Thực Trạng Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Khdn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sơn Tây


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây (sau đây gọi tắt là – BIDV Sơn Tây) có trụ sở chính tại số 191 Lê Lợi, Phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, tiền thân là phòng chuyên quản Sơn Tây thuộc ngân hàng Kiến Thiết Hà Nội.

Năm 1965, ngân hàng được nâng cấp lên thành chi điểm số 6 của ngân hàng Kiến thiết Hà Nội.

Năm 1982, ngân hàng sáp nhập về Hà Nội và trở thành chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội (tiền thân của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV).

Từ năm 1993 trở đi, ngân hàng trở thành chi nhánh cấp 2 của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. Và từ ngày 01/10/2006, ngân hàng đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến ngày 27 tháng 04 năm 2012 với việc chuyển đổi thành ngân hàng Thương mại cổ phần, BIDV Sơn Tây chuyển thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây.

BIDV Sơn Tây là chi nhánh cấp 1 duy nhất trên địa bàn có mạng lưới kinh doanh gồm 6 phòng giao dịch. Trụ sở chính, các phòng giao dịch đều được đặt tại các trung tâm thị xã Sơn Tây và địa bàn các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, có các tuyến đường chính dẫn đi các tỉnh, thành phố thuận tiện cho việc giao dịch tại Ngân hàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho


hoạt động của BIDV Sơn Tây. Với định hướng trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn Sơn Tây và các vùng lân cận, có sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin, BIDV Sơn Tây đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu. Được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Sơn Tây đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây.

a. Chức năng

Là một ngân hàng thương mại nên BIDV Sơn Tây cũng có chức năng giống với các ngân hàng thương mại khác, là một ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật:

Trung gian tài chính: BIDV Sơn Tây đã thực sự là một chiếc cầu nối giữa những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi với những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang cần vốn. Thông qua chức năng này BIDV đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi dân cư lớn.

Tạo tiền: Thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư (đầu tư dự án, chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu...), BIDV Sơn Tây đã thực hiện được chức năng tạo tiền, một chức năng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng.

Thanh toán: BIDV Sơn Tây cung cấp các dịch vụ thanh toán đầy đủ, trọn gói bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.

b. Nhiệm vụ

Trong giai đoạn phát triển mới, BIDV Sơn Tây xác định mình qua hình ảnh “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, luôn song hành cùng khách hàng


vững bước trên con đường hội nhập. Biểu trưng của BIDV Sơn Tây thể hiện quyết tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và hiệu quả hoạt động. Để đạt được như vây, BIDV Sơn Tây luôn cố gắng thực hiện các nhiệm vụ:

Quản lý nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chặt chẽ; đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, thẻ, dịch vụ thanh toán kết hợp với chất lượng dịch vụ và nâng cấp công nghệ; ban lãnh đạo củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các phòng ban, đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới cho các phân khúc khách hàng cá nhân và KHDN; tăng cường công tác kiểm soát nhân viên, tài sản cố định, hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, BIDV Sơn Tây cũng thực hiện đầy đủ, đúng với các văn bản quy định, chế độ, chính sách của hội sở chính, nhà nước.

c. Cơ cấu tổ chức

BIDV - Chi nhánh Sơn Tây có 01 Giám đốc điều hành trực tiếp, 03 Phó giám đốc và hơn 100 cán bộ thông thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, hòa nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới.

Đến nay Chi nhánh có 7 phòng chức năng, cụ thể gồm: phòng KHDN, phòng KHCN, phòng giao dịch khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ và phòng quản lý nội bộ. Và 06 phòng giao dịch trên địa bàn huyện Phúc Thọ (01 phòng giao dịch), huyện Ba Vì (01 phòng giao dịch), thị xã Sơn Tây (04 phòng giao dịch) bao gồm:

- PGD Trung Sơn Trầm tại Khu phố 6, Phường Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội

- PGD Nguyễn Thái Học tại Số 49Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội

- PGD Thành Sơn tại số 99 Phạm Ngũ Lão, Phường Lê Lợi, TX.Sơn Tây, Hà Nội.


- PGD Xuân Khanh tại số 282 phố Xuân Khanh, Phường Xuân Khanh, Phường Lê Lợi, TX. Sơn Tây, Hà Nội

- PGD Ba Vì tại Thôn Đông, Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội

- PGD Phúc Thọ tại phố Mới, cụm 4, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn Tây


Nguồn BIDV Sơn Tây 2 1 3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân 1

(Nguồn: BIDV Sơn Tây)


2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

Trong những năm qua, cùng với hệ thống BIDV nói chung, BIDV Sơn Tây nói riêng đã có nhiều thành công đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của mình. Trong quá trình phát huy các nguồn nội lực, thu hút ngoạt lực BIDV Sơn Tây đã góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội.

a. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


2017


2018


2019

So sánh

2018/2017

So sánh

2019/2018

ST

TL(%)

ST

TL(%)

1

Tổng vốn huy động

4.543

5.170

5.750

627

13,80

580

11,22

2

Tổng dư nợ cho vay

3.588

4.493

5.392

905

25,22

899

20,01

3

LN trước thuế

68.5

81

193

12.5

18,25

112

138,27

4

Lợi nhuận sau thuế

53,6

64,48

154,4

10,88

20,3

89,92

139,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017-2019)

Từ bảng 2.1 ta thấy:

Về tình hình huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2017 tổng huy động vốn của BIDV Sơn Tây ở mức trung bình, đạt 4543 tỷ đồng. Đến năm 2018, tổng huy động vốn là 5170 tỷ đồng, tăng 13.8% so với năm 2017 và năm 2019 là 5750 tỷ đồng tăng 11.2% so với năm 2018. Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của chi nhánh là rất tốt nhờ đó


những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích và chất lượng cao. Bên cạnh đó cũng là nhờ chính sách lãi suất phù hợp kèm một đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng nhiệt tình và năng động.

Về hoạt động cho vay của BIDV Sơn Tây nhìn chung là tăng trưởng, tổng dư nợ trong giai đoạn 2017 – 2019 tăng lên về mặt tuyệt đối. Năm 2017, tổng cho vay khách hàng đạt 3588 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 4493 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2017; năm 2019 là 5392 tỷ đồng tăng 20% so với 2018. Xét về giá trị tuyệt đối thì năm sau tăng hơn năm trước, tuy nhiên xét về tốc độ thì năm 2019 thấp hơn so với năm 2018 là 5,21%. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay có tăng về mặt tuyệt đối nhưng bị giảm sút tốc độ tăng trưởng. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do dư nợ cho vay khối khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ khối KHDN.

Lợi nhuận trước thuế của BIDV Sơn Tây giai đoạn 2017 – 2019 có sự tăng trưởng vượt bậc. Trước giai đoạn 2017-2019, BIDV Sơn Tây đã có hàng loạt các món nợ cơ cấu đã hết thời gian gia hạn, khách hàng không có khả năng trả nợ, để phản ánh đúng chất lượng tín dụng Chi nhánh đã phân loại nợ đúng nhóm nợ của các khoản vay, điều này dẫn đến năm 2015, 2016 BIDV Sơn Tây gần như không có lợi nhuận. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ BIDV Sơn Tây đến năm 2017 lợi nhuận đã có sự tăng trưởng vượt bậc đạt

68.3 tỷ đồng. Năm 2018 tiếp tục trên đà tăng trưởng, lợi nhuận trước thuế thực hiện đạt 81 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2017 và cao hơn tốc độ tăng trưởng của khối Ngân hàng thương mại của BIDV tăng tưởng chỉ 12%. Đến năm 2019, lợi nhuận trước thuế của BIDV Sơn Tây tăng 112 tỷ so với 2018 tương ứng hơn 138%, đạt 193 tỷ đồng.

Tương ứng với mức tăng lợi nhuận trước thuế thì lợi nhuận sau thuế cũng có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế


của BIDV Sơn Tây là 53,6 tỷ đồng, thì đến năm 2018 lợi nhuận sau thuế là 64,48 tỷ đồng, tăng về giá trị tuyệt đối là 10,88, tương ứng tốc độ tăng là 20,3%. Đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng tăng lên đến 139,5%, tăng 89,92 tỷ đồng so với năm 2018. Nguyên nhân của việc tăng trưởng lợi nhuận là do quy mô chi nhánh tăng trưởng mở rộng hơn so với những năm trước đây.

b. Thị phần hoạt động của chi nhánh tại địa bàn TX. Sơn Tây

- Thị phần tín dụng: năm 2019 thị phần tín dụng của BIDV Sơn Tây đã có sự thay đổi tích cực, chiếm 35% tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn hoạt động khẳng định vị thế dẫn đầu về tín dụng trên địa bàn trú đóng:

Biểu đồ 2.2.Thị phần dư nợ cho vay năm 2019 của các NHTM


Ngân hàng TMCP Quân đội

12%

Ngân hàng TMCP

Ngoại thương VN 9%

Thị phần dư nợ vay 2019

Các NHTM khác

8%

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 36%

BIDV Sơn Tây 35%

(Nguồn: Báo cáo thống kê phòng Quản lý nội bộ BIDV Sơn Tây)

- Thị phần về huy động vốn: Năm 2019 thị phần về huy động vốn của BIDV Sơn Tây chiếm 28% tổng huy động vốn trên địa bàn, giảm gần 2% so với năm 2018 và đang ở mức thấp hơn nhiều so với thị phần của Ngân hàng nông nghiệp là do Ngân hàng nông nghiệp có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch sâu rộng khắp trên địa bàn nên có lợi thế hơn trong huy động vốn trong các khu vực dân cư, cụ thể như sau:


Biểu đồ 2.3. Thị phần hoạt động huy động vốn năm 2019 của các NHTM


Ngân hàng TMCP Liên việt

Postbank 2%

Ngân hàng TMCP

Quân đội 10%

Thị phần huy động vốn 2019

Các NHTM

khác 13%

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

47%

BIDV Sơn Tây 28%

(Nguồn: Báo cáo thống kê phòng Quản lý nội bộ BIDV Sơn Tây) Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng BIDV Sơn Tây vẫn giữ được mức tăng trưởng qua các năm. Cho thấy BIDV Sơn Tây ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và chất

lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

2.2. Thực trạng cho vay và mở rộng hoạt động cho vay đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây

2.2.1. Quy trình, quy định và sản phẩm cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây

a. Các quy định, chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí