Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống Phân Phối Bán Lẻ Ở Việt Nam


Qua 2 thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích trên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học được một số kinh nghiệm:

Về hàng hóa 7 Eleven cũng như Family mart tạo cho mình những mặt hàng độc 1

Về hàng hóa: 7- Eleven cũng như Family mart tạo cho mình những mặt hàng độc quyền, riêng biệt. 7-Eleven Mỹ có những thương hiệu riêng, 7- Eleven Nhật chú trọng các mặt hàng thực phẩm ăn liền còn

Famima thì tạo cho mình những sản phẩm đặc trưng cho hãng ở Mỹ với sushi và cơm nắm. Tất cả những mặt hàng này khiến cho khách hàng khi mua sản phẩm thì nhớ ngay đến thương hiệu của chuỗi cửa hàng và đồng

thời với sự phát triển của chuỗi cửa hàng thì thương hiệu riêng của các mặt hàng cũng ngày một lớn. Thêm vào đó, hàng hóa nhập vào cho đến khi bày bán luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng bằng việc kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng và chất lượng hàng, chú ý các điều kiện bảo quản khi lưu kho cũng như trưng bày hàng.

Về phân phối: Bên cạnh việc thiết lập các trung tâm phân phối_những đầu mối cung cấp hàng cho các cửa hàng nhỏ cần luôn chú ý đến đảm bảo số lượng hàng cho các cửa hàng, không để thiếu những mặt hàng được tiêu thụ nhiều. 7-Eleven dự đoán nhu cầu thị trường bằng nhiều yếu tố trong đó có cả thời tiết. Những mặt hàng như bia, đồ uống lạnh vào lúc thời tiết nóng sẽ được cung cấp cho các cửa hàng 6 lần/ ngày thay vì chỉ 3 lần.

Về thiết kế bài trí cửa hàng: Tạo phong cách riêng đi đôi với đảm bảo các tiêu chí dễ tiếp cận, dễ nhìn, thân thiện khi mua hàng. Các quầy kệ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa và thậm chí cả hệ thống cửa vào của các cửa hàng của 7-Eleven và Family Mart luôn được chú ý bài trí sao cho thuận tiện và thoải mái nhất cho khách mua hàng. Các địa điểm đặt các cửa hàng cũng được lựa chọn một cách cẩn thận. Bên cạnh đó các cửa hàng của 7- Eleven cũng như Family Mart được thiết kế với mặt tiền bằng kính khiến những mặt hàng bày bán bên


trong có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng đối với những khách đi qua cửa hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về chủng loại hàng hóa cũng như dịch vụ: các chuỗi cửa hàng của Family Mart và 7-Eleven đều xây dựng được cho mình các dịch vụ chuyên biệt và đa dạng bên cạnh sự phong phú về chủng loại hàng hóa. Dịch vụ ATM, trả hóa đơn điện nước, vận chuyển bưu kiện, mua thẻ điện thoại, vé xe buýt, cho thuê băng đĩa, photocopy, internet là những thứ mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể linh hoạt áp dụng.

Franchising cũng là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi từ các tập đoàn này để mở rộng phạm vi hoạt động cũng như tăng vị trí của thương hiệu. Nhưng cũng nên thấy từ 7-Eleven và Family Mart là các tập đoàn này chỉ nhượng quyền thương mại khi đã có tầm ảnh hưởng nhất định và luôn xây dựng cho mình hệ thống giám sát để đảm bảo tính thống nhất trong các chuỗi cửa hàng tiện ích.


CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CHUỖI CỬA HÀNG HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM


Vì cửa hàng tiện ích là một loại hình bán lẻ, hơn nữa là loại hình bán lẻ hiện đại nên để tìm hiểu về cửa hàng tiện ích tại Việt nam, trước hết ta phải đặt nó vào bối cảnh hệ thống bán lẻ Việt Nam hiện nay để có thể hiểu hơn về loại hình này.‌

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ Ở VIỆT NAM


1. Các loại hình phân phối bán lẻ tại Việt Nam


Hiện nay ở Việt Nam hệ thống bán lẻ bao gồm hệ thống bán lẻ truyền thống và hệ thống bán lẻ hiện đại, trong đó:

Hệ thống bán lẻ truyền thống: là hệ thống phân phối bán lẻ hình thành tự phát, bao gồm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa... do các hộ gia đình tự kinh doanh và quản lý, đây là hình thức bán lẻ có lịch sử lâu đời nhưng hiện chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối của Việt Nam. Sự kết nối của kênh bán lẻ truyền thống với các nhà sản xuất là lỏng lẻo và không ổn định do hàng hóa không được cung cấp trực tiếp từ những người sản xuất mà thường được lấy qua các trung gian bán hàng, kể cả sự kết nối với người tiêu dùng cũng vậy do hàng hóa chất lượng không ổn định. Nhà nước khó kiểm soát được hoạt động kinh doanh của hệ thống này.

Tuy nhiên, vai trò của chợ truyền thống vẫn còn tồn tại và khá quan trọng. Đây là một kênh phân phối phù hợp với thói quen mua sắm của người Việt Nam và Châu Á nói chung. Văn hóa chợ truyền thống khó mất đi được khi người dân vẫn có thói quen ăn đồ ăn tươi, thích nói chuyện và trao đổi thông tin, thói quen và niềm vui được trả giá khi mua hàng...Ngoài ra, tại các chợ truyền thống, người mua còn có thể mua được hàng với giá cả hợp lý và phục vụ tận tình.


Theo số liệu thống kê năm 2005, cả nước có hơn 9.000 chợ ở nông thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị. Đa số các chợ có quy mô nhỏ với diện tích


bình quân mỗi điểm bán hàng ở chợ thành thị là 11,7m2, nông thôn là 12,5m2. Ngoài ra, còn có khoảng 180.000 cửa hàng tạp hóa.


Thống kê năm 2005 của Bộ Thương mại (cũ) cho thấy chỉ có 11,6 % số chợ trên toàn quốc được xây dựng kiên cố. Các chợ hầu hết hình thành tự phát, không ít hình thành ngay ở vỉa hè, lòng đường, phục vụ nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực. Hàng hóa trong chợ thường không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là hàng thực phẩm nên không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.


Hệ thống bán lẻ hiện đại: Điểm khác biệt của hệ thống bán lẻ hiện đại so với hệ thống bán lẻ truyền thống là ở sự quản lý và cách thức phục vụ, nếu chợ truyền thống thường được quản lý bởi các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ thì hệ thống bán lẻ hiện đại được quản lý tập trung và có quy củ bởi một công ty hay một tập đoàn với các nhân viên đã qua đào tạo, hình thức trưng bày cửa hàng sáng sủa sạch sẽ và bán hàng theo cách thức tự phục vụ, một số ít có hướng dẫn tận tình của người bán. Các loại hình tiêu biểu của hệ thống bán lẻ hiện đại là siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, cửa hàng đại hạ giá, đại siêu thị....


Khái niệm một số loại hình bán lẻ hiện đại:


Cửa hàng tiện ích (convenience store): cửa hàng nhỏ bán chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là c-store


Trung tâm thương mại (department store): Một cửa hàng với diện tích bán hàng thông thường từ 2.500m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hóa phi thực phẩm và có ít nhất là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường ở các tầng khác nhau.


Đại siêu thị (Hypermarket): Một cửa hàng với diện tích bán hàng trên 2.500m2, với ít nhất 35% diện tích đó dành cho các sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở các vị trí xa trung tâm hoặc đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.


Siêu thị (Supermarket): được dùng nhiều nhất để chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500 m2 với ít nhất 70% hàng hóa là thực phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác.


Các loại hình của kênh bán lẻ hiện đại có ưu điểm là sạch sẽ, không gian thoáng đãng dễ chịu, hàng hóa được niêm yết giá rõ ràng, bày bán tập trung, có ghi nguồn gốc xuất xứ và thường được đảm bảo về chất lượng, ngoài ra việc tự phục vụ cũng cho phép khách hàng tự do lựa chọn những loại hàng hóa mình thích mà không bị gò ép. nhược điểm của kênh phân phối hiện đại chính là về giá cả, giá cả ở các loại hình này (ngoại trừ cửa hàng đại hạ giá) thường cao hơn so với giá ở hệ thống phân phối truyền thống.Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế , mức thu nhập bình quân theo đầu người ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và thói quen tiêu dùng đang dần dần thay đổi, hệ thống bán lẻ hiện đại đang ngày càng tăng tỷ trọng trong hệ thống phân phối nước ta hiện nay. Năm 2006 nước ta có trên 250 siêu thị, khoảng 50 trung tâm thương mại, hơn 1.000 cửa hàng tiện ích hoạt động trên 35/64 tỉnh, thành trong cả nước.


Thống kê cho thấy có khoảng hơn 30% lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống phân phối truyền thống; 44% qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập; 14% qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Số còn lại là do các nhà sản xuất bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Riêng tại hai TP lớn nhất nước là Hà Nội và TPHCM, lượng hàng lưu thông qua kênh phân phối hiện đại đã tăng từ 15% năm 2004 lên gần 30% trong năm 2007.


2. Đặc điểm hệ thống phân phối bán lẻ tại Việt Nam


Dễ thấy hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam ngày càng được tập trung hóa, thể hiện ở sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập bằng các siêu thị hiện đại và việc hình thành các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích. Các doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối bán lẻ với các thương hiệu Hapro, CoopMart, Citimart... với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích ngày càng mở


rộng cũng ngày càng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các nhà sản xuất cũng như phân phối trung gian, tạo nên một hệ thống phân phối ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức bán lẻ hiện đại trong hệ thống bán lẻ Việt Nam. Cả nước hiện có khoảng trên 200 siêu thị, 32 trung tâm thương mại và trên 1000 cửa hàng bán lẻ hiện đại. Điều này thể hiện người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận với thói quen mua sắm hiện đại. Cùng với quá trình mở cửa, các cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại đã và đang xuất hiện ngày một nhiều tại các địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam không những phát triển về chiều rộng_số lượng, chủng loại mà còn phát triển về chiều sâu. Điều này thể hiện ở sự mở rộng quy mô kinh doanh cả về diện tích cửa hàng và số lượng, chủng loại hàng hóa bày bán cũng như việc tạo dựng được mạng lưới các nhà cung cấp hàng hóa. Thể hiện rõ nhất chính là ở các siêu thị.Việc có nguồn hàng với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, quy mô mở rộng với nhiều loại hàng hóa cho sự lựa chọn của khách hàng đã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, thu hút lượng lớn khách hàng đến các siêu thị trong nước.


Phân phối qua hệ thống băn lẻ truyền thống_chợ và cửa hàng tạp hóa vẫn chiếm vai trò chính trong hệ thống băn lẻ Việt Nam. Hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiểm 14% số lượng hàng hóa lưu thông so với con số 30 % của Trung Quốc và 60% của Thái Lan. Tuy nhiên, vai trò của hệ thống bán lẻ hiện đại đang tăng lên dần theo thời gian. Nghiên cứu kênh phân phối hiện đại (siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích...) ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy kênh phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 so với kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng thực phẩm, tạp hóa...) đang giảm từ 82% xuống còn 77%. Xu hướng này cũng thể hiện rõ khi số lượng các cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội ở kênh phân phối truyền thống đang giảm từ

45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng. Các chuyên gia dự báo rằng xu


hướng này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm tới khi càng có nhiều tập đoàn bán lẻ đến Việt Nam.


Sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống bán lẻ Việt Nam ngày một nhiều. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… đang tích cực đẩy nhanh việc mở rộng thị phần qua các hoạt động kinh doanh của mình. Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C(Tập đoàn Bourbon) đang hoạt động với 3 siêu thị, 2 ở thành phố Hồ Chí Minh và 1 ở Đồng Nai và 1 ở Hà Nội, 1 ở Hải Phòng. Tập đoàn Parkson của Malaixia đã khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên trong hệ thống 10 trung tâm sẽ đầu tư ở Việt Nam … Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn Châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Asia Investment (Singapore), sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam. Charoen Pokphand, tập đoàn sở hữu Seven Eleven Thái Lan cũng đang có ý định đưa các cửa hàng tiện ích Seven Eleven vào thị trường Việt Nam. Công ty thương mại và công nghệ Thái Lan Loxley và tập đoàn sản phẩm tiêu dùng Saha cũng tuyên bố lên kế hoạch mở chuỗi cửa hàng tiện lợi 108 tại Việt Nam. Theo Loxley, nền kinh tế Việt Nam mở cửa và đang bùng nổ sẽ là cơ hội tốt cho họ.

Sự phát triển của Franchising ở Việt Nam cũng là một đặc điểm dễ thấy trong những năm gần đây, trong những năm 2006, 2007 Phở 24 và chuỗi cửa hàng G7 Mart là những cái tên được nhắc đến nhiều với việc nhượng quyền thương mại. Với việc nhượng quyền thương mại, các hãng kinh doanh có


thương hiệu có thể phát triển mạng lưới rộng khắp các cửa hàng đến các quốc gia khác nhau. Phở 24 đã đưa thương hiệu của mình sang Mỹ, Malaysia hay Singapore, còn G7 đã có 500 cửa hàng franchising trên toàn quốc. Nhìn từ sự phát triển Mỹ, Nhật, đặc biệt là Thái Lan hay Trung Quốc thì franchise đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt với ngành kinh doanh cửa hàng tiện ích.

Đi cùng với sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, việc khan hiếm mặt bằng là đặc điểm rõ nét_đặc biệt đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có 13 trung tâm thương mại, cung cấp cho thị trường 140.000m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ với tỷ lệ thuê mặt bằng ở mức 99%. Hà Nội có khoảng 100.000m2 tại 6 trung tâm thương mại cũng với tỷ lệ thuê 99%. Giá thuê trung bình tại 2 khu vực này tăng nhanh chóng kể từ năm 2002 và đạt mức 40USD/m2/Tháng vào cuối năm 2007, tại những vị trí đẹp con số này có thể lên đến 200USD/m2/ Tháng. Thị trường bán lẻ phát triển mạnh và kéo theo nó là sự phát triển của các siêu thị, trung tâm thương mại là điều đáng mừng, nhưng với thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ đã gần kề mà mức giá thuê mặt bằng kinh doanh cao như hiện nay cũng là thách thức không nhỏ đối với các

nhà bán lẻ trong nước.12


3. Những ảnh hưởng từ môi trường thế giới và trong nước tới sự phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam

3.1 Ảnh hưởng từ môi trường thế giới


Kinh tế thế giới tăng trưởng tạo điều hiện thuận lợi cho ngành kinh doanh bán lẻ cũng như sự phát triển của các cửa hàng tiện ích. Theo báo cáo do Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố, tiến trình toàn cầu hóa với sự phát triển ngày càng sâu rộng của kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ làm cho thu nhập của thế giới trong 25 năm tới tăng nhanh hơn so với



12 http://www.vovnews.vn/?page=109&nid=55663

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí