Thực Trạng Hoạt Động Của Các Chuỗi Cửa Hàng Tiện Ích Ở Việt Nam


Còn theo tính toán của TS Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2007 doanh thu bán lẻ của Việt Nam đạt khoảng 45 triệu USD, tăng 23% so với năm 2006. Về chỉ số lòng tin của người tiêu dùng, Việt Nam xếp thứ 5 thế giới, đạt 118 điểm – mức cao kỷ lục, tăng 1 điểm so với năm 2006 trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 điểm.


Năm 2007, công ty nghiên cứu thị trường AC Niesel công bố: người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index). Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2006 trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 điểm so với cuối năm 2006.


Cũng theo AC Niesel, trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam còn cao hơn cả ấn Độ, Trung Quốc hay Brazil. Những điểm trên báo hiệu cơ hội lớn cho sự phát triển cũng như duy trì một thị trường bán lẻ theo hướng thuận lợi.


Còn theo Tập đoàn tư vấn đa quốc gia CB Richard Ellis, giá hàng bán lẻ hiện tại của VN đang thấp hơn so với các thành phố lớn trong khu vực như Manila, Bangkok, Jakarta và Thượng Hải. Nguyên nhân là chi phí sử dụng mặt bằng, nhân công rẻ hơn. Điều này giúp nguồn hàng bán lẻ của Việt Nam có thể tăng ít nhất 5 lần so với hiện nay.


Từ các nhận định trên ta có thể thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các tập đoàn bán lẻ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM


1. Quá trình hình thành và phát triển các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam


1.1 Quá trình hình thành và phát triển các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam


1.1.1 Sự hình thành chuỗi cửa hàng tiện ích đầu tiên ở Việt Nam


1.1.1.1 Sự xuất hiện tại Việt Nam của chuỗi cửa hàng tiện ích Masan Mart


Mô hình cửa hàng tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2001 với sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Masan mart gồm 25 cửa hàng tiện ích hoạt động 24/24 , số vốn đầu tư ban đầu 20 tỷ đồng. Những bước chuẩn bị ban đầu của họ khá bài bản, chuyên nghiệp: từ thiết lậo quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho việc chuyển hàng hóa kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua việc thiết kể một phần mềm quản lý riêng biệt.

Thế nhưng chỉ 7 tháng sau khi đưa vào hoạt động (tháng 12/ 2001), 80% số cửa hàng của Masan Mart phải đóng cửa do doanh thu không được như dự tính. Số cửa hàng còn lại được đầu tư thêm hàng hóa, cách bày hàng cũng bắt mắt hơn và đặc biệt áp dụng thêm các hình thức khuyến mãi, nhưng doanh thu cũng chỉ tăng được trong vài tuần. Những tháng kế tiếp, doanh thu mỗi cửa hàng không vượt qua con số 10 triệu đồng một tháng trong khi chi phí trả cho thuê mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao thiết bị...vượt quá dự tính cho phép. 5 cửa hàng còn lại của Masan mart cuối cùng cũng phải đóng cửa vào tháng 4/2003, sau gần 2 năm hoạt động thua lỗ.18

1.1.1.2 Nguyên nhân thất bại của Masan Mart


Nguyên nhân thất bại của Masan Mart chính là ở việc chưa nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường Việt Nam vào thời điểm đó. Năm 2001 chưa phải là thời điểm phù hợp cho loại hình cửa hàng tiện ích khi mức sống chưa cao, người dân luôn phải quan tâm đến vấn đề giá cả khi mua hàng.

Mặc dù đã tính toán chi li từng bước khi đưa mô hình cửa hàng tiện ích vào hoạt động, cũng khảo sát kỹ lưỡng các thành phần đi chợ, mức chi tiêu của


18 http://vietbao.vn/Kinh-te/TP-HCM-5-cua-hang-Masan-Mart-cuoi-cung-dung-hoat- dong/10815739/87/


các bà nội trợ mỗi lần vào chợ nhưng họ lại không nghĩ đến tâm lý của người tiêu dùng vào thời điểm này vẫn chỉ mới bắt đầu làm quen với các loại hình siêu thị, cửa hàng hiện đại, họ đã quen với chợ và các cửa hàng tạp hóa gia đình bán đủ các nhu yếu phẩm cần thiết. Những cửa hàng tiện nghi sang trọng với các cô bán hàng mặc đồng phục, bảo vệ trông xe miễn phí, hàng hóa bày gọn gàng, ngăn nắp khiến họ e dè vì giá có thể cao hơn giá ở chợ, phải ăn mặc tươm tất khi bước vào, trong khi đó, họ có thể mua bất cứ thứ gì cần thiết tại các quán quen, các chợ tạm khi mặc quần áo ở nhà một cách nhanh chóng dễ dàng. Và ở thời điểm này vẫn chưa hình thành rõ nét một tầng lớp tiêu dùng mới.

Hơn thế nữa đối tượng khách hàng chủ yếu được Masan Mart xác định là tầng lớp có thu nhập khá trong xã hội, nhưng hàng hóa bày bán lại không có giá trị cao và những mặt hàng không hợp thị hiếu này đã đẩy những khách hàng cốt lõi của Masan Mart ra khỏi cửa hàng. Thêm vào đó có đến phân nửa các cửa hàng Masan Mart đặt ở các đường phố lớn hoặc các ngã tư. Trên thực tế, các ngã tư rất đông người nhưng chẳng ai muốn dừng lại để mua sắm vì tại các giao lộ như thế thường xảy ra tai nạn hoặc tắc đường, dừng lại là phải hít thở sự ô nhiễm khói xăng, bụi bặm nhiều hơn những đường phố vắng người. Ngoài ra giá thuê mặt bằng cao, thời điểm đó nhiều mặt bằng của Masan Mart thuê có giá lên tới 18 triệu đồng/ tháng trong khi số lượng khách hàng đến một cửa hàng Masan Mart trung bình chỉ là 80-140 lượt người/ ngày với giá trị bình quân một hóa đơn mua hàng chỉ 25.000-30.000, con số khiêm tốn này không đủ bù đắp chi phí đầu vào.

1.1.2 Sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích trong những năm trở lại đây


Năm 2006 thực sự là năm cửa hàng tiện ích quay trở lại thị trường Việt nam với việc Trung Nguyên cho ra đời hệ thống G7 Mart sau khi đã nghiên cứu mô hình Seven Eleven Thái Lan và rút kinh nghiệm từ sự thất bại của Masan Mart, sau đó là sự ra đời của V-24h, Small Mart 24/7...


Cho đến năm 2007, trên toàn quốc xuất hiện khoảng 10 hệ thống cửa hàng tiện ích: Hapro Mart, G7 mart, V-mart, Best & Buy (B&B), cửa hàng Co-op, Small mart 24/7, 365 days, V-24h, Shop & Go...với hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện ích tập trung tại TP Hồ Chí Minh.

Các chuỗi cửa hàng tiện ích cũng nhắm đến các đối tượng khách hàng riêng để phát triển:

Chuỗi cửa hàng Small Mart 24/7 do công ty Phạm Trang có diện tích trung bình từ 80m2-100m2, kinh doanh trên 2.000 mặt hàng nhu yếu phẩm, thịt tươi, cá tươi, rau củ quả...kể cả các loại gia vị như gừng, nghệ, cà pháo, mắm tôm...và các loại bảo, tạp chí với giá hàng hóa tương đương giá bán của các siêu thị lớn. Small Mart đầu tư chọn khách hàng là những người có thu nhập từ 2 triệu đồng/ tháng trở lên, năng động thay đổi cơ cấu hàng hóa ở mỗi khu vực: khu trung tâm đô thị chủ yếu là thức ăn nhanh, thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn...Khu dân cư mới, chung cư bán thực phẩm sơ chế, đông lạnh và tươi sống...người mua có thể yêu cầu giao hàng qua điện thoại.

Công ty Đông Hưng với hệ thống B&B (Best & Buy), hoạt động tại các khu chung cư, cây xăng. Các điểm bán tại khu dân cư bắt đầu từ 6 đến 23 giờ với thế mạnh hàng thực phẩm, bách hóa, các điểm bán tại cây xăng hoạt động 24 giờ trong ngày, chủ yếu là hàng mỹ phẩm, nước giải khát, đồ ăn nhanh...

Hệ thống cửa hàng V-24h chú trọng đến các dịch vụ bám sát nhu cầu người dân đô thị. Tại mỗi điểm bán hàng đều có máy ATM, dịch vụ điện thoại công cộng, thẻ Internet, thu cước điện thoại...Ngoài thực phẩm, rau quả các cửa hàng V-24h còn bán cả đồ văn phòng phẩm và một số đồ phụ kiện điện gia dụng. Giá cả tại các cửa hàng V-24h được xác định ở mức thấp hơn giá bán ở siêu thị, nhưng cao hơn giá bán lẻ ở các cửa hàng tạp hóa.

Công ty Vina- nhà đầu tư các cửa hàng V-24h nhận định: Thị trường còn rất lớn. Tính trên lý thuyết, cứ mỗi 1000 dân trong phạm vi 100m bán kính có thể mở cửa một cửa hàng tiện ích với diện tích 50-70m2 thì các vùng đô thị lớn


như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ... cần có thêm hàng chục ngàn cửa hàng mới. 19

1.1.3 Nguyên nhân của sự phát triển mô hình cửa hàng tiện ích những năm trở lại đây

Sức mua, thói quen tiêu dùng, bối cảnh thị trường đang thay đổi: Xu hướng lựa chọn về giá khi mua hàng của người tiêu dùng đang giảm dần, nhất là giới trẻ và người dân đô thị, thay vào đó là các yếu tố tiện ích khác: nhanh chóng, thuận tiện sử dụng...Thất bại của Masan Mart không còn làm các nhà đầu tư quá nao núng, họ cũng không lo lắng nhiều về sức cạnh tranh của các cửa hàng tạp hoá gia đình vì các cửa hàng tạp hoá mới chỉ cung cấp cho các hộ gia đình các mặt hàng cơ bản mà chưa đáp ứng hết các nhu cầu thiết yếu: thẻ điện thoại, dịch vụ thành toán tiền điện nước, giao hàng tận nhà...

Các nhà đầu tư vào mô hình cửa hàng tiện ích đều có chung nhận định: đó là trên thị trường Việt Nam thời điểm hiện nay đã xuất hiện khá nhiều siêu thị, đại siêu thị của cả các tập đoàn trong nước cũng như nước ngoài, trong khi đó cửa hàng tiện ích còn là một mô hình khá mới mẻ và có nhiều khả năng phát triển không những qua hình thức thiết lập cửa hàng mới mà còn cả hình thức nhượng quyền thương mại. Thêm vào đó, đầu tư cho mỗi cửa hàng loại này lại không cần vốn lớn như siêu thị, trung tâm thương mại.

Năm 2009, Việt nam mở cửa thị trường cho các nhà bán lẻ nước ngoài cũng là lúc các nhà bán lẻ trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía những nhà đầu tư có vốn lớn, nhiều kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường. Chính vì thế thời điểm năm 2006, khi Việt nam chuẩn bị gia nhập WTO là khi các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam ra đời và phát triển với mục tiêu khẳng định thương hiệu và giữ vững thị trường trong nước. Ngoài ra, trong kinh doanh bán lẻ, mặt bằng là yếu tố hết sức quan trọng, nhà đầu tư Việt Nam muốn nắm được

19http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=4401&Ite

mid=431


mặt bằng trước khi các vị trí đẹp để kinh doanh lọt vào tay các nhà bán lẻ nước ngoài.

1.1.4 Thực trạng các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam hiện nay


Theo Bộ thương mại (nay là bộ Công thương), vào năm 2005 nước ta có khoảng 1000 cửa hàng tiện ích hoạt động trên khoảng 35/64 tỉnh/ thành phố. Tại Hà Nội, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã cho ra đời chuỗi cửa hàng tiện ích và siêu thị mang thương hiệu Hapro mart. Đến nay chuỗi cửa hàng của Hapro đã phát triển được 28 cửa hàng ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Dương...Sai Gon Co-op cũng đã nâng cấp 50 địa điểm bán lẻ vốn có thàng các cửa hàng tiện ích. Citimart đầu tư 1,5 tỷ đồng cho chuỗi cửa hàng B&B (Best& Buy). Công ty Phạm Trang (TP Hồ Chí Minh) cũng đã xây dựng chuỗi cửa hàng Small Mart hoạt động 24h liên tục tại các trạm xăng. Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng việc phát triển các cửa hàng tiện ích đang gặp không ít khó khăn. Theo đại diện G7 Mart trong thời gian qua dù đã có nhiều cố gắng nhưng doanh thu từ các cửa hàng tiện lợi vẫn rất thấp, thậm chí có cửa hàng trong nhiều tháng doanh thu âm liên tục.Thực tế sau 1 tháng hoạt động hầu hết các cửa hàng Co-op đều kinh doanh cầm chừng. “Doanh thu đủ để trang trải các chi phí mặt bằng, lương nhân viên, điện, nước...là tốt trong thời điểm hiện nay”, đại diện của Saigon Co-op cho biết và không tiết lộ doanh số bán hàng cụ thể. 20

Hệ thống Hapro Mart trong 6 tháng đầu năm 2007 cũng mới chỉ đạt doanh thu trên 512 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng doanh thu nội địa của Hapro. Còn chuỗi cửa hàng V-24h của công ty phân phối Vina đã được công ty này chuyển nhượng toàn bộ cho đối tác khác vào đầu năm 2007 cũng chỉ vì lý do kinh doanh thua lỗ. Chỉ trong 6 tháng kinh doanh chuỗi cửa hàng V-24h công ty này đã lỗ khoảng 500 triệu đồng. Các cổ đông của công ty đã quyết định không kinh doanh cửa hàng tiện ích nữa vì thời gian hòa vốn lâu, lợi nhuận thấp. Giám đốc công ty cho biết doanh thu trung bình của mỗi cửa hàng V-24h chỉ đạt 5 triệu


20 http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2006/08/3B9ECF28/


đồng/ ngày mà phải đạt 10 triệu đồng mới hòa vốn. Một số chuỗi cửa hàng như Day & Night của công ty TNHH Phú An Thịnh thuê mặt bằng của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu khu vực 2 kinh doanh trong khu vực cây xăng đã rút hàng xuống khỏi kệ.

Quan trọng hơn, nguồn khách hàng đến các chuỗi cửa hàng biến động thất thường, chưa có được các khách hàng thường xuyên thân thiết. Tại những cửa hàng như Shop & Go, 99 Mart, Speedy... tại TP Hồ Chí Minh hay thậm chí là Hapro Mart ở Hà Nội đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là khách vãng lai hay khách du lịch nước ngoài.

Nguyên nhân của tình trạng đó là do giá bán hàng hóa tại các cửa hàng tiện ích còn khá cao, chỉ thấp hơn trong các trung tâm thương mại do người tiêu dùng phải trả thêm cho các yếu tố tiện lợi như địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ...Các cửa hàng cũng chủ yếu bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm đóng hộp, các sản phẩm từ sữa...mà thiếu các nhu yếu phẩm hàng ngày. Có tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có đủ số vốn cần thiết để đáp ứng nguồn hàng đa dạng với số lượng lớn. Cũng có những trường hợp như G7 mart: chỉ cung cấp hàng cho các cửa hàng nhượng quyền trong chuỗi nếu đơn hàng trị giá trên 2 triệu đồng trong khi cũng các cửa hàng này nếu đi theo mô hình cửa hàng tạp hóa như họ đã từng làm thì khi cần vài thùng mỳ hay vài chục túi xà phòng chỉ cần điện thoại cho các đại lý bán buôn là được cung cấp hàng ngay. Những việc này khiến cho việc phát triển các chuỗi cửa hàng tiện ích không thuận lợi.

Việc mở cửa suốt 24 giờ, nét đặc trưng của các cửa hàng tiện ích cũng là nỗi lo của các nhà kinh doanh, kết quả nghiên cứu của Sài Gòn Co-op cho thấy người dân Việt Nam chưa có thói quen mua sắm vào ban đêm, nhưng các nhà đầu tư đều chấp nhận “ chịu lỗ” các khoản chi phí mở cửa hàng vào ban đêm để tạo thói quen mới cho khách hàng. Tuy nhiên, thói quen không phải cái ngày một ngày hai có thể hình thành, với những công chức cả ngày đi làm, 11,12 giờ


đêm phải đi ngủ để hôm sau làm việc thì liệu cửa hàng tiện ích không thực sự phù hợp.


Sau đây là một số ví dụ về những chuỗi cửa hàng tiện ích tiêu biểu ở Việt Nam:

1.2 Một số chuỗi cửa hàng tiện ích tiêu biểu ở Việt Nam


Nói đến chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam, nhiều người sẽ nhắc ngay đến sự ra mắt rầm rộ của chuỗi cửa hàng G7, vậy chuỗi cửa hàng này như thế nào, kinh doanh ra sao và tại sao lại được nhắc đến nhiều như vậy

1.1.1 G7 mart


1.2.1.1 Sự ra đời


Hệ thống G7 Mart của công ty cà phê Trung Nguyên với tổng vốn đầu tư 395 1

Hệ thống G7 Mart của công ty cà phê Trung Nguyên với tổng vốn đầu tư 395 triệu USD ra đời vào năm 2006 đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam thời điểm đó. Thành lập tháng 6 năm 2004, G7 mart mất 2 năm để nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng từ quá trình hình thành của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal mart, Tesco, Carrefour cũng như các nhà bán lẻ tại Việt Nam như Metro, Big C, Intimex và trên hết là việc xem xét kỹ lưỡng hệ thống cửa hàng tiện ích lớn nhất tại Thái Lan là Seven Eleven. Vào ngày 5/8/2006, G7 mart chính thức khai trương chuỗi cửa hàng tiện ích và trung tâm phân phối của mình với lễ ra mắt rầm rộ tại dinh Thống Nhất và một loạt các hoạt động : Tổng kết diễn đàn “ Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ trên báo Thanh Niên, cuộc đi bộ ủng hộ “ Ngày hành động vì nước Việt hùng mạnh”... đã thu hút hơn 5000 lượt người tham dự. Công ty

cổ phần và thương mại dịch vụ G7 (từ giờ gọi tắt là G7), công ty điều hành hoạt động chuỗi G7 mart đã rút ra những kinh nghiệm từ thất bại của Masan Mart và áp dụng những thành công của Seven Eleven

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022