Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 20


nâng cao nhận thức của người dân về du lịch (vốn ngân sách và xã hội hóa) (chợ nổi Ngã Năm) [78].

Các giải pháp trên cần vai trò chủ trì của Ủy ban Nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin.

Hiện tại, địa phương quản lý chợ nổi Cái Bè và Cái Răng đã đưa ra giải pháp về mặt chính sách, thiết nghĩ, các giải pháp này có thể áp dụng đối với chợ nổi Long Xuyên và Ngã Năm. Theo đó, các địa phương này cần xây dựng và ban hành chính sách để thúc đẩy sự phát triển du lịch chợ nổi ở địa bàn quản lý, chẳng hạn, tạo điều kiện cho người dân thương hồ và cư dân địa phương buôn bán hàng nông sản, quà lưu niệm, thức ăn, đồ uống phục vụ du khách; tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động văn hóa giáo dục tại khu vực chợ nổi; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ kinh doanh ẩm thực, trái cây và hàng lưu niệm, những hộ sửa chữa ghe thuyền, phục vụ hoạt động giải trí, lưu trú; tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch khai thác du lịch chợ nổi và phát triển các dịch vụ; khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch và bảo vệ môi trường chợ nổi; ưu đãi cho các nhà đầu tư về thuê đất, thuê mặt nước, thuế, vay vốn, tiếp thị, thủ tục hành chính; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch;... Các giải pháp này không thể thực hiện được nếu không có sự chủ trì của Ủy ban Nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phối hợp với Phòng Lao động - Thương bình và xã hội.

3.4. KHUYẾN NGHỊ

Để bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch hiệu quả, một số khuyến nghị cho nhiều bên liên quan như sau:

- Tổng cục Du lịch cần: (i) Tăng cường quảng bá hình ảnh điểm đến chợ nổi trên trang web, sách hướng dẫn, tạp chí của cơ quan, nhất là đối với chợ nổi Long Xuyên và Ngã Năm; (ii) Tiếp tục hỗ trợ các địa phương (Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng) trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi.

- Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố cần: (i) Chỉ đạo không thu phí bến nước (chợ nổi Trà Ôn, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã Năm, Cà Mau, Vĩnh Thuận) và phí bốc dỡ hàng hóa (chợ nổi Cà Mau); (ii) Chỉ đạo địa phương cân nhắc


cẩn thận khi quyết định di dời chợ nổi (nếu có), tốt nhất nên lấy ý kiến của người dân mua bán trên chợ nổi và nhà khoa học; (iii) Cấp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác du lịch (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm), (iv) Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách để phục vụ hoạt động bảo tồn (chợ nổi Cái Bè, Trà Ôn, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn, Ngã Năm, Vĩnh Thuận, Cà Mau, Cái Nước) và khai thác du lịch chợ nổi (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm); (v) Có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch chợ nổi; (vi) Kêu gọi sự đầu tư trong và ngoài nước đối với các dự án bảo tồn và khai thác du lịch chợ nổi; (vii) Chỉ đạo cơ sở tín dụng của địa phương cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với đối tượng mua bán trên chợ nổi; (viii) Kêu gọi mạnh thường quân đóng góp tài chính hỗ trợ người dân mua bán trên chợ nổi; (ix) Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chợ nổi và khuyến khích người dân mua hàng nông sản trên chợ nổi; (x) Chỉ đạo địa phương đảm bảo trật tự và an toàn trong hoạt động mua bán và du lịch ở chợ nổi; (xi) Chỉ đạo địa phương nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân mua bán trên chợ nổi để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; (xii) Chỉ đạo địa phương đảm bảo sự an toàn, tiện lợi trong việc neo đậu ghe và mua bán của người dân khi xây dựng bờ kè; (xiii) Chỉ đạo địa phương sớm giải quyết tình trạng tranh dành nơi mua bán ở chợ nổi Cái Nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần: (i) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương và người dân thương hồ về du lịch (chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm); (ii) Cổ vũ người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch chợ nổi, có thái độ thân thiện mến khách, bảo vệ văn hóa và cảnh quan môi trường chợ nổi (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm); (iii) Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh điểm đến chợ nổi (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm) bằng nhiều hình thức/phương tiện khác nhau; (iv) Cải thiện chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm) trên cơ sở liên kết với các trường đào tạo du lịch trong và ngoài nước; (v) Phối hợp


Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 20

với viện nghiên cứu, trường đại học trong việc quy hoạch và hướng dẫn quản lý đối với điểm đến du lịch (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm).

- Sở Giao thông vận tải cần: (i) Kiểm tra tình trạng đóng đổi (cọc) trên sông để có biện pháp xử lý (chợ nổi Cái Răng); (ii) Kiểm tra việc trang bị áo phao cho du khách và xử lý tình trạng vi phạm; (iii) Hướng dẫn ghe thương hồ neo đậu đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn; (iv) Nhắc nhở nhân viên lái tàu du lịch không tạo ra những bất lợi cho hoạt động mua bán của người dân.

- Sở Công thương cần: (i) Đề nghị các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chợ nổi điều chỉnh giá cho phù hợp với chất lượng và niêm yết giá đối với các dịch vụ quan trọng.

- Công ty du lịch cần: (i) Nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch gắn với chợ nổi Long Xuyên và Ngã Năm, chào bán cho khách hàng, (ii) Chia sẻ lợi ích với người dân thương hồ; (iii) Sử dụng nhiều lao động địa phương.


Tiểu kết chương 3

Chợ nổi và du lịch chợ nổi có những điểm mạnh, hạn chế nội tại, đồng thời chịu sự tác động của những cơ hội, thách thức từ bên ngoài. Trên cơ sở kết hợp điểm mạnh - cơ hội, điểm mạnh - thách thức, điểm yếu - cơ hội, điểm yếu - thách thức, các chiến lược đối với chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch như sau: khai thác chợ nổi theo hướng thương mại và du lịch, bảo tồn chợ nổi, kết hợp giữa du lịch chợ nổi với các loại hình du lịch khác, cải thiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ và kiến thức du lịch cho người dân địa phương, đẩy mạnh đầu tư trong bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, bảo vệ môi trường và cải thiện cảnh quan, xây dựng chính sách cho việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, đảm bảo sự hợp lý và thống nhất của giá cả dịch vụ du lịch, đa dạng hóa và đảm bảo tính đặc trưng của sản phẩm du lịch, đảm bảo an ninh trật tự và sức khỏe cho du khách, thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch và mang lại lợi ích cho họ, tăng cường sự


hợp tác giữa các bên liên quan trong bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với du lịch chợ nổi.

Công tác bảo tồn nên được thực hiện đối với các chợ nổi bởi mỗi chợ đều có những vai trò và giá trị nhất định. Riêng trong lĩnh vực du lịch, chỉ nên tập trung đầu tư khai thác ở các chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm vì các chợ nổi này có thế mạnh trên nhiều phương diện. Các giải pháp bảo tồn và khai thác chợ nổi được hoạch định trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của tác giả, kiến nghị/kế hoạch hành động của nhiều bên liên quan, một số nghiên cứu trong và ngoài nước, phù hợp với luật/nghị định/quyết định/đề án ở cấp trung ương và địa phương.

Từ 14 chiến lược, chúng tôi chia thành 9 nhóm giải pháp cho việc bảo tồn (duy trì và cải thiện sức mua của người dân địa phương; không thu phí đối với người dân thương hồ ở chợ nổi; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, công bằng cho giới thương hồ; cho người dân thương hồ vay vốn với lãi suất ưu đãi; quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người dân thương hồ; khai thác chợ nổi theo hướng thương mại và du lịch; ổn định vị trí và duy trì bản sắc của chợ nổi; thu hút sự tham gia mua bán của người dân địa phương; tăng cường đầu tư và xây dựng chính sách bảo tồn chợ nổi) và 9 nhóm giải pháp cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch (thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch và mang lại lợi ích cho họ; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ và kiến thức du lịch cho người dân địa phương; bảo vệ môi trường và cải thiện cảnh quan; đảm bảo sự hợp lý và thống nhất của giá cả dịch vụ du lịch; cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đảm bảo an ninh trật tự trong du lịch và sức khỏe của du khách; đa dạng hóa và đảm bảo tính đặc trưng của sản phẩm du lịch; kết hợp với các loại hình du lịch khác; tăng cường công tác quản lý, đầu tư và xây dựng chính sách đối với việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch). Để thực hiện các giải pháp này hiệu quả đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều bên liên quan.


KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Nghiên cứu chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch là thật sự cần thiết bởi nó phù hợp với mong đợi của xã hội, nhất là đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về chợ nổi và du lịch chợ nổi trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng cơ sở lí luận về chợ nổi và du lịch chợ nổi; sự hình thành và phát triển chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long; khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ du lịch; giải pháp bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy.

2. Chợ nổi là một hình thức kinh doanh thương mại trên sông, hàm chứa những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể độc đáo. Chợ nổi được hình thành từ rất lâu đời (thế kỉ XVIII-XX) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do sự tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên (sông ngòi) và kinh tế - xã hội (con người, hàng nông sản, ghe xuồng, ưu thế của giao thông đường thủy). Chợ nổi có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và là một dạng tài nguyên du lịch hỗn hợp đặc trưng (tự nhiên, văn hóa) của Đồng bằng sông Cửu Long, và vì vậy, địa phương nào duy trì, bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho địa phương trên nhiều phương diện.

3. Hoạt động di dời chợ nổi cùng sự phát triển của kinh tế, xã hội đã và đang làm thay đổi bản chất và tác động tiêu cực đến tương lai của chợ nổi, và vì thế, sức hấp dẫn văn hóa của chợ nổi cũng bị giảm theo và điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác chợ nổi phục vụ du lịch của các địa phương sở hữu chợ nổi. Thời gian gần đây, một số địa phương ở vùng đã đánh giá đúng vai trò của chợ nổi và nhận thấy nguy cơ mai một của chúng nên bắt đầu quan tâm đến việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch. Bên cạnh một số thành tựu đạt được (lượt khách và doanh thu tăng, giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng, thu hút sự đầu tư,…), việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế (công tác quản lý, chính sách, sự phối hợp giữa


các bên liên quan, nhận thức của người dân, sự đầu tư, vệ sinh môi trường, việc chia sẻ lợi ích,...) bởi địa phương vẫn thiếu tri thức và kinh nghiệm cho việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch.

4. Mỗi chợ nổi đều có giá trị nhất định về văn hóa và tầm quan trọng đối với kinh tế - xã hội nên tất cả chúng cần phải được bảo tồn. Riêng việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch chỉ nên tập trung vào chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm để tránh sự lãng phí nguồn lực, hạn chế tình trạng tự cạnh tranh nhau và mang lại cho du khách những trải nghiệm tích cực.

5. Bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch không phải là công việc đơn giản bởi nó phụ thuộc vào thiện chí của đối tượng làm nên chợ nổi, năng lực quản lý và điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, mức độ tham gia của công ty du lịch và người dân địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch, sự đầu tư và cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương,… Vì vậy, để bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch hiệu quả, cần phải có sự đồng tâm, chung tay, góp sức, bền chí của nhiều bên liên quan. Thiếu sự quan tâm, thả nổi công tác quản lý, ít có sự đầu tư, thiếu chính sách, ít mang lại lợi ích cho người dân thương hồ và cư dân địa phương, thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan,… sẽ là những rào cản đối với việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.

6. Bằng nhiều phương pháp tiếp cận, thu thập và phân tích dữ liệu khác nhau, nghiên cứu này đã xây dựng được cơ sở khoa học về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch; phân tích được sự hình thành và phát triển của chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá được khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất được các giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ du lịch. Các kết quả nghiên cứu không chỉ phản ánh tương đối đầy đủ về các khía cạnh của chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch dưới góc độ địa lí mà còn cung cấp luận cứ quan trọng cho địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch hiệu quả hơn.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Trọng Nhân (2014), Cây bẹo - Biểu tượng văn hóa trên chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Di sản Văn hóa, 4(49), tr. 102-104.

2. Nguyễn Trọng Nhân (2015), Chợ nổi và du lịch chợ nổi, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 11, tr. 10-12.

3. Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông (2016), Cơ sở lí luận về du lịch chợ nổi, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 43, tr. 60-68.

4. Nguyễn Trọng Nhân (2017), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long: Lịch sử hình thành, sự thay đổi không gian, vai trò, hạn chế và những thách thức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu trong quá trình hội nhập và phát triển”, Nxb Đại học Cần Thơ, tr. 208-218.

5. Nguyễn Trọng Nhân (2017), Các yếu tố hấp dẫn du khách của chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển”, Nxb. Đại học Cần Thơ, tr. 219-225.

6. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới góc nhìn Địa lí, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), tr. 111-124.

7. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Nghiên cứu chợ nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu “Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VII”, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 214-220.

8. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Chợ nổi và du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Những phát hiện chính, Tạp chí Khoa học Đại học Cửu Long, 10, tr. 21-27.

9. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc nhìn sinh thái nhân văn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 60(11), tr. 34-37.

10. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 63(4), tr. 170-180.

11. Nguyễn Trọng Nhân (2018), Giải pháp bảo tồn chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, 8(4), tr. 90-97.

12. Nguyễn Trọng Nhân (2019), Giải pháp khai thác chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ du lịch, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI “Khoa học Địa lý Việt Nam phục vụ phát triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Nxb Thanh Niên, tr. 256-265.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cao Nguyễn Ngọc Anh (2015), "Du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn lực tiểu vùng sông Mê Kông”, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và Truyền thông, tr. 265-272.

2. Đinh Bá Hùng Anh (Chủ biên) (2017), Nghiên cứu khoa học trong Kinh tế - xã hội và hướng dẫn viết luận văn, Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Berliant A.M. (Hoàng Phương Nga và cộng sự dịch) (2004), Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Bernard H. R. (Hoàng Trọng và cộng sự dịch) (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong Nhân học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

6. Đào Ngọc Cảnh (2017), "Tiếp cận chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ sinh thái nhân văn", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triến, Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Đại học Cần Thơ, tr. 184-195.

7. Choi B. W. (Lê Thùy Linh và cộng sự dịch) (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

8. Phạm Văn Diệp (2016), "Chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp xưa và nay", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, (26), tr. 27-32.

9. Lê Xuân Định, Nguyễn Mạnh Quân, Phùng Anh Tiến (2016), Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

10. Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh (Chủ biên) (2005), Bản đồ học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán (Hoàng Văn Lâu dịch) (2012),

Đại Nam nhất thống chí, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí