro Mart đóng cửa vào 10 giờ tối như các cửa hàng tạp hoá thông thường,


một số cửa hàng tiện ích G7 Mart đóng cửa còn sớm hơn_vào lúc 8 giờ tối. Với thời gian mở cửa như vậy liệu các cửa hàng tiện ích có còn thực sự tiện ích cho người tiêu dùng?

Về các dịch vụ khách hàng, dịch vụ hậu mãi: Các chuỗi cửa hàng tiện ích thực hiện các dịch vụ khách hàng và dịch vụ hậu mãi chưa tốt. Nhiều cửa hàng tiện ích chưa thoát khỏi hình ảnh 1 cửa hàng tạp hoá được tân trang, hàng hoá không những kém đa dạng mà còn không có cả các dịch vụ khách hàng cũng như các hình thức khuyến mãi, các dịch vụ gói quà, giao hàng tận nơi cũng hiếm thấy trên thực tế ở các cửa hàng tiện ích hiện nay, kể cả các cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh.

Về thái độ bán hàng, cung cách phục vụ: chưa bài bản, chuyên nghiệp. Nét chung nhất ở lực lượng lao động tại các cửa hàng tiện ích là những người trẻ với số nữ nhân viên khoảng 70% tuy nhiên phần đông đều chưa qua đào tạo bài bản. Đa số các nhân viên đứng quầy chỉ có trình độ trung học phổ thông, kiến thức về hàng hoá và giao tiếp xã hội còn hạn chế nên nhiều lúc gây phản cảm cho khách hàng.

2.3 Những vấn đề đặt ra


Thách thức với hầu hết doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong nước hiện nay là vốn, hậu cần, tính chuyên nghiệp và con người, đặc biệt là thiếu vốn. Hầu như chưa có doanh nghiệp thương mại nào có đủ số vốn cần thiết để đáp ứng nguồn hàng đa dạng, số lượng lớn cũng như để duy trì thời gian mở cửa qua 12h đêm là thời điểm ít khách hàng. Điều đó dẫn tới việc các cửa hàng tiện ích bị hạn chế về thời gian mở cửa cũng như hàng hoá. Thêm vào đó mối liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước còn yếu, khả năng hỗ trợ nhau rất hạn chế.

Quản lý nhà nước còn nhiều trở ngại cho việc kinh doanh cửa hàng tiện ích. Mặc dù các cơ quan quản lý khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng trên thực tế khi các doanh nghiệp bắt tay vàp làm lại gặp rất nhiều khó khăn vì những phức tạp về thủ tục hành chính, quy hoạch hạ


tầng và các chính sách hỗ trợ từ phía các sở ban ngành gần như bằng không. Các doanh nghiệp không cần nhà nước trợ vốn mà chỉ cần hỗ trợ bằng việc hoàn thiện chính sách đầu tư cho thương mại, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong nước một cách kịp thời và có bản đồ quy hoạch chi tiết về hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại mang tính chuyên nghiệp cao. Ví dụ một số mặt hàng cần thiết ở các cửa hàng tiện ích như bao cao su, thuốc giảm đau thông dụng…Sau 11 giờ đêm, các nhà thuốc tây đóng cửa là cơ hội cho các cửa hàng tiện ích kinh doanh mặt hàng này nhưng khi đưa vào bán ở Việt Nam đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh đặc biệt. Nhà nước lại không có hướng dẫn gì cụ thể để các doanh nghiệp có thể lấy được các giấy phép này. Bên cạnh đó nhà nước vẫn chưa có quy chuẩn gì cho mô hình cửa hàng tiện ích nên các doanh nghiệp đều “mạnh ai nấy làm” theo cách riêng của mình.

Nhiều cửa hàng tiện ích của các doanh nghiệp quốc doanh được nâng cấp từ các cơ sở làm ăn kém hiệu quả nên thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển cửa hàng. Muốn nâng cao sức cạnh tranh các cửa hàng cần phải có các dịch vụ hậu cần và cách kinh doanh chuyên nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là nâng cấp các cửa hàng bán lẻ

Hiện hàng nhập khẩu chiếm phần lớn lượng hàng hoá ở các cửa hàng tiện ích. Bản thân các nhà sản xuất cũng tự đầu tư, củng cố hệ thống phân phối của riêng mình hoặc lựa chọn các nhà phân phối là các chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại chứ ít quan tâm đến các chuỗi cửa hàng tiện ích, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng tiện ích của các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít. Khi giao hàng, các nhà sản xuất buộc các doanh nghiệp trả tiền ngay trong khi đó nhập hàng của các công ty nước ngoài được nợ đến 30 ngày.26

Vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến việc kinh doanh cửa hàng tiện ích hiện này vẫn là thói quen của người tiêu dùng. Phần lớn người dân vẫn theo cách mua bán truyền thống ở các cửa hàng tạp hoá giá rẻ . Thêm vào đó, người tiêu


26 http://netlife.vietnamnet.vn/vn/print/thuongtruong/2731/index.aspx


dùng Việt Nam chưa có thói quen mua sắm ban đêm nên mở cửa hàng suốt 24h chưa hẳn đã hiệu quả, họ vẫn thích đi chợ hàng ngày và coi các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại như là nơi để đưa cả gia đình đi chơi, thư giãn nhiều hơn là đi mua hàng cho nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đi xe gắn máy nên việc tấp xe lên lề đường để ghé vào các cửa hiệu tạp hoá là hết sức thuận tiện. Những người tiêu dùng trẻ có thu nhập, đối tượng khách hàng các cửa hàng tiện ích cần quan tâm thì lại không được chú ý đúng mức.27


27 http://www.500000doanhnghiep.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=1438


CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM‌‌

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM

1. Thuận lợi


Hiện tại Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích:

Việt Nam là một nước có dân số đông (hiện dân số Việt Nam đứng thứ 13 thế giới với 84 triệu người). Với dân số đông như vậy nhưng tổng dung lượng hàng hoá và dịch vụ của thị trường bán lẻ trong nước mới chỉ đạt khoảng 30 tỷ USD, đặc biệt là bình quân đầu người mới chỉ đạt 366 USD/ năm. Những con số này cho thấy triển vọng phát triển thị trường bán lẻ nói chung cũng như loại hình cửa hàng tiện ích nói riêng là rất khả quan.

Phần lớn dân số Việt Nam nằm trong độ tuổi 18 đến 30. Dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo cũng tạo nguồn nhân công dồi dào cho các cửa hàng tiện ích, đảm bảo khả năng cung cấp lao động 24/24 cho các cửa hàng này phát triển mà không phải lo lắng về việc thiếu nhân công như Mỹ hay Nhật Bản.

Bên cạnh đó việc gia nhập WTO, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ,mức sống cải thiện làm thay đổi dần dần thói quen mua sắm ở Việt Nam. Thói quen mua sắm hiện đại_mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…tăng từ 9% năm 2005 lên 14% năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Riêng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tỷ lệ tương ứng là 15%, 24% và 37%. Thói quen mua sắm thay đổi đưa người dân đến việc mua sắm tại các cửa hàng tiện ích khi các cửa hàng này đã tạo dựng được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng.

Trong xã hội nước ta hiện nay tầng lớp những người tiêu dùng trẻ cũng như những người tiêu dùng có thu nhập cao tăng lên và ngày càng chiếm vị trí


quan trọng trong việc quyết định xu hướng tiêu dùng. Một bộ phận lớn những người tiêu dùng trẻ và những người có thu nhập cao hiện đại và năng động bận rộn với công việc, ít có thời gian đi chợ hay siêu thị mua sắm chỉ trừ dịp cuối tuần mô hình cửa hàng tiện ích với những hàng hoá thiết yếu mở cửa tới tận đêm khuya phục vụ những hàng hoá thiết yếu và sẵn sàng giao hàng tận nhà hoàn toàn phù hợp với họ. Với đối tượng khách hàng trung tâm là những người trẻ tuổi, có thu nhập, các cửa hàng tiện ích có khả năng phát triển thuận lợi ở thị trường Việt Nam cũng như đã phát triển ở Thái Lan hay Trung Quốc.

Sự xuất hiện của các khu chung cư quy hoạch bài bản cũng tạo điều kiện để các cửa hàng tiện lợi hoạt động ở các khu vực này cũng như các mini mart đã và đang hoạt động, giờ mở cửa khuya cùng với việc ngay gần khu dân cư và không có sự xuất hiện của các cửa hàng tạp hoá tạo điều kiện để các cửa hàng tiện ích cung cấp nhiều hàng hoá khác nhau đến tay người dân.

Với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bên cạnh các yếu tố trên, thị trường bán lẻ Việt Nam còn manh mún, số các cửa hàng tạp hoá gia đình đông đảo rải rác khắp nơi đóng vai trò quan trọng trong phân phối hàng hoá chính là điều kiện thuận lợi để họ phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện ích vì với số vốn lớn, quản lý kinh doanh chuyên nghiệp và sự bài bản trong logistic cũng như nhân sự được đào tạo chu đáo các nhà bán lẻ nước ngoài hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường. Sắp tới đây 1/1/2009 các nhà bán lẻ nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phân phối cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, mở cửa dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đại lý môi giới cá nhân cũng tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi kinh doanh cửa hàng tiện ích.

Với các nhà bán lẻ trong nước, cửa hàng tiện ích là loại hình kinh doanh còn nhiều “ đất trống” trong khi các mô hình khác như siêu thị, đại siêu thị hay trung tâm thương mại đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước làm. Đặc biệt ở loại hình cửa hàng tiện ích hiện nay chưa có nhà bán lẻ nước ngoài nào bắt tay vào làm, nếu kinh doanh loại hình này sẽ là thuận lợi vì không vấp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí