Hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây chịu sự điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Quy chế cho vay của NHNN và được cụ thể hóa trong quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể:
- Ngày 14/03/2017, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 350/QĐ-HĐQT nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được thực hiện thống nhất, khoa học,tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm củabộ phận liên quan trong từng bước thực hiện tác nghiệp nghiệp vụ cho vay, bảo đảmtuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng, quy chế của BIDV.
Đối với cho vay KHDN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có những quy định, quyết định sau:
- Quy định 2462/QyD-BIDV ngày 24/05/2019 của Ban quản lý tín dụng
– Khối Quản lý rủi ro – Trụ Sở Chính - BIDV quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (bao gồm Trụ sở chính và các Chi nhánh).
- Quyết định 5166/QĐ-BIDV ngày 31/08/2020 phân cấp thẩm quyền trong hoạt động cấp tín dụng đối với các cấp điều hành đối với khoản cấp tín dụng cho các nhóm khách hàng trong đó có nhóm KHDN.
- Quy định 4419/QĐ-BIDV của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 03/08/2020 quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng các cấp trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, thành phần, cơ chế làm việc của hội đồng tín dụng trung ương, hội đồng tín dụng cơ sở.
- Quy định sản phẩm tín dụng theo ngành đối với KHDN 425/QĐ-BIDV ngày 27/01/2015 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam quy định về việc cấp tín dụng thông qua việc cho vay bổ sung vốn lưu động, cấp bảo lãnh và phát hành L/C đối với KHDN hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành hàng, cụ thể: tài trợ doanh nghiệp Dệt may, Xăng dầu, Vệ tinh, Dược, cho vay thi công đóng tàu, xây lắp.
Bên cạnh đó, chính sách cho vay KHDN được thực hiện theo Quyết định số 816/QĐ -BIDV ngày 01/10/2020 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và có hướng dẫn cụ thể tại công văn 6582/BIDV- QLTD ngày 30/10/2020. Theo đó, chính sách cấp tín dụng theo nhóm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phân theo 8 nhóm đối tượng:
Điều kiện về hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và điều kiện khác | |
1 | Khách hàng xếp hạng: AAA, AA+, AA, AA- và được phân loại nợ nhóm 1 |
2 | Khách hàng xếp hạng: A+, A và được phân loại nợ nhóm 1 |
3 | Khách hàng xếp hạng: A- và được phân loại nợ nhóm 1 |
4 | Khách hàng xếp hạng: BBB, BB+ và được phân loại nợ nhóm 1 |
5 | Khách hàng xếp hạng: BB và được phân loại nợ nhóm 1 |
6 | - Khách hàng xếp hạng: BB-; hoặc - Khách hàng xếp hạng từ BB đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm 2 |
7 | Khách hàng xếp hạng: B |
8 | - Khách hàng xếp hạng: D1; D2; D3 hoặc - Khách hàng xếp hạng từ B đến AAA nhưng được phân loại nợ xấu; hoặc - Khách hàng có vốn chủ sở hữu ≤ 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Mở Rộng Cho Vay Khdn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 5
- Thực Trạng Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Khdn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sơn Tây
- Số Lượng Sản Phẩm Cho Vay Khdn Của Một Số Nhtm Trên Địa Bàn Sơn Tây Năm 2019
- Dư Nợ Cho Vay Khdn Theo Mục Đích Vay Tại Chi Nhánh Bidv Sơn Tây Giai Đoạn 2017-2019
- Đánh Giá Thực Trạng Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khdn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Sơn Tây
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Đối với từng nhóm đối tượng sẽ áp dụng các chính sách cấp tín dụng khác nhau về: định hướng cấp tín dụng; tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu đối với cấp tín dụng đầu tư dự án/phục vụ nhu cầu vốn lưu động; tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu.
b. Quy trình cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây
Quy trình cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây được thực hiện theo quy trình sau:
+) Bước 1: Tiếp thị, hướng dẫn, nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn.
Cán bộ Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp thị, tiếp nhậnnhu cầu vay vốn từ KHDN. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ vay vốn và cung cấp các giấy tờ cần thiết theo quy định.
+) Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau: đánh giá chung về KH; thẩm định tình hình tài chính của khách hàng; chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng; phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp; phân tích, đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV; đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
Cán bộ quản lý khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng. Lãnh đạo phòng quan hệ KHDN thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất và ký kiểm soát và trình Phó giám đốc phụ trách quan hệ KHDN xem xét phê duyệt.
+) Bước 3: Thẩm định rủi ro khoản vay
Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ vay vốn từ phòng KHDN.
Cán bộ phòng quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro.
Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
+) Bước 4: Phê duyệt cấp tín dụng khoản vay.Trường hợp đồng ý phê duyệt, hai bên tiến hành các thủ tục để có thể ký kết hợp đồng tín dụng.
Khoản vay được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi được cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Căn cứ vào nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng để thông báo cho khách hàng và các bộ phận liên quan.
Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận QHKH thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Sau khi khách hàng đồng ý thì phòng Quan hệ KHDN chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng.Hợp đồng được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của BIDV và khách hàng theo quy định của Pháp luật.
+) Bước 5: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo theo quy định, và nhập thông tin hồ sơ tín dụng vào hệ thống.
Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc thủ tục công chứng liên quan đến tài sản đảm bảo. Việc giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa khách hàng và BIDV được lập thành văn bản.
Sau khi hợp đồng được ký kết, bộ phận QHKH bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho phòng quản trị tín dụng để thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS và quản lý lưu giữ hồ sơ theo quy trình. Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được Bộ phận QHKH bàn giao cho bộ phận kho quỹ lưu giữ.
+) Bước 6: Giải ngân, Phát hành bảo lãnh
Tiếp nhận và lập hồ sơ đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh, sau đó chuyển toàn bộ Hồ sơ cho bộ phận quản trị tín dụng.
Trên cơ sở đề xuất giải ngân của Bộ phận QHKH, phòng quản trị tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hạn mức, tính đầy đủ hợp lệ của căn cứ giải ngân, kiểm tra các thông tin được ghi trong chứng từ giải ngân và lập tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào tờ trình giải ngân, cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định đồng ý giải ngân.
Hồ sơ giải ngân được chuyển cho bộ phận quản trị tín dụng nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận quản trị tín dụng chuyển bảng kê rút bốn vay, hợp đồng tín dụng, giấy lĩnh tiền, lệnh chuyển tiền cho phòng giao dịch khách hàng thực hiện thanh toán, chuyển tiền.
+) Bước 7: Giám sát và kiểm soát khoản vay
Bộ phận quan hệ khách hàng thường xuyên theo dõi khoản vay, đánh giá về khách hàng và lập biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra trình cấp có thẩm quyền. Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV. Đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng hàng năm theo quy định.Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện rủi ro tiềm
ẩn.Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+) Bước 8: Điều chỉnh tín dụng
Căn cứ vào nhu cầu, đề nghị của KHDN hoặc bộ phận quan hệ khách hàng về điều chính tín dụng. Cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tín dụng.
+) Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí
Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn.
+) Bước 10: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Trong một số trường hợp phát sinh nợ quá hạn thì bộ phận QHKH thông báo bằng văn bản cho khách hàng và rà soát nguyên nhân nợ quá hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn và xử lý thu hồi nợ quá hạn.
+) Bước 11: Thanh lý hợp đồng vay
Khi khách hàng đã trả hết nợ, bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận quản trị tín dụng, dịch vụ khách hàng thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi phí để tất toán hồ so tín dụng. Bộ phận quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.
c. Lãi suất cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây
BIDV Sơn Tây cũng như các sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, và tự chịu trách nhiệm về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi và an toàn vốn theo thông tư số 01/2009/TT- NHNN, ngày 23/02/2009 của NHNN Việt Nam.
Tùy theo từng thời kỳ mà NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có các văn bản hướng dẫn về lãi suất phù hợp với tình hình
thực tế của nền kinh tế, đối tượng khách hàng và lĩnh vực cần phát triển. Tuy nhiên, lãi suất cho vay KHDN cần đảm bảo: Tuân thủ quy định về lãi suất cho vay của NHNN trong từng thời kỳ, đảm bảo bù đắp chi phí đầu vào (giá vốn, Chi phí quản lý, dự phòng rủi ro) và mức sinh lời kỳ vọng của Ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, lãi suất cho vay KHDN áp dụng theo phương thức thả nổi, đối với cho vay ngắn hạn có thể áp dụng phương thức cố định phù hợp với chính sách khách hàng và diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ. Giám đốc chi nhánh chủ động quyết định lãi suất cho vay với khách hàng đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.
Hiện nay chính sách lãi suất cho vay KHDN của BIDV Sơn Tây đang áp dụng theo công văn 15946/BIDV-ALCO ngày 30/10/2020. Về sàn lãi suất cho vay thông thường đối với VNĐ: 5,5%/năm, đối với USD (cho vay ngắn hạn): 3,0%/năm. Một số đối tượng khách hàng ưu tiên theo quy định tại thông tư 39/TT-NHNN áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 4,5%/năm.
d. Các sản phẩm cho vay KHDN của BIDV Sơn Tây
Đối với KHDN, BIDV nói chung và BIDV Sơn Tây nói riêng cung cấp khá nhiều sản phẩm, cụ thể, các sản phẩm cho vay doanh nghiệp bao gồm:
+) Sản phẩm cho vay KHDN truyền thống
- Cho vay ngắn hạn thông thường: Là sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng cho vay là các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: chi mua nguyên, vật liệu; hàng hóa; dịch vụ; tiền lương, điện, nước,.... Phương thức cho vay có thể theo món hoặc theo hạn mức nhưng với thời gian tối đa không quá 12 tháng.
- Cho vay trung, dài hạn: là sản phẩm phục vụ nhu cầu vốn đầu tư trung, dài hạn cho KHDN để thực hiện các dự án đầu tư tài sản cố định, nhà xưởng, văn phòng, mua sắm máy móc thiết bị,... Số tiền tài trợ tối đa đến 85% tổng
mức đầu tư. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác của khách hàng hoặc bên thứ ba đáp ứng các điều kiện về giao dịch đảm bảo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+) Cho vay đặc thù theo ngành
- Cho vay đầu tư dự án bất động sản: là sản phẩm cho vay các KHDN để đầu tư các dự án bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam như dự án văn phòng cho thuê, khách sạn, trung tâm thương mại, khu đô thị, khu du lịch,...Số tiền cho vay tối đa đến 85% tổng mức đầu tư dự án với lãi suất và phí cạnh tranh, thời gian vay linh hoạt, bên cạnh đó các khách hàng được cung cấp các sản phẩm,dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xuyên suốt quá trình làm dự án;
- Cho vay thi công xây lắp: đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho các KHDN hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây lắp phục vụ cho cáccông trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời hạn cho vaytối đa 12 tháng với số tiền tài trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng thi công xây lắp trong trường hợp khoản vay chỉ được đảm bảo bằng quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai của chính công trình đó. Nếu tài sản đảm bảo là hỗn hợp bao gồm quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành và tài sản đảm bảo khác thì tổng mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị Hợp đồng thi công xây lắp.
-Tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: là sản phẩm tài trợ các chi phí liên quan đến việc kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp. Thời gian cho vay ngắn hạn tối đa 4 tháng với số tiền cho vay tối đa đến 90% giá trị phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng (trường hợp cho vay theo món) và đến 100% giá trị hợp đồng (trường hợp cho vay theo hạn mức). Ngoài các tài sản đảm bảo như các khoản vay thông thường khác thì có thể sử dụng hàng tồn kho xăng dầu, quyền đòi nợ từ hoạt động kinh doanh xăng dầu hoặc có thể là tín chấp không tài sản bảo đảm (áp dụng đối với doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu xếp hạng tín dụng nội bộ từ AA trở lên, có