Số Lượng Sản Phẩm Cho Vay Khdn Của Một Số Nhtm Trên Địa Bàn Sơn Tây Năm 2019


sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cho các giao dịch vay tiền tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam).

+) Cho vay KHDN đặc thù khác

- Cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp: là sản phẩm đáp ứng linh hoạt các nhu cầu đầu tư tài sản cố định hữu hình có nguyên giá tài sản đến hai mươi (20) tỷ đồng, không trực tiếp tạo ra doanh thu (hoặc có tạo ra doanh thu nhưng khó bóc tách, tính toán chính xác được doanh thu đem lại từ việc đầu tư tài sản đó) và được khách hàng đầu tư, mua sắm độc lập với Dự án đầu tư mới/Dự án đầu tư mở rộng/đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh. KHDN mà BIDV Sơn Tây hướng đến tư vấn sản phẩm này là các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân.Công ty hợp danh) có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại, mua sắm các tàisản cố định nhỏ lẻ, hoặc không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh. Thời gian cho vay tối đa không quá 7 năm với hồ sơ thủ tục vay vốn đơn giản, quy trình xử lý nhanh chóng, linh hoạt, lãi suất cạnh tranh.

- Cho vay thấu chi khách hàng tổ chức: là sản phẩm tài trợ bổ sung vốn lưu động, đáp ứng nhu cầu đột xuất của doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt vốn kinh doanh tạm thời hoặc theo mùa vụ, theo đó, khách hàng được tiêu vượt số tiền (dư có) trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại BIDV. KHDN có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại BIDV, đáp ứng tiêu chí về tình hình tài chính và uy tín thanh toán.

Ngoài các sản phẩm cho vay KHDN trên thì tại BIDV Sơn Tây còn nhiều gói tín dụng hỗ trợ theo từng đối tượng khách hàng: KHDN lớn, KHDN vừa và nhỏ, KHDN tài trợ xuất nhập khẩu,... được triển khai từng thời kỳ.

Xét trên địa bàn, số lượng sản phẩm cho vay KHDN của các NHTM khác như sau:


Bảng 2.2. Số lượng sản phẩm cho vay KHDN của một số NHTM trên địa bàn Sơn Tây năm 2019

Tên Ngân hàng

Số lượng sản phẩm cho vay KHDN

VietinBank

8

Agribank

6

Vietcombank

7

MB Bank

8

BIDV Bank

8

Đông Á Bank

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 8

(Nguồn: Tác giả tự thu thập) Số lượng chi nhánh của các NHTM trên địa bàn thị xã Sơn Tây không nhiều, nhìn chung các sản phẩm cho vay KHDN chưa thực sự phong phú. BIDV Sơn Tây với lợi thế là một trong hai NHTM đầu tiên có mặt trên địa bàn, BIDV Sơn Tây được coi là NHTM cung ứng đa dạng sản phẩm cho vay KHDN, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng so với các ngân hàng khác.

2.2.2. Phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHDN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây

a. Số lượng KHDN vay tại chi nhánh

Bảng 2.3. Số lượng KHDN vay tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Khách hàng



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017

So sánh

2019/2018

Khách hàng

Tỷ

trọng (%)

Khách hàng

Tỷ

trọng (%)

Khách hàng

Tỷ

trọng (%)

Khách hàng

Tỷ lệ (%)

Khách hàng

Tỷ lệ (%)

Số lượng KH

2.967

100

3.115

100

3.382

100

148

4,99

267

8,57

Số lượng KHDN

212

7,14

257

8,25

314

9,28

45

21,22

57

22,18

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của BIDV Sơn Tây)


Biểu đồ 2.4. Số lượng KHDN vay tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Khách hàng


Số lượng KHDN tại BIDV Sơn Tây

400


200

212

257

314

0

Năm 2017

Năm 2018

Số lượng KHDN

Năm 2019

Từ bảng số liệu cho thấysố lượng KHDN có quan hệ tín dụng với BIDV Sơn Tây đã có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn qua.Số lượng KHDN vay tại Chi nhánh năm 2017 là 212 doanh nghiệp. Năm 2018, số lượng KHDN vay tại Chi nhánh là 257 doanh nghiệp, tăng so với năm 2017 là 45 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng là 21,22%. Năm 2019 số lượng KHDN vay là 314 doanh nghiệp, tăng 57 doanh nghiệp so với năm 2018, tương ứng là 22,18%.

Với xu hướng tăng trưởng này chúng ta có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, BIDV Sơn Tây đã chú trọng nhiều hơn trong việc mở rộng cho vay đối với các KHDN. Trong tình hình nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự có những chuyển biến tốt, các doanh nghiệp vẫn thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế nhu cầu vay vốn thì việc BIDV Sơn Tây vẫn mở rộng được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp như phân tích ở trên cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của BIDV Sơn Tây trong việc phát triển hoạt động này, phần nào cho thấy uy tín của chi nhánh ngày càng được củng cố.

Tuy nhiên, nếu so với tổng số lượng các doanh nghiệp có quan hệ với BIDV CN Sơn Tây (895 doanh nghiệp năm 2019) thì tỷ lệ KHDN có quan hệ tín dụng chỉ chiếm 35,08% tổng doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh, chứng tỏ hiện tại chi nhánh vẫn chưa khai thác được tối đa nhu cầu vay vốn của các KHDN hiện hữu. Hơn nữa, là ngân hàng chuyên về đầu tư và phát


triển nên hoạt động cho vay đối với nhóm KHDN được đánh giá vẫn chưa thực sự mạnh.

b. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN

Bảng 2.4. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh 2018/2017

So sánh

2019/2018


Dư nợ

Tỷ

trọng (%)


Dư nợ

Tỷ

trọng (%)


Dư nợ

Tỷ

trọng (%)


Dư nợ


Tỷ lệ (%)

Dư nợ

Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ cho vay

3.588

100

4.493

100

5.392

100

905

25,22

899

20

Dư nợ KHDN thực hiện

2.637

73,50

3.492

77,72

4.169

77,32

855

32,42

677

19,39

Dư nợ KHDN kế hoạch

2.600


3.500


4.300






% TH/KH dư nợ KHDN

101,42


99,77


96,95






(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Sơn Tây từ năm 2017-2019)

Biểu đồ 2.5. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN

6000

4169

2637

3492

4000

2000

0

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

KH DN


Cũng như tổng doanh số cho vay, dư nợ cho vay nói chung của cả Chi nhánh và dư nợ cho vay đối với nhóm KHDN có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2017-2019, năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với các KHDN đã tăng từ 2637 tỷ đồng cuối năm 2017 lên 4169 tỷ đồng năm 2019. Như vậy, sau 3 năm, dư nợ cho vay KHDN đã tăng hơn 1,5 lần, tương ứng với mức tăng 1532 tỷ đồng về giá trị tuyệt đối. Sự tăng trưởng cao về giá trị tuyệt đối một lần nữa khẳng định hiệu quả thực thi chính sách của Chi nhánh trong việc chú trọng mở rộng cho vay đối tượng KHDN.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy dư nợ cho vay KHDN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2017, dư nợ KHDN đạt mức 2.637 tỷ đồng chiếm 73,50% trong tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2018, dư nợ cho vay KHDN đạt mức 3.492 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,72% và năm 2019, dư nợ KHDN đạt mức 4.169 tỷ đồng tỷ trọng chiếm 77,32% trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.

Tuy nhiên năm 2019 dư nợ cho vay KHDN có tỷ lệ tăng giảm so với năm 2018. Ngoài ra, dư nợ cho vay KHDN thực hiện năm 2018, 2019 chưa đạt được như kế hoạch Hội sở BIDV giao. Điều này có thể lý giải do xu hướng phát triển của các NHTM nói chung và của BIDV Sơn Tây nói riêng là đang chú trọng vào mô hình ngân hàng bán lẻ với việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đặc biệt là các loại thẻ, dịch vụ ebanking và sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và gia tăng hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng mình. Theo đó, trong năm 2019 việc phát triển hoạt động cho vay KHCN được mở rộng, còn cho vay KHDN vẫn triển khai mở rộng nhưng tỷ lệ có thấp hơn so với năm 2018 là vì lý do trên.


c. Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN

Bảng 2.5. Thu nhập từ cho vay KHDN tại chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

So sánh

2018/2017

So sánh

2019/2018

Chênh

lệch

Tỷ lệ

(%)

Chênh

lệch

Tỷ lệ

(%)

LN từ cho vay KHDN thực hiện

40,07

39,26

82,41

- 0,81

-2,02

42,85

109,14

LN từ cho vay KHDN kế hoạch

40

50

85





Tổng LN

67

80,6

193

13,6

20,3

112,4

139,5

Dư nợ cho vay KHDN

2.637

3.492

4.169

855

32,42

677

19,39

Tỷ lệ LN từ cho vay KHDN/Tổng LN

59,8

48,71

42,7

-11,09

-18,55

-6,01

-12,49

Tỷ lệ LN từ cho vay KHDN/Dư nợ

cho vay KHDN

1,52

1,12

1,98

-0,40

-26,01

0,85

75,82

%TH/KH LN từ cho vay KHDN

100,18

78,52

96,95





(Nguồn: Báo cáo thường niên khối KHDN tại BIDV Sơn Tây)

Biểu đồ 2.6. Tăng trưởng lợi nhuận từ cho vay KHDN của BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

250.0

200.0

193.0

150.0

LN từ cho vay KHDN

100.0

Tổng LN

80.6 82.4

50.0

67.0

40.1

39.3

-

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


Từ bảng số liệu ta thấy, tổng lợi nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ nói chung đến lợi nhuận từ cho vay KHDN của BIDV Sơn Tây đều đạt được sự tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2017-2019. Năm 2017, tổng lợi nhuận từ tín dụng của Chi nhánh mới đạt 67 tỷ đồng thì đến năm 2019 lợi nhuận của chi nhánh đã đạt193 tỷ, tăng 126 tỷ, tương ứng với mức tăng trưởng 188%. Lợi nhuận từ cho vay KHDN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2018, lợi nhuận cho vay từ KHDN có sự giảm nhẹ từ 40,07 tỷ (năm 2017) giảm xuống 39,26 tỷ đồng (năm 2018) trong khi tổng lợi nhuận của chi nhánh tăng từ 67 tỷ lên 80.6 tỷ đồng dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận cho vay KHDN/tổng lợi nhuận giảm từ 59,8% xuống còn 48,71%.Năm 2019, lợi nhuận cho vay từ KHDN đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận lên 82,41%, tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận cho vay KHDN vẫn tiếp tục giảm, chỉ đạt 42,7%.

Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHDN trên tổng lợi nhuận giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ cho vay KHDN thực hiện trong năm 2018, 2019 chưa đạt được theo kế hoạch Hội sở BIDV giao. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của chi nhánh với đối tượng KHDN đang giảm dần và chưa thật sự tương xứng với quy mô. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động với KHDN ngày càng bị thu hẹp, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nên để thu hút và giữ chân khách hàng thì giải pháp giảm lãi suất cho vay hay được sử dụng, tuy nhiên không phải lúc nào giải pháp giảm lãi suất cũng phát huy hiệu quả nếu không áp dụng đồng thời các giải pháp khác. BIDV Sơn Tây cần phải xem xét lại và đưa ra các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả của công tác cho vay KHDN, từ đó mới có thể mở rộng cho vay KHDN tốt hơn.

d. Cơ cấu cho vay KHDN

- Cơ cấu theo thời hạn cho vay


Bảng 2.6. Dư nợ cho vay KHDN theo thời hạn cho vay tạiBIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

Đơn vi: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017

So sánh

2019/2018


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ lệ (%)


Số tiền

Tỷ lệ (%)

Dư nợ

KHDN

2.637

100

3.492

100

4.169

100

855

32,42

677

19,38

Ngắn

hạn

1.827,1

69,29

2.473,3

70,82

2.975,37

71,37

645,1

35,36

502,22

20,31

Trung

hạn

600,6

22,78

757,38

21,69

921,63

22,11

156,78

26,1

164,25

21,69

Dài hạn

209,3

7,94

261,47

7,49

272

6,52

52,17

24,93

10,53

4,03

(Nguồn: Báo cáo thường niên khối KHDN-BIDV Sơn Tây 2017-2019) Từ bảng số liệu trên cho thấy cho vay KHDN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cho vay KHDN và tăng dần qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần qua các năm từ 2017- 2019. Cụ thể: tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2017 là 69,29% đã tăng lên 71,37% năm 2019, trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2017 là 30,71%, năm 2018 giảm là 29,18% đến năm 2019 chỉ còn 28,63%. Nguyên nhân là do cho vay trung dài hạn với lãi suất cao đem lại nhiều lợi nhuận nhưng mức độ rủi ro lại cao hơn so với cho vay ngắn hạn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang có nhiều biến động tác động tới hoạt động sản xuất kinh

doanh, xây dựng, bất động sản của các KHDN.

Nhìn chung, cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của BIDV Sơn Tây giai đoan 2017-2019 là cơ cấu cho vay tương đối an toàn, phù hợp với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022