Mối Quan Hệ Giữa Sức Hấp Dẫn Của Chợ Nổi Cái Bè, Cái Răng Với Sự Hài Lòng, Dự Định Viếng Thăm Lặp Lại Và Giới Thiệu Của Du Khách


hạn chế rất nhiều sự tác động của mưa và nắng đối với du khách. Tuy nhiên, trong điều kiện mưa to, du khách tham quan chợ nổi Cái Bè thường bị ướt nếu không được phân phát áo mưa. So với thuyền du lịch ở chợ nổi Cái Răng, thuyền du lịch ở chợ nổi Cái Bè trông bắt mắt hơn.

- Đối với sự trang bị công cụ bảo vệ môi trường và sức khỏe du khách. Theo phản hồi của du khách, thuộc tính sự trang bị thùng đựng rác trên phương tiện vận chuyển tham quan được du khách đánh giá ở mức trung bình (4,21), khá nhiều phương tiện vận chuyển chưa được trang bị dụng cụ y tế (3,47) (Phụ lục 20). Vì vậy, sự trang bị dụng cụ bảo vệ môi trường và sức khỏe du khách được đánh giá ở mức trung bình. Quá trình khảo sát thực tế của tác giả ghi nhận được, vẫn còn một số thuyền du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng chưa được trang bị thùng đựng rác. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dự phòng nên khá nhiều phương tiện vận chuyển tham quan vẫn chưa được trang bị dụng cụ y tế.

Tóm lại, hầu hết những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng được du khách đánh giá ở mức khá tốt/khá hợp lý, chẳng hạn, hướng dẫn viên du lịch, giá cả dịch vụ du lịch, hệ thống giao thông phục vụ du lịch, trật tự và an toàn trong du lịch, phương tiện vận chuyển tham quan chợ nổi. Nhân tố được du khách đánh giá ở mức tốt là nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển tham quan. Trong khi đó, mức độ tương đối ô nhiễm là sự đánh giá của du khách đối với môi trường sông nước ở chợ nổi.

2.2.3.5. Mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của chợ nổi Cái Bè, Cái Răng với sự hài lòng, dự định viếng thăm lặp lại và giới thiệu của du khách

Sức hấp dẫn của điểm đến phản ánh cảm giác và quan điểm của du khách về khả năng điểm đến thỏa mãn những nhu cầu của họ. Điểm đến có khả năng đáp ứng càng cao những nhu cầu của du khách thì càng được đánh giá cao về sức hấp dẫn. Sự hài lòng của du khách là kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của họ về điểm đến. Nếu giá trị cảm nhận nhỏ hơn giá trị mong đợi, du khách cảm thấy không hài lòng. Du khách cảm thấy hài lòng khi giá trị cảm nhận phù hợp với giá trị mong đợi. Sự hài lòng của du khách ở mức cao khi giá trị cảm nhận cao hơn giá trị mong đợi. Điểm đến có sức hấp dẫn càng cao thì sự hài lòng của du


khách càng cao và ngược lại. Sự viếng thăm lặp lại và giới thiệu của du khách xuất hiện từ sự hài lòng của họ và nó tạo ra hình ảnh tích cực của điểm đến.

Chợ nổi Cái Bè và Cái Răng được du khách đánh giá ở mức khá hấp dẫn (4,89/7 điểm) và đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và viếng thăm lặp lại, giới thiệu của họ. Theo đó, du khách cảm thấy khá hài lòng về chuyến đi (5,0/7 điểm) và dự định quay lại, dự định thới thiệu của họ đối với điểm đến cũng ở mức khá cao (4,87/7 và 5,48/7 điểm, lần lượt).

Ở độ tin cậy 99% (**), mức độ hấp dẫn của chợ nổi có tương quan thuận đến sự hài lòng, dự định viếng thăm lặp lại và giới thiệu của du khách (Bảng 2.14). Điều này có nghĩa rằng, sức hấp dẫn của chợ nổi càng cao, khả năng giới thiệu đến khách hàng tiềm năng và số lần quay lại du lịch của du khách càng lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mức độ hấp dẫn của điểm đến với sự hài lòng và dự định giới thiệu đến người thân và bạn bè của du khách mạnh hơn dự định quay lại của họ. Điều này cho thấy Cái Bè và Cái Răng chưa đáp ứng được những nhu cầu của du khách. Hơn nữa, nó còn phản ánh phần lớn du khách có tâm lý hiếu kỳ, tức những người thích đến những nơi mới lạ. Một khi khách hàng viếng thăm điểm đến một vài lần, họ bắt đầu tìm kiếm điều gì đó mới và khác biệt. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với chợ nổi Cái Bè và Cái Răng.

Bảng 2.14: Mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của điểm đến với sự hài lòng, dự định viếng thăm lặp lại và giới thiệu của du khách

Biến số

1

2

3

4

1. Mức độ hấp dẫn của điểm đến

1





2. Mức độ hài lòng của du khách

0,706**

0,000


1




3. Dự định quay lại của du khách

0,529**

0,000

0,570**

0,000


1



4. Dự định giới thiệu của du khách

0,556**

0,000

0,621**

0,000

0,618**

0,000


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 15

Chú thích: ** tương quan ở độ tin cậy 99%

Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của tác giả 2016-2017, n = 400


2.2.3.6. Sự khác biệt về mức độ hấp dẫn của chợ nổi Cái Bè, Cái Răng và sự hài lòng, dự định quay lại, dự định giới thiệu của du khách đối với điểm đến

Kết quả kiểm định cho thấy, chợ nổi Cái Bè và Cái Răng có sự khác biệt về mức độ hấp dẫn với độ tin cậy 99% (Bảng 2.15). Theo đánh giá của du khách, chợ nổi Cái Răng hấp dẫn hơn chợ nổi Cái Bè (5,12/7 và 4,64/7 điểm, lần lượt).

Chợ nổi Cái Bè và Cái Răng cũng có sự khác biệt về sự hài lòng, dự định quay lại và giới thiệu của du khách (Bảng 2.15). Ở độ tin cậy 95%, du khách cảm thấy hài lòng đối với chợ nổi Cái Răng hơn chợ nổi Cái Bè (5,14/7 và 4,85/7 điểm, lần lượt). Dự định quay lại chợ nổi Cái Răng của du khách cao hơn chợ nổi Cái Bè với độ tin cậy 99% và giá trị trung bình tương ứng là 5,19/7 và 4,53/7 điểm. Ở mức ý nghĩa 0,01, độ tin cậy 99%, dự định giới thiệu chợ nổi Cái Răng của du khách cao hơn chợ nổi Cái Bè (5,68/7 và 5,26/7 điểm, lần lượt).

Bảng 2.15: Sự khác biệt về mức độ hấp dẫn của chợ nổi Cái Bè, Cái Răng và sự hài lòng, dự định quay lại, dự định giới thiệu của du khách


Kiểm định Levene

Kiểm định t

F

Sig.

T

Sig.

Mức độ hấp dẫn

của chợ nổi

Đồng thuận phương sai

4,287

0,039

- 3,812

0,000

Không đồng thuận

phương sai



- 3,797

0,000


Sự hài lòng

Đồng thuận phương sai

4,698

0,031

- 2,269

0,024

Không đồng thuận

phương sai



- 2,262

0,024

Dự định quay lại

Đồng thuận phương sai

7,640

0,006

- 4,649

0,000

Không đồng thuận

phương sai



- 4,626

0,000

Dự định giới thiệu

Đồng thuận phương sai

16,414

0,000

- 3,461

0,001

Không đồng thuận

phương sai



- 3, 430

0,001

Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của tác giả 2016-2017, n = 400

Như vậy, chợ nổi Cái Răng có lợi thế hơn chợ nổi Cái Bè về sức hấp dẫn, mức độ hài lòng, dự định quay lại và giới thiệu của du khách. Đây thật sự là những chỉ


báo quan trọng về năng lực cạnh tranh của chợ nổi Cái Răng đối với chợ nổi Cái Bè trong tương lai.

2.2.4. Đánh giá chung về khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ít nhất phải thỏa mãn các tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận, tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa), cơ sở hạ tầng, sự kết hợp với các loại hình du lịch khác, chính sách phát triển du lịch. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tiêu chí cho thấy, chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm có nhiều khả năng nhất cho việc khai thác du lịch (Bảng 2.16). Vì vậy, để đầu tư có trọng tâm, tránh sự lãng phí các nguồn lực, tạo được các sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển du lịch hiệu quả, địa phương chỉ nên tập trung khai thác du lịch ở chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm.

Bảng 2.16: Đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch



Chợ nổi

Điểm thành phần


Điểm tổng hợp


Xếp loại

Vị trí và khả năng

tiếp cận

Sức hấp dẫn của tài

nguyên

Cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch

Sự kết hợp khai thác du

lịch

Chính sách phát triển du

lịch

Cái Bè

4

6

9

8

6

33

II

Trà Ôn

3

3

6

4

2

18

IV

Cái Răng

4

12

9

8

6

39

I

Phong Điền

3

3

6

6

2

20

III

Long Xuyên

3

12

6

6

2

29

II

Châu Đốc

3

3

6

6

2

20

III

Ba Ngàn

3

3

6

4

2

18

IV

Ngã Năm

3

12

6

4

2

27

II

Vĩnh Thuận

1

6

6

2

2

17

IV

Cà Mau

1

3

6

2

2

14

IV

Cái Nước

1

3

6

2

2

14

IV

Nguồn: Đánh giá của tác giả, 2019 (Phụ lục 9)


Thời gian qua, nhiều chợ nổi ở vùng đã được đầu tư khai thác du lịch hoặc phát triển du lịch một cách tự phát. Dù phát triển du lịch dưới dạng nào, việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch ở vùng đã đạt được những thành tựu và còn các hạn chế như sau:

- Thành tựu:

+ Số lượt khách không ngừng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, dẫn đến tổng thu từ du khách cũng không ngừng gia tăng, góp phần cải thiện kinh tế địa phương, doanh nghiệp và người dân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch;

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và thúc đẩy sự đầu tư trên các lĩnh vực này;

+ Góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho người dân, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở vùng;

+ Công tác đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách được chú trọng, vấn đề vệ sinh môi trường cũng được đặt ra;

+ Thu hút sự quan tâm, quản lý, đầu tư của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch;

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phục vụ du lịch đã được thực hiện, từng bước góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương;

+ Hoạt động tuyên truyền ít nhiều tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân địa phương đối với du lịch;

+ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch vùng, thỏa mãn những nhu cầu và ít nhiều kéo dài thời gian tham quan của du khách.

- Hạn chế:

+ Độ rộng và chất lượng mặt đường ở một số tuyến kết nối chợ nổi chưa đảm bảo cho việc khai thác du lịch, gây khó khăn trong việc di chuyển của du khách;

+ Bến tàu, bãi đỗ xe du lịch có nhiều rác, gây sự phản cảm đối với du khách;

+ Bến tàu du lịch còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng, hạn chế khả năng tiếp nhận và gây khó khăn cho việc đi lại của du khách;

+ Thiếu chính sách khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, dẫn đến tình trạng mất phương hướng trong hành động và khó thu hút được sự đầu tư;


+ Sản phẩm du lịch chưa có gì đáng kể và mức độ trùng lặp cao, gây cảm giác nhàn chán đối với du khách;

+ Công tác thống kê các chỉ tiêu phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong quản lý và hoạt động nghiên cứu khoa học;

+ Chất lượng phương tiện vận chuyển tham quan ở nhiều nơi chưa đảm bảo cho việc khai thác du lịch;

+ Số lượng và chất lượng của cơ sở ăn uống, mua sắm còn quá hạn chế, cơ sở giải trí, tham quan chưa có gì;

+ Nhân viên phục vụ du lịch còn một số hạn chế về chất, gây khó khăn cho việc phục vụ du khách;

+ Người dân sống ven chợ nổi và mua bán trên chợ nổi ít có được lợi ích từ hoạt động du lịch nên chưa có sự đồng tâm, hiệp lực cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan;

+ Nhận thức của người dân về du lịch chưa cao, hoạt động du lịch còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát;

+ Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong du lịch và sức khỏe của du khách còn hạn chế ở một số phương diện, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh điểm đến du lịch;

+ Chưa có biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu dẫn đến môi trường sông nước bị ô nhiễm, giảm sự hài lòng của du khách;

+ Công tác cải tạo cảnh quan ven chợ nổi chưa được quan tâm đúng mức, hệ lụy, cảnh quan không phù hợp cho hoạt động khai thác du lịch;

+ Tình trạng bán quá giá dịch vụ vẫn còn diễn ra, tạo tâm lý e ngại và giảm sự hài lòng của du khách;

+ Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa có sự đầu tư đáng kể cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch;

+ Thiếu sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, cơ sở giáo dục/nghiên cứu, gây khó khăn cho hoạt động khai thác chợ nổi phục vụ du lịch;

+ Công tác quản lý du lịch chợ nổi chưa sát sao, nhiều nơi còn buông lỏng việc quản lý.


Tiểu kết chương 2

Chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra đời chủ yếu vào thế kỉ XX ở các tỉnh ven và phía nam sông Hậu do sự tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chợ nổi có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương. Nhiều chợ nổi bị di dời vào thập niên cuối của thế kỉ XX, thập niên đầu và hai của thế kỉ XXI. Việc di dời chợ nổi gây khó khăn cho hoạt động mua bán của người dân và làm thay đổi bản chất của chợ nổi. Đồng bằng sông Cửu Long có 11 chợ nổi và chúng phân bố chủ yếu ở thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Cà Mau. Chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm có quy mô lớn, các chợ nổi còn lại có quy mô nhỏ. Chợ nổi phân bố chủ yếu ở phía nam sông Hậu và gần giữa châu thổ. Chợ nổi hoạt động suốt năm nhưng mức độ sung túc có sự khác biệt theo thời điểm và quý. So với chợ nổi ở thập niên 80 trở về trước, chợ nổi hiện tại có những thay đổi đáng kể trong hoạt động mua bán. Do sự phát triển của kinh tế, xã hội đã và đang gây ra những thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của chợ nổi.

Trong 11 chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên và Ngã Năm có nhiều khả năng nhất cho hoạt động khai thác du lịch. Khách du lịch đến chợ nổi chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng. Vì vậy, những khoản thu cũng chủ yếu đổ dồn về hai chợ nổi này. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chợ nổi chưa có gì đáng kể ngoài tàu/thuyền du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng. Với tổng lượng cầu du lịch chợ nổi như hiện nay không thiếu nhân viên phục vụ để đáp ứng các hoạt động của du khách. Tuy nhiên, chất lượng vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với đối tượng này. Người dân địa phương đã tham gia vào nhiều hoạt động du lịch ở chợ nổi nhưng lợi ích họ thu được không đáng kể. Tình hình trật tự và an toàn trong du lịch chợ nổi khá tốt nhưng vấn đề chèo kéo và thách giá cần phải được quan tâm. Môi trường và cảnh quan đang là vấn đề ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi. Giá cả dịch vụ du lịch chợ nổi tương đối đắt và điều này ảnh hưởng không ít đến nhu cầu du lịch của du khách. Công tác quản lý của nhà nước đối với du lịch chợ nổi chưa sát sao, nhiều nơi còn buông lỏng việc quản lý, gây khó khăn cho việc phát triển du lịch chợ nổi.


Đầu tư của nhà nước trong việc khai thác du lịch chợ nổi chưa có gì đáng kể ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng vì nhiều mục đích khác nhau, chưa thật sự tạo động lực cho việc khai thác du lịch chợ nổi.

Nghiên cứu điển hình về hiện trạng khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng cho thấy: Du khách biết đến hình ảnh điểm đến chủ yếu thông qua người thân/bạn bè. Du khách đến chợ nổi vì nhiều mục đích nhưng nổi bật vẫn là tận hưởng bầu không khí trong lành và mát mẻ. Đến chợ nổi, phần lớn du khách thực hiện hoạt động tham quan cảnh quan. Có 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng nhưng nổi lên hàng đầu là nhân tố con người, môi trường sông nước, giá cả dịch vụ du lịch, hệ thống giao thông phục vụ du lịch. Hầu hết những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng đều được du khách đánh giá ở mức khá tốt/khá hợp lý. Mức độ hấp dẫn của chợ nổi Cái Bè và Cái Răng tương quan thuận với sự hài lòng, dự định viếng thăm lặp lại và giới thiệu của du khách. Chợ nổi Cái Răng hấp dẫn hơn chợ nổi Cái Bè và điều này dẫn đến sự hài lòng, dự định quay lại, dự định giới thiệu của họ đối với chợ nổi Cái Răng mạnh hơn chợ nổi Cái Bè.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023