Duy Trì Và Cải Thiện Sức Mua Của Người Dân Địa Phương


- Kết quả nghiên cứu của tác giả: (i) Sự hình thành và phát triển chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) Khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long; (iii) Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Kiến nghị/kế hoạch hành động của nhiều bên liên quan: (i) Kiến nghị của 129/400 du khách đến tham quan chợ nổi Cái Bè và Cái Răng; (ii) Kiến nghị của 27/80 người dân thương hồ ở các chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (iii) Kế hoạch hành động của 8 cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch ở các tỉnh Tiền Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Sóc Trăng.

3.3.2. Giải pháp bảo tồn chợ nổi

Chợ nổi là linh hồn của văn hóa sông nước, là nguồn sống của không ít người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là điểm đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo thời gian, mức độ sung túc của chợ nổi có xu hướng giảm. Để lưu truyền văn hóa, duy trì sinh kế và đáp ứng nhu cầu tham quan cho thế hệ hiện tại và tương lai, cần thiết phải bảo tồn chợ nổi. Năm 1992, trong lần khám phá sông Mekong, khi đến chợ nổi Ngã Bảy, ông Jacques Cousteau (người sáng lập Hiệp hội thám hiểm những dòng sông lớn trên thế giới) nói với những nhà lãnh đạo địa phương: đây là khu chợ nổi độc đáo của thế giới, quy mô lớn hơn chợ nổi ở Thái Lan nên rất cần giữ gìn và phát huy (dẫn theo [20]). Nhâm Hùng cho rằng, giờ đây, giữ gìn và phát triển chợ nổi đã trở thành đòi hỏi cấp thiết [20]. Kết quả phỏng vấn 400 du khách ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng cũng cho thấy, 93,2% đáp viên cho rằng chợ nổi nên được bảo tồn.

3.3.2.1. Duy trì và cải thiện sức mua của người dân địa phương

Mục tiêu của nhóm giải pháp này nhằm tạo ra sự hài hòa trong hoạt động mua bán ở chợ nổi thông qua nâng cao cầu và cung. Cầu xuất phát từ phía người dân địa phương và cung được thực hiện bởi người dân thương hồ. Cầu và cung càng phát triển thì hoạt động mua bán trên chợ nổi mới nhộn nhịp và chợ nổi được bảo tồn.

Nút thắt quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển chợ nổi hiện nay là sức mua của bạn hàng. Do sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống nhà


vựa, siêu thị và cửa hàng bán lẻ, sức mua ở chợ nổi không ngừng suy giảm, theo đó, mức độ sung túc của chợ nổi không ngừng giảm theo và điều này ảnh hưởng xấu đến vòng đời của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Để cải thiện sức mua ở chợ nổi cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của chợ nổi và khuyến khích họ tiêu thụ hàng hóa của người dân thương hồ (i); điều chỉnh giá cả hàng hóa trên chợ nổi phù hợp với chất lượng và đảm bảo tính cạnh tranh (ii); nên ổn định vị trí chợ nổi để người dân an tâm mua bán và duy trì mối quan hệ thường xuyên với bạn hàng (iii).

Để thực hiện các giải pháp trên, cần sự chung tay của nhiều bên liên quan. Đối với giải pháp (i), cơ quan thực hiện chính là Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan phối hợp thực hiện là Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. Đối với giải pháp (ii), Sở Công thương đóng vai trò chính, Phòng Kinh tế phối hợp thực hiện trên cơ sở làm việc với người dân thương hồ. Giải pháp (iii), cơ quan thực hiện chính là Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan phối hợp thực hiện là Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 17

3.3.2.2. Không thu phí đối với người dân thương hồ ở chợ nổi

Mục tiêu của giải pháp này nhằm giảm thiểu những chi phí trong hoạt động mua bán của người dân thương hồ ở chợ nổi, tăng khả năng sinh lời, kích thích người dân tham gia mua bán ở chợ nổi.

Thu tiền bến bãi và bốc dỡ hàng hóa cũng là rào cản quan trọng đối với hoạt động mua bán trên chợ nổi của người dân thương hồ. Trong những năm gần đây, hoạt động mua bán trên chợ nổi trở nên khó khăn hơn bởi bạn hàng suy giảm. Điều này làm cho thời gian chuyến buôn dài ra và chất lượng hàng hóa suy giảm. Hệ lụy, chi phí tăng, vòng quay kinh doanh giảm, giá cả hàng hóa thấp, dẫn đến mua bán không lời, thậm chí lỗ lã trong nhiều trường hợp. Để phần nào cổ vũ sự tham gia mua bán trên chợ nổi của người dân, tỉnh Tiền Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đã không thu phí bến bãi ở chợ nổi Cái Bè, Cái Răng và Ba Ngàn, tương ứng. Trong khi đó, ở các chợ nổi Trà Ôn, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã


Năm, Vĩnh Thuận, Cà Mau, người dân phải đóng phí bến nước giao động từ 10.000 đồng/ghe/chuyến đến 50.000 đồng/ghe/chuyến tùy tải trọng và địa điểm. Ngoài đóng phí hoa chi, thương nhân mua bán ở chợ nổi Cà Mau còn phải đóng thêm tiền bốc dỡ hàng hóa 60.000 đồng/lượt. Hiện tại, địa phương chưa có động thái thu tiền bến bãi ở chợ nổi Cái Nước bởi công tác di dời mới được thực hiện và vị trí chợ chưa ổn định. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, một trong những động lực thu hút người bán dạo ở chợ nổi là mua hàng của họ hoặc thuê mướn họ. Vì vậy, không nên thu những loại phí trên và bất kể thứ phí nào khác để khuyến khích người dân tham gia mua bán ở chợ nổi.

Để thực hiện giải pháp này, cần có sự phối hợp giữa Sở Tài chính (cơ quan thực hiện chính) và Phòng Tài chính - Kế hoạch (cơ quan phối hợp).

3.3.2.3. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, công bằng cho giới thương hồ

Mục tiêu của nhóm giải pháp này nhằm tránh những thiệt hại về tài sản, tính mạng, tạo sự công bằng, thuận lợi trong hoạt động mua bán của giới thương hồ.

Tình trạng trộm cắp làm cho hoạt động mua bán của người dân trên chợ nổi thêm khó khăn hơn. Thời gian trung bình một chuyến buôn của người dân thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 10 ngày. Thời gian bán hàng càng chậm, người dân phải neo đậu ghe ở chợ nổi càng lâu và nguy cơ bị trộm càng cao. Người dân cho biết, vào buổi tối, trên các chợ nổi Cái Bè, Trà Ôn, Cái Răng, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã Năm, Cái Nước vẫn có tình trạng trộm cắp xảy ra. Để người dân giảm thiểu thiệt hại tài sản và an tâm trong mua bán cần có những hoạt động thông tin giúp họ phòng ngừa (i); thiết lập hệ thống chiếu sáng ở khu vực chợ nổi (ii); cung cấp số điện thoại của cơ quan chức năng nhằm có sự hỗ trợ khi cần thiết (iii); tăng cường tuần tra để xử lý và răn đe tội phạm (iv).

Trong quá trình mua bán, người dân thương hồ còn phải đối mặt với những trở ngại khác và vấn đề này chỉ xuất hiện ở số ít chợ nổi. Người dân cho rằng, một số tàu du lịch chạy với tốc độ nhanh và len lỏi vào những vị trí không phù hợp gây khó khăn cho hoạt động mua bán; một số tiểu thương đóng đổi (cọc) dưới lòng sông làm cho việc thả neo và đậu ghe trở nên bất tiện (chợ nổi Cái Răng); tình trạng bảo kê


nơi neo đậu dựa trên mối quan hệ, sự tranh giành nơi neo đậu giữa các tiểu thương (chợ nổi Cái Nước). Để đảm bảo sự thuận tiện và công bằng cho người mua bán, cần tuyên truyền, vận động lái tàu điều chỉnh tốc độ phương tiện chuyên chở khách vừa phải và không gây cản trở đối với hoạt động giao dịch, mua bán của người dân (v); tăng cường kiểm tra và xử lý tình trạng đóng đổi (cọc) dưới lòng sông (chợ nổi Cái Răng) (vi); nhanh chóng ổn định vị trí chợ, thiết lập trật tự và xử lý những đối tượng có hành vi bảo kê quyền lợi cho một nhóm người trên cơ sở những lợi ích cá nhân (chợ nổi Cái Nước) (vii).

Xây dựng bờ kè ở chợ nổi là biện pháp cải tạo cảnh quan và chống sạt lở bờ sông (chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên), tuy nhiên, nếu kết cấu công trình xây dựng không thích hợp có thể gây khó khăn trong việc đậu ghe và mua bán của người dân. Vì lẽ đó, khi xây dựng bờ kè cần chú ý đến sự an toàn đối với ghe/xuồng trong điều kiện sóng to, gió lớn; có không gian neo đậu ghe và lên xuống mua hàng của người dân địa phương (viii).

Các giải pháp này liên quan đến nhiều bên khác nhau. Đối với giải pháp (i),

(iii) và (iv), cơ quan thực hiện chính là Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Công an quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phối hợp. Đối với giải pháp

(ii) và (viii), Sở Xây dựng đóng vai trò chính, Phòng Quản lý đô thị/Phòng Kinh tế và Hạ tầng đóng vai trò phối hợp. Đối với giải pháp (v) cần sự vào cuộc của Sở Giao thông vận tải kết hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Sở Giao thông vận tải thực hiện giải pháp (vi). Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, Công an huyện thực hiện giải pháp (vii).

3.3.2.4. Cho người dân thương hồ vay vốn với lãi suất ưu đãi

Giải pháp này nhằm mục tiêu tạo vốn cho hộ thương hồ có nhu cầu vay phục vụ hoạt động mua bán trên chợ nổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và duy trì nghề thương hồ.

Phần lớn tiểu thương mua bán trên chợ nổi có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh nên họ không có nhu cầu vay/mượn tiền của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Một bộ phận còn lại có nhu cầu vốn để mua hàng hóa/ghe, sản xuất nông nghiệp, chi trả phí học tập


cho con,… Do đó, để giảm gánh nặng tài chính và tạo nguồn cho hoạt động mua bán, cần có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với đối tượng thương hồ.

Giải pháp này có thể thực hiện thông qua vai trò chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương.

3.3.2.5. Quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người dân thương hồ

Giải pháp này nhằm mục đích thể hiện sự quan tâm, chia sẻ về vật chất và tinh thần của nhiều cấp, ngành, đối tượng đối với người dân thương hồ, tạo sự phấn khích và thu hút họ đến mua bán ở chợ nổi.

Nhằm thu hút người dân đến chợ nổi Cái Răng mua bán và khuyến khích họ theo đuổi nghề nghiệp, thời gian gần đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân quận Cái Răng, công ty Du lịch Viettravel chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tặng quà tết cho tiểu thương mua bán trên chợ nổi Cái Răng bằng nguồn kinh phí đóng góp của mạnh thường quân và công ty; Điện lực Cái Răng cùng nhà tài trợ lắp đặt miễn phí 100 bộ đèn năng lượng cho người dân chợ nổi. Sự quan tâm về vật chất và tinh thần này không chỉ thể hiện niềm tri ân mà còn là thông điệp hãy giữ gìn chợ nổi. Đây là cách làm hay, cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng ở những địa phương có chợ nổi. Hiện tại, hai đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất từ du lịch chợ nổi là công ty du lịch và đơn vị cung ứng phương tiện chuyên chở khách. Để đảm bảo công bằng xã hội và góp phần bảo vệ chợ nổi, rất cần sự chia sẻ lợi ích nhiều hơn từ hai đối tượng này đối với người dân thương hồ.

Để thực hiện giải pháp này, cần có sự vào cuộc của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, công ty du lịch, đơn vị và cá nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển khách.

3.3.2.6. Khai thác chợ nổi theo hướng thương mại và du lịch

Mục tiêu của giải pháp này nhằm xác định những chợ nổi có đủ tiềm năng, thế mạnh để tập trung đầu tư cho việc phát triển thương mại và du lịch có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy phát triển hoạt động mua bán và du lịch ở chợ nổi.


Khai thác chợ nổi theo hướng kết hợp thương mại và du lịch cũng là cách thức bảo tồn nó một cách hiệu quả. Hoạt động thương mại và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động thương mại là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm, đến lượt mình, du lịch nếu được quản lý, quy hoạch tốt sẽ mang lại những lợi ích cho hoạt động thương mại, người dân. Phát triển chợ nổi theo hướng này sẽ tận dụng được lợi ích kép. Tuy nhiên, không phải mọi chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có đủ tiềm năng và thế mạnh cho việc thực hiện cả hai chức năng này. Vì lẽ đó, việc lựa chọn những chợ nổi tiêu biểu để xây dựng thành khu liên hợp thương mại và du lịch là cần thiết. Trong số 11 chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, các chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm được xem là những địa điểm có nhiều điểm mạnh nhất, vì vậy, mô hình trên chỉ nên tập trung triển khai ở những chợ nổi này. Kinh nghiệm Thái Lan cho thấy, nhờ du lịch, công tác khôi phục, bảo tồn chợ nổi trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn bởi các bên liên quan hào hứng trong việc bảo tồn chợ nổi và du lịch cung cấp kinh phí quan trọng cho hoạt động bảo tồn. Để giảm sự tác động của hoạt động du lịch đến hoạt động mua bán của người dân, có thể phân khu chức năng ở chợ nổi (phân khu bảo tồn chợ nổi và phân khu dịch vụ du lịch). Định hướng bảo tồn và khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng sẽ thực hiện theo cách thức trên [75], [82].

Giải pháp này có thể được thực hiện thông qua vai trò chính của Sở Công thương phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Văn hóa và Thông tin.

3.3.2.7. Ổn định vị trí và duy trì bản sắc của chợ nổi

Nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu hạn chế việc di dời và làm thay đổi bản chất của chợ nổi, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán của người dân nhưng không làm mất đi đặc trưng của chợ nổi.

Gần ba thập niên trở lại đây, nhiều chợ nổi ở vùng bị di dời đến vị trí khác. So với vị trí cũ, hoạt động mua bán ở vị trí mới trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông được khắc phục, tình hình trật tự trên sông cũng tốt hơn. Vấn đề đang đặt ra đối với nhiều chợ nổi là ở vị trí mới xe tải có thể tiếp cận chợ nổi một cách dễ dàng. Điều này làm thay đổi bản chất chợ nổi, giảm lượng ghe xuồng


tham gia mua bán và ít nhiều gây trở ngại cho hoạt động du lịch. Tiếp tục thay đổi vị trí chợ nổi sẽ dẫn tới những hệ lụy bởi người dân đã quen nơi mua bán. Để gìn giữ chợ nổi cả về lượng và chất, không nên mở đường cho xe tải trực tiếp xuống chợ nổi, cũng không nên di dời chợ nổi đến vị trí mà người dân có thể cho hàng trực tiếp lên xe tải và ngược lại. Đối với những chợ nổi thu hút khách du lịch, xe tải tiếp cận được, nên quy định thời gian lên hàng phải sau thời gian hoạt động du lịch.

Để thực hiện các giải pháp này, cần vai trò chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.

3.3.2.8. Thu hút sự tham gia mua bán của người dân địa phương

Mục tiêu của giải pháp này nhằm bổ sung đối tượng, phương tiện và hàng hóa trên chợ nổi, vừa phục vụ nhu cầu của du khách vừa kéo dài thời gian tồn tại của chợ nổi.

Xưa nay chợ nổi được tạo ra và duy trì bởi người dân thương hồ trên cơ sở tương tác với người dân địa phương. Chính điều này, số lượng ghe thương hồ càng suy giảm càng gây nguy cơ khai tử của chợ nổi. Vì lẽ đó, đối với những chợ nổi có thế mạnh du lịch, cần khuyến khích người dân địa phương mua sắm phương tiện, tiến hành hoạt động mua bán trên chợ nổi. Thực hiện được điều này sẽ làm cho chợ nổi thêm sung túc và kéo dài thời gian tồn tại của nó. Ở Thái Lan, các chợ nổi tồn tại cũng ở dạng này, tức chỉ có người dân địa phương tiến hành hoạt động mua bán và số lượng ghe bán hàng ít hơn rất nhiều so với chợ nổi của Việt Nam.

Giải pháp này có thể thực hiện thông qua vai trò chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

3.3.2.9. Tăng cường đầu tư và xây dựng chính sách bảo tồn chợ nổi

Khó có thể bảo tồn chợ nổi nếu không có sự đầu tư và chính sách hiệu quả. Vì vậy, nhóm giải pháp này nhằm mục đích tạo động lực và phương hướng cho việc bảo tồn chợ nổi.

Thời gian qua, công tác đầu tư và xây dựng chính sách bảo tồn chợ nổi chưa được nhiều địa phương quan tâm, trừ tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ. Để


góp phần bảo tồn chợ nổi, các địa phương (tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau) có thể tham khảo đề án bảo tồn chợ nổi Cái Bè và Cái Răng, áp dụng vào địa bàn quản lý, tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Ngoài đầu tư xây dựng đề án bảo tồn chợ nổi, các địa phương có thể đầu tư xây dựng cầu tàu (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm), nhà vệ sinh công cộng (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm), thực hiện các biện pháp truyền thông, truyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, giới thương hồ trong việc bảo tồn chợ nổi (các chợ nổi), xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng và điện tiêu dùng cho người dân mua bán trên chợ nổi (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm, Vĩnh Thuận). Kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương và xã hội hóa. Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc bảo tồn chợ nổi như chính sách về giáo dục (tạo điều kiện cho con em các thương hồ được học tập như cư dân địa phương), chính sách về y tế (hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở chợ nổi), chính sách về vay vốn (hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp).

Nhóm giải pháp này có thể được thực hiện thông qua vai trò của Ủy ban Nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. Cơ quan phối hợp thực hiện là Phòng Tài chính

- Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế.

3.3.3. Giải pháp khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch

3.3.3.1. Thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch và mang lại lợi ích cho họ

Giải pháp này nhằm mục tiêu huy động sức lực, trí lực và tài lực của người dân địa phương trong khai thác du lịch chợ nổi theo hướng cộng đồng, mang lại nhiều lợi ích cho điểm đến, du khách và người dân tham gia.

Không thể loại người dân địa phương ra khỏi quá trình phát triển du lịch bởi một số nguyên do: (1) Ngành du lịch sử dụng tài nguyên của người dân địa phương và bán tài nguyên của họ dưới dạng sản phẩm du lịch; (2) Quá trình phát triển du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân địa phương; (3) Gặp và được phục vụ bởi người dân địa phương là động cơ du lịch của nhiều du khách. Vì lẽ đó, thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch chợ nổi không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023