Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Tại Các Chợ Nổi


kiểng, nghề sản xuất nước chấm, nghề làm bánh phồng, nghề sản xuất cốm/kẹo (huyện Cái Bè); nghề làm hủ tiếu, nghề sản xuất bánh tráng, nghề làm bánh hỏi mặt võng (huyện Phong Điền); nghề nuôi cá lồng bè, nghề làm nhang, nghề làm mùng vải, nghề đan lưới, nghề rèn (huyện Chợ Mới); nghề nuôi cá lồng bè, nghề dệt thổ cẩm (huyện An Phú) là những địa điểm du khách thường đến trong các chương trình tham quan chợ nổi Cái Bè; Cái Răng, Phong Điền; Long Xuyên; Châu Đốc; tương ứng.

* Thưởng thức đờn ca tài tử:

Một trong những dòng nhạc nổi tiếng nhất của vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là đờn ca tài tử. Với mục đích bảo tồn, phát huy và phục vụ nhu cầu của du khách, loại hình nghệ thuật này đã được đưa vào trình diễn ở vài điểm đến. Sự kết hợp các loại nhạc cụ và âm thanh, nhạc điệu, lời ca, tiếng hát, cung cách biểu diễn,… tạo nên nét đặc trưng có một không hai của loại hình nghệ thuật. Các điểm đến cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy), khu du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) tổ chức khá thành công hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, giải trí này và thường xuất hiện trong chương trình tham quan chợ nổi Cái Bè (cù lao Tân Phong), Cái Răng, Phong Điền (khu du lịch Mỹ Khánh).

* Đi xuồng trên sông rạch:

Đi xuồng trên sông rạch là loại hình du lịch phổ biến ở tỉnh Tiền Giang nói chung, huyện Cai Lậy nói riêng. Chợ nổi Cái Bè nằm sát cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy) nên cũng kết nối với loại hình du lịch này. Trên cù lao Tân Phong có những sông rạch nhỏ ăn thông với sông Tiền, hai bên sông rạch là bần, cây ăn trái. Nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài thích tham gia loại hình du lịch này bởi tính thôn dã, chân quê, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm đối với cộng đồng của nó.

* Tham quan nhà cổ:

Nhà cổ là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và phụ cận chợ nổi nói riêng. Kiến trúc nhà, những câu chuyện liên quan đến chủ nhân, vật dụng gia đình, cách sinh hoạt,… nhận được sự quan tâm của nhiều du khách. Ít nhất 2 nhà cổ ở xã Đông Hòa Hiệp có trong chương trình tham quan chợ nổi Cái Bè (nhà ông Ba Đức, ông Kiệt). Các nhà cổ của ông Trần Hý Ngươn (huyện Phong Điền), Dương Minh Hiền (quận Bình Thủy)


cũng là điểm đến trong nhiều chương trình tham quan chợ nổi Cái Răng (nhà ông Ngươn, ông Hiền) và Phong Điền (nhà ông Ngươn).

* Viếng thăm làng dân tộc:

Bởi không có nhiều dân tộc thiểu số cư trú với số lượng đông đảo như những vùng khác của Việt Nam nên loại hình du lịch viếng thăm làng dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu diễn ra nơi có người Khmer và người Chăm sinh sống. Ven chợ nổi, không có cộng đồng khmer nào nhưng lại có cộng đồng Chăm, vì vậy, tham quan chợ nổi kết hợp viếng thăm làng dân tộc Chăm là một trong những hoạt động của du khách khi đến An Giang. Làng Chăm xã Đa Phước (huyện An Phú) và Châu Phong (thị xã Tân Châu) kết hợp với chợ nổi Châu Đốc,… tạo nên chương trình tham sông nước - văn hóa đặc trưng ở cụm Châu Đốc. Yếu tố hấp dẫn của làng dân tộc Chăm là kiến trúc thánh đường, trang phục, kiến trúc nhà cửa, nghề thủ công truyền thống, lối sinh hoạt của người dân,…

* Tham quan nhà thờ/đình/chùa/thiền viện/khu lưu niệm/thánh đường:

Ngoài thiền viện, khu lưu niệm, thánh đường, không có nhà thờ, đình, chùa quy mô lớn ở phụ cận chợ nổi nhưng tất cả đều có sức hấp dẫn ít nhiều đối với du khách. Các công trình nằm trong phạm vi tương tác thường xuyên với chợ nổi là nhà thờ Cái Bè (chợ nổi Cái Bè), đình Bình Thủy, chùa Ông, chùa Khosa Răngsây, chùa Nam Nhã, thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (chợ nổi Cái Răng), thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (chợ nổi Phong Điền), khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (chợ nổi Long Xuyên), thánh đường Hồi giáo Al Ehsan, Mubarak, Jamiul Azhar (chợ nổi Châu Đốc). Kiến trúc, nghệ thuật, giá trị lịch sử - văn hóa, ý nghĩa tôn giáo/tâm linh là những điểm thu hút du khách của loại hình văn hóa vật thể này.

* Tham quan vườn cò:

Nhiều nơi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cò tập trung về làm tổ, trú ngụ đông đúc nên được gọi là sân chim và vườn cò. So với sân chim, vườn cò có diện tích nhỏ hơn và thường thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình. Tham quan sân chim, vườn cò là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vườn cò Tân Long là một trong những vườn cò đã mở cửa đón khách và hàng năm thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu. Đến vườn vào mùa cò sinh sản


hoặc vào lúc cò về nghỉ ngơi, du khách sẽ có cơ hội quan sát nhiều loại cò khác nhau. Vườn cò này nằm gần chợ nổi Ngã Năm nên cả hai thường được du khách chọn làm điểm đến khi thực hiện chuyến du lịch đến thị xã Ngã Năm.

* Xem xiết khỉ, đua heo, đua chó:

Còn ít hoạt động vui chơi giải trí dân gian thú vị ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các điểm đến trong cụm chợ nổi nói riêng. Một số hoạt động giải trí thu hút được nhiều du khách đến xem là xiết khỉ, đua heo và đua chó. Các hoạt động này được tổ chức thường xuyên ở khu du lịch Mỹ Khánh, một điểm có mối quan hệ tương hỗ với chợ nổi Cái Răng và Phong Điền. Những màn trình diễn độc đáo đôi khi khôi hài tạo cho du khách cảm giác thư thái. Giải tỏa căng thẳng là kết quả đạt được của du khách sau thời gian theo dõi.

Như vậy, trong các chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn, Ngã Năm đã được khai thác trên cơ sở kết hợp với các loại hình du lịch khác.

2.2.1.5. Chính sách phát triển du lịch chợ nổi

Đến nay, đã có giải pháp về chính sách đối với việc khai thác chợ nổi Cái Bè và Cái Răng phục vụ du lịch. Đối với chợ nổi Cái Bè, Ủy ban Nhân dân huyện Cái Bè khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các sản phẩm du lịch có chất lượng cao để phục vụ du khách ở chợ nổi; tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch khai thác du lịch chợ nổi và phát triển các dịch vụ như ăn uống, vận chuyển, mua sắm; hỗ trợ các tiểu thương mua bán ở chợ nổi phương tiện đò chèo để họ mở rộng kinh doanh các sản phẩm (trái cây, quà lưu niệm) phục vụ du khách; khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch và bảo vệ môi trường chợ nổi; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch; bồi dưỡng cho nhân viên phục vụ kỹ năng về du lịch và kiến thức đảm bảo an toàn cho du khách; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch chợ nổi;… [75]. Đối với chợ nổi Cái Răng, Ủy ban Nhân dân quận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường chợ nổi; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch; bồi dưỡng cho


nhân viên phục vụ kỹ năng về du lịch và kiến thức đảm bảo an toàn cho du khách; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch chợ nổi; ưu đãi về thuê đất, thuê mặt nước, thuế, vay vốn, tiếp thị, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư;… [82].

2.2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại các chợ nổi

2.2.2.1. Khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch

Khách du lịch đến chợ nổi có thể phân thành hai loại nội địa và quốc tế. Khách quốc tế chủ yếu đến từ vùng Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Úc, Đông Nam Á. Phần lớn khách nội địa đến từ vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ. Để đến chợ nổi, từ các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, du khách sử dụng hai loại hình giao thông - đường thủy hoặc đường bộ kết hợp với đường thủy. Trong đó, đến bến tàu/cảng du lịch bằng ô tô rồi tiếp tục thuê tàu tham quan chợ nổi được thực hiện bởi phần lớn du khách.

Bảng 2.7: Lượt khách đến chợ nổi Cái Bè, Cái Răng và mối quan hệ với số lượt khách của tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ (2014-2018)


Năm

Chợ nổi Cái Bè (lượt khách)

Tỉnh Tiền Giang (lượt khách)

% lượt khách chợ nổi Cái

Bè so với tỉnh Tiền Giang

Chợ nổi Cái Răng (lượt khách)

Thành phố Cần Thơ (lượt khách)

% lượt khách chợ nổi Cái Răng so với thành phố Cần

Thơ

2014

129.019

1.426.167

9,05

237.000

1.367.726

17,33

2015

143.020

1.525.129

9,38

272.000

1.619.070

16,80

2016

149.670

1.690.062

8,86

300.000

1.726.531

17,38

2017

164.000

1.850.000

8,86

325.913

2.184.385

14,92

2018

175.030

1.986.345

8,81

375.862

2.658.740

14,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 12

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cái Bè, 2019; Trung tâm Du lịch quận Cái Răng, 2019; Phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Tiền Giang, 2019; Phòng

Nghiệp vụ du lịch thành phố Cần Thơ, 2019

Do chưa có nhiều dịch vụ, khoảng cách từ bến tàu/cảng du lịch/bến đò đến chợ nổi gần, không gian chợ nổi không lớn lắm nên khó kéo dài thời gian tham quan của


du khách. Trung bình du khách bỏ ra từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ cho việc di chuyển và tham quan chợ nổi. Đến chợ nổi, du khách thường thực hiện một số hoạt động: ngắm cảnh hai bên bờ sông, quan sát hoạt động mua bán và sinh hoạt của người dân thương hồ, ngắm và mua hàng nông sản, ăn uống, chụp ảnh. Riêng vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần (6g00-7g30), du khách được phục vụ hoặc tham gia loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử ở chợ nổi Cái Răng do nghệ nhân thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể dục Thể thao quận Cái Răng và Nhà hát Tây Đô phụ trách. Ngoài ra, vào ngày hội Du lịch văn hóa chợ nổi Cái Răng hàng năm (7-9/7), du khách có dịp tham gia, thưởng thức nhiều hoạt động, tiết mục (Phụ lục 13). Nhìn chung, các chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác trên cơ sở tận dụng những yếu tố hấp dẫn tự nhiên và văn hóa sẵn có, chưa có sự đầu tư gì đáng kể. Đến chợ nổi, du khách không thể tham gia nhiều hoạt động và ít thu được trải nghiệm thú vị.

Bảng 2.8: Doanh thu du lịch ở chợ nổi Cái Bè, Cái Răng và mối quan hệ với doanh thu du lịch của tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ (2014-2018)


Năm

Doanh thu du

lịch ở chợ nổi Cái Bè (triệu đồng)

Doanh thu du

lịch tỉnh Tiền Giang (triệu

đồng)

% doanh thu ở chợ nổi Cái

Bè so với tỉnh Tiền Giang

Doanh thu du

lịch chợ nổi Cái Răng (triệu

đồng)

Doanh thu du

lịch thành phố Cần Thơ (triệu đồng)

% doanh thu ở chợ nổi Cái Răng so với thành phố Cần

Thơ

2014

9.418

433.509

2,17

10.902

1.169.525

0,93

2015

10.440

531.650

1,96

13.048

1.747.315

0,75

2016

10.925

626.956

1,74

14.430

1.826.167

0,79

2017

11.972

786.081

1,52

21.727

2.897.900

0,75

2018

12.777

964.364

1,32

25.032

3.785.100

0,66

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cái Bè, 2019; Trung tâm Du lịch quận Cái Răng, 2019; Phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Tiền Giang, 2019; Phòng

Nghiệp vụ du lịch thành phố Cần Thơ, 2019

Hiện tại, chợ nổi là tài sản chung của toàn dân nên những đơn vị, cá nhân hội đủ điều kiện tài lực, vật lực, nhân lực và được phép kinh doanh thì có thể cung cấp


các dịch vụ ở chợ nổi để thu lợi. Vì vậy, những khoản thu từ du lịch cũng chỉ đổ dồn về các đối tượng này. Đã có du khách đến chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn và Ngã Năm nên cung cấp những khoản thu với mức độ nhiều ít khác nhau. Những đối tượng cung cấp dịch vụ ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng có nhiều khoản thu nhất, trong khi đó, những đối tượng cung cấp dịch vụ ở các chợ nổi còn lại có mức thu không đáng kể.

Doanh nghiệp, người dân ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng nhận được những khoản thu từ sự chi tiêu của du khách đối với các dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn, ăn uống, mua sắm. Doanh nghiệp, người dân ở các chợ nổi còn lại chủ yếu có thu từ hoạt động đi lại và ăn uống nhỏ lẻ của du khách.

2.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Các loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện hữu ở chợ nổi gồm phương tiện vận chuyển tham quan, cơ sở ăn uống và mua sắm. Hiện tại, chợ nổi Cái Bè và Cái Răng có đội thuyền du lịch đông đảo. Thuyền ở hai chợ nổi này có tải trọng lớn, được thiết kế và trang trí khá bắt mắt, đủ khả năng phục vụ khách đoàn và khách lẻ.

Bảng 2.9: Số lượng tàu, ghe phục vụ du khách ở chợ nổi


Bến tàu/cảng du

lịch, bến đò chợ nổi

Số lượng tàu, ghe (chiếc)

Sức chứa trung bình (khách)

Có thể chuyên chở cùng lúc (khách)

Cái Bè

120 tàu

13

1.560

Cái Răng

138 tàu, 14 ghe

16, 6

2.144, 84

Long Xuyên

4 ghe

10

40

Châu Đốc

3 ghe

10

30

Ngã Năm

17 ghe

5

85

Nguồn: Quan sát và tham vấn nhân viên quản lý bến tàu của tác giả, 2018

Ngoài hai đội thuyền trên, đôi khi cũng thấy xuất hiện một số thuyền du lịch đến chợ nổi Phong Điền, Châu Đốc và Ba Ngàn. Để đáp ứng nhu cầu của khách lẻ, trên chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên, Châu Đốc và Ngã Năm còn có những đội ghe. So với tàu, ghe có những hạn chế hơn về tải trọng, sự an toàn và tính thẩm mỹ nhưng bù lại khi thực hiện chuyến tham quan chợ nổi bằng ghe, du khách không


cảm thấy đông đúc, giảm chi trả đối với phương tiện vận chuyển (trường hợp số người trong đoàn ít), có được sự riêng tư và thỏa mãn sở thích hoài cổ. Dù thuộc loại hình phương tiện vận chuyển nào, tất cả đều cùng đáp ứng nhu cầu di chuyển và tham quan của du khách. Nhờ đó, không có tình trạng quá tải khách xảy ra và mang lại cho du khách những trải nghiệm khác nhau.

Hiện tại, số cơ sở ăn uống và mua sắm trên chợ nổi rất ít. Ở chợ nổi Cái Răng có 1 du thuyền phục vụ ăn uống và mua sắm, 3 bè nổi phục vụ ăn uống, 1 bè nổi bán trái cây, 1 quán phục vụ ăn uống. Trong khi đó, chỉ có 1 tàu phục vụ ăn uống trên chợ nổi Cái Bè. Các chợ nổi còn lại chưa có những cơ sở này. Bên cạnh đó, trên các chợ nổi có du khách đến tham quan đều có một vài ghe nhỏ bán thức ăn và đồ uống, chủ yếu phục vụ nhu cầu khách đi lẻ. Dù số lượng không nhiều nhưng các cơ sở vật chất này đã và đang góp phần quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu, kéo dài thời gian tham quan và kích thích sự chi tiêu của du khách. Cơ sở ăn uống và mua sắm trên chợ nổi chưa đa dạng và phong phú cho thấy cầu của du khách đối với các loại hình dịch vụ này chưa nhiều.

2.2.2.3. Nhân viên phục vụ du lịch

Đối với nghiên cứu này, nhân viên phục vụ du lịch bao gồm những người hiện đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch chợ nổi hoặc có mối quan hệ mật thiết với hoạt động khai thác du lịch ở chợ nổi và có độ tuổi từ 15 trở lên. Nhân viên phục vụ có liên quan mật thiết với hoạt động du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hướng dẫn viên, nhân viên lái tàu/ghe, nhân viên bán tour, nhân viên phục vụ ăn uống và mua sắm. Cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang có nhu cầu việc làm rất lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp/nhà tuyển dụng lao động lại phản ứng nhanh nhạy với diễn biến của thị trường. Do đó, với tổng lượng cầu du lịch chợ nổi như hiện nay, không thiếu lao động để đáp ứng những chuyến đi của du khách.

Điểm mạnh của nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nhanh chóng trong thực hiện các dịch vụ, nhiệt tình giúp đỡ du khách, thân thiện và mến khách, chuyên nghiệp trong điều khiển phương tiện tham quan, phục vụ du khách một cách hòa nhã. Tuy nhiên, do trình độ học vấn, chuyên môn và nghiệp vụ thấp nên đội ngũ nhân viên còn hạn chế về kiến thức điểm đến, tâm lý du


khách và nghệ thuật giao tiếp, năng lực thuyết minh, kỹ năng quản lý cảm xúc, năng lực ngoại ngữ, văn hóa ứng xử,…

Theo Tổng cục Du lịch [68], hạn chế lớn nhất của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long là chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp (gần 50% lao động đã trải qua các khóa đào tạo khác nhau nhưng phần lớn chỉ được đào tạo ở loại hình cấp tốc, số lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 8%, số lao động đã qua đào tạo cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm 14%, số lao động đã qua đào tạo chuyên ngành khác chuyển sang du lịch trên 27%, số lao động chưa qua bất kỳ hình thức đào tạo nào chiếm gần 51% trong tổng số lao động của cả vùng). Nhân viên phục vụ du lịch chợ nổi thuộc nguồn lao động du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên hiển nhiên có chất lượng còn thấp.

2.2.2.4. Sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch

Phần này, người dân địa phương được hiểu là những người đang sinh sống trên đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh có chợ nổi và người dân thương hồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham gia mua bán ở chợ nổi. Hiện tại, người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ở chợ nổi và phân bố như sau (Bảng 2.10):

Bảng 2.10: Sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch chợ nổi


Sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch

Chợ nổi

Chuyên chở khách tham quan

Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn, Ngã Năm

Phục vụ nhu cầu ăn uống

Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn, Ngã Năm

Bán hàng nông sản cho du khách

Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn, Ngã Năm

Hướng dẫn khách tham quan

Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Châu Đốc

Bán hàng lưu niệm

Cái Bè và Cái Răng

Đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch

Cái Bè và Cái Răng

Thành lập và vận hành công ty du lịch

Cái Bè

Nguồn: Tác giả, 2019

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí