Môi Trường Sông Nước Và Cảnh Quan Ở Điểm Du Lịch


Như vậy, người dân địa phương đã tham gia vào hoạt động chuyên chở du khách, cung ứng dịch vụ tham quan, ăn uống và mua sắm cho du khách, đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn và khai thác chợ nổi phục vụ du lịch, thành lập và vận hành công ty du lịch. Các hoạt động này chủ yếu thuộc loại tham gia cung cấp thông tin, khen thưởng vật chất và nằm ở nấc thang thấp trong thang bậc về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch (Xem các loại hình tham gia của cộng đồng trong du lịch của Pretty (1995) được trích dẫn bởi Aref [88]). Vì vậy, cộng đồng chưa thể đưa ra những quyết định của mình trong quá trình phát triển du lịch, và vì vậy, họ ít có được những lợi ích từ du lịch.

Do số lượng du khách đến chợ nổi cùng sự quan tâm của địa phương đối với du lịch chợ nổi khác nhau nên mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cũng có sự khác biệt. Nhìn chung, người dân địa phương ở chợ nổi Cái Răng và Cái Bè tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch trên phương diện số lượng và các công việc tham gia. Mặc dù người dân địa phương đã có sự tham gia trong du lịch nhưng những lợi ích từ du lịch chợ nổi chủ yếu đổ dồn về công ty du lịch và những đơn vị cung ứng phương tiện vận chuyển khách. Timothy [122] cho rằng, du lịch được công nhận là phương tiện tạo việc làm, thu nhập và ngoại tệ quốc gia, vùng nhưng lợi ích nó mang lại cho người dân địa phương thì không đáng kể.

2.2.2.5. Trật tự và an toàn trong du lịch

An ninh trật tự và an toàn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động khai thác du lịch của mọi điểm đến vì nó tạo tâm lý thoải mái và hào hứng cho du khách trong quá trình thực hiện chuyến đi. Một điểm đến được coi là an ninh trật tự và an toàn khi không có tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo, thách giá, trộm cắp, lừa gạt, tai nạn giao thông xảy ra.

Trong các điểm đến du lịch chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng ăn xin đôi lúc còn diễn ra ở cảng du lịch Ninh Kiều - nơi nhiều du khách thuê phương tiện tham quan chợ nổi Cái Răng. Trước đây, tình trạng bán hàng rong vẫn thường xuất hiện ở bến tàu du lịch Cái Bè và cảng du lịch Ninh Kiều nhưng hiện tại, vấn đề này đã được chấn chỉnh. Chèo kéo du khách thuê phương tiện tham quan là hiện


tượng phổ biến ở cảng du lịch Ninh Kiều và thỉnh thoảng ở bến tàu du lịch Cái Bè; bến phà Ô Môi (nơi tham quan chợ nổi Long Xuyên), bến đò Ngã Năm cũng xảy ra tình trạng này. Thách giá là xu thế chung của những người kinh doanh dịch vụ ở chợ nổi. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch cho rằng, khoảng 2 năm trở lại đây, không có tình trạng trộm cắp, lừa gạt và tai nạn giao thông xảy ra ở chợ nổi, gây ảnh hưởng xấu đến tài sản và tính mạng của du khách. Nhìn chung, tình hình trật tự và an toàn trong du lịch chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long khá tốt. Ngoại trừ tình trạng ăn xin, chèo kéo và thách giá cần phải được cải thiện, các phương diện còn lại nên tiếp tục duy trì.

2.2.2.6. Môi trường sông nước và cảnh quan ở điểm du lịch

Chợ nổi là một không gian tự nhiên - nhân văn, gắn kết hai yếu tố cơ bản sông nước - con người và tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa con người với sông nước, con người với con người. Vì lẽ đó, hành vi xả rác thiếu ý thức của con người sẽ gây tác động xấu đối với môi trường sông nước. Người dân thương hồ, cư dân địa phương chỉ nhìn thấy giá trị sử dụng trước mắt của sông nước “kho chứa chất thải”, mà không thấy khả năng cung cấp không gian sinh sống, tài nguyên cho con người và giá trị thẩm mỹ của nó nên họ thản nhiên cho rác xuống sông. Ở các chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã Năm, luôn có sự hiện diện của nhiều loại rác hữu cơ và vô cơ. Theo Đỗ Văn Xê và cộng sự [85], trung bình mỗi chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long mỗi ngày thải từ 6,41 đến 12,25 tấn, mỗi năm thải từ 2.309 đến 4.411 tấn rác xuống sông. Ngoài người dân thương hồ và cư dân địa phương, du khách cũng tham gia vào hoạt động xả thải ở một số chợ nổi có hoạt động du lịch sôi động (Cái Bè và Cái Răng). Sự phổ biến các loại rác thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường sông nước, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người mà còn làm mất vẻ mỹ quan nơi mua bán và giảm sự hài lòng của du khách. Một khi sông nước trở thành nơi chứa chất thải nó sẽ không thích hợp cho hoạt động sống, sinh hoạt, mua bán và giải trí bởi không ai muốn đến những nơi đó. Kết quả khảo sát 400 du khách nội địa và quốc tế cho thấy, phần lớn du khách cho rằng sông nước chợ nổi Cái Bè và Cái Răng khá ô nhiễm (Hình 2.4). Có đủ bằng chứng để khẳng định chất lượng


nước sông ở chợ nổi có liên quan đến mức độ hài lòng của du khách. Ở mức chắc chắn 99%, nước sông ở chợ nổi càng sạch sẽ, mức độ hài lòng của du khách đối với chuyến tham quan chợ nổi càng cao (p < 0,01, r = 0,20).



13.2


42.5

1.2

0.5

4


9.5


29


Rất sạch sẽ Sạch sẽ

Tương đối sạch sẽ Bình thường Tương đối ô nhiễm Ô nhiễm

Rất ô nhiễm


Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá của du khách đối với chất lượng sông nước ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng (%)

Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của tác giả 2016-2017, n = 400

Không chỉ rác thải trên sông, cảnh quan ở một hoặc hai bên bờ sông nơi chợ nổi tọa lạc (Cái Bè, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm) không đảm bảo tiêu chuẩn cho hoạt động khai thác du lịch. Những ngôi nhà lụp xụp, những chiếc bè cũ kỹ, bãi bùn và lùm cây, khu dân cư đầy rác rưỡi,… thật sự là rào cản đối với việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch.

2.2.2.7. Giá cả dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch ở chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm tham quan, ăn uống và mua sắm. Dịch vụ tham quan có ở chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ba Ngàn và Ngã Năm. Dịch vụ ăn uống cũng hiện diện ở các chợ nổi trên. Dịch vụ mua sắm chỉ có ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng. Giá cả các dịch vụ trên tương đối đắt so với những gì du khách nhận được và điều này xuất phát từ một số nguyên do. Thứ nhất, các nhà cung ứng dịch vụ quan niệm rằng du khách là tầng lớp có nhiều tiền và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ với mức giá cao


hơn bình thường. Thứ hai, nhiều người kinh doanh nghĩ, du khách chỉ đến chợ nổi một lần nên dịch vụ được bán với giá càng cao càng tốt. Thứ ba, du lịch chợ nổi có tính mùa vụ cao nên doanh nghiệp, tiểu thương có xu hướng nâng giá để bù vào chi phí cố định và biến đổi. Hơn nữa, giá cả nhiều loại dịch vụ chưa được niêm yết dẫn đến tình trạng giá nào cũng bán được. Giá cả dịch vụ tương đối cao so với chất lượng chứa đựng mầm mống của sự thiếu bền vững trong khai thác du lịch chợ nổi bởi giá dịch vụ cao thì nhu cầu thấp và ngược lại.

2.2.2.8. Công tác quản lý và đầu tư của nhà nước đối với du lịch

Về nguyên tắc, hoạt động khai thác du lịch chợ nổi được quản lý trực tiếp bởi Ủy ban Nhân dân với sự tham mưu của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh nơi chợ nổi thuộc quyền quản lý. Tuy nhiên, với chức năng quản lý chung về hoạt động du lịch trên địa bàn, hơn nữa, số lượt khách du lịch đến nhiều chợ nổi chưa lớn, nên hoạt động du lịch ở chợ nổi chưa nhận được sự quan tâm, quản lý đúng mức của Ủy ban Nhân dân và Phòng Văn hóa - Thông tin.

Hiện tại, hoạt động du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng đã được quản lý, trong khi công tác quản lý hoạt động du lịch ở các chợ nổi còn lại đang bị bỏ ngõ. Những hoạt động quản lý du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng bao gồm quy hoạch không gian điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch, tiến hành quảng bá hình ảnh điểm đến, thống kê số lượt khách và doanh thu du lịch, đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch, quản lý phương tiện vận chuyển du khách, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho khách du lịch, tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường, thực hiện nhiều biện pháp nâng cao nhận thức của người dân về du lịch,…

Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng, các địa phương trong vùng đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đồng bộ đến cấp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác chợ nổi phục vụ du lịch và thu hút sự đầu tư. Để khai thác du lịch đường sông nói chung, du lịch chợ nổi nói riêng, tỉnh Tiền Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đã đầu tư xây dựng bãi đỗ xe và bến tàu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho


du khách đến tham quan chợ nổi và các điểm đến phụ cận. Sự đầu tư về xây dựng đề án phát huy chợ nổi, quảng bá du lịch, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên phục vụ du lịch, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của người dân, chuyên gia về việc khai thác du lịch chợ nổi,… đã được thực hiện đối với chợ nổi Cái Bè và Cái Răng.

2.2.3. Nghiên cứu điển hình về hiện trạng khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng

2.2.3.1. Khái quát mẫu nghiên cứu ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng

Nghiên cứu trường hợp này được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với 400 du khách nội địa và quốc tế vừa kết thúc chuyến du lịch ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng. Xét theo địa bàn nghiên cứu, 194 và 206 du khách được phỏng vấn ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng, lần lượt. Xét theo thành phần khách, mẫu nghiên cứu gồm 300 du khách nội địa và 100 du khách quốc tế (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Mẫu nghiên cứu phân theo địa bàn và thành phần khách



Chợ nổi

Khách du lịch


Tổng

Nội địa

Quốc tế

Cái Bè

125

69

194

Cái Răng

175

31

206

Tổng

300

100

400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 13

Nguồn: Tác giả, 2017

Mẫu nghiên cứu gồm 189 nam và 190 nữ chiếm tỷ lệ 47,2% và 47,5%, lần lượt. 21 du khách còn lại, chiếm tỷ lệ 5,2% không cung cấp thông tin giới tính. Tỷ lệ nam và nữ của mẫu nghiên cứu gần như nhau đảm bảo tính đại diện quan điểm của từng giới. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu thấp nhất là 18 và cao nhất là 67, tuổi trung bình là 28,38 (Phụ lục 14). Với độ tuổi này, du khách không những có sự hiểu biết về vấn đề nghiên cứu mà còn cung cấp thông tin với trạng thái sức khỏe thể chất và tinh thần bình thường.

Trình độ học vấn/chuyên môn của mẫu nghiên cứu đa dạng. Nhóm đối tượng có trình độ chuyên môn trên trung học phổ thông 225 người, chiếm tỷ lệ 56,2%. 99 người có trình độ học vấn trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 24,8%. Du khách có trình


độ học vấn dưới trung học phổ thông là 7 người, chiếm tỷ lệ 1,7%. 69 đáp viên còn lại, chiếm tỷ lệ 17,2% không cung cấp thông tin về trình độ học vấn/chuyên môn (Phụ lục 14). Cơ cấu trình độ học vấn/chuyên môn của mẫu nghiên cứu phản ánh mối quan hệ thuận giữa số năm đi học và nhu cầu du lịch. Theo Goeldner và Ritchie [100], những người có trình độ giáo dục cao đẳng thực hiện nhiều chuyến du lịch hơn những người có trình độ giáo dục phổ thông, những người có trình độ giáo dục phổ thông thực hiện nhiều chuyến du lịch hơn những người có trình độ giáo dục thấp hơn. Mẫu nghiên cứu phần lớn là những du khách đến từ khu vực đô thị với 249 người, chiếm tỷ lệ 62,2%. Số du khách đến từ khu vực nông thôn là 103 người chiếm tỷ lệ 25,8%. 48 du khách còn lại, chiếm tỷ lệ 12%, không cung cấp thông tin về loại hình cư trú (Phụ lục 14). Từ số liệu có thể nhận định rằng cư dân đô thị có nhu cầu du lịch cao hơn cư dân nông thôn. Goeldner và Ritchie [100] cho rằng, những người sống ở trung tâm đô thị có khuynh hướng đi du lịch nhiều hơn những người sống ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, chợ nổi có khả năng thu hút cư dân đô

thị nhiều hơn cư dân nông thôn.

Du khách nội địa của mẫu nghiên cứu chủ yếu đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 152 khách, chiếm tỷ lệ 38%. 116 khách, chiếm tỷ lệ 29%, đến từ Đông Nam Bộ. Số du khách đến từ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 32, chiếm tỷ lệ 8%. Khách quốc tế của mẫu nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia theo thứ tự giảm dần là Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Israel, Philippines, Nga, Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Ý, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.

2.2.3.2. Hoạt động du lịch của du khách ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng

Thông tin du lịch đóng vai trò quan trọng trong quảng bá hình ảnh điểm đến và nó được chuyển tải đến khách hàng qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Đối với chợ nổi Cái Bè và Cái Răng, những kênh thông tin như người thân/bạn bè, Internet, công ty du lịch, tivi, ấn phấm hướng dẫn du lịch, báo và tạp chí,… cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng và tác động mạnh mẽ đến hành vi lựa chọn điểm đến của họ. Phần lớn du khách biết đến chợ nổi Cái Bè và Cái Răng nhờ vào


người thân/bạn bè (55,8%) và điều này được lý giải bởi: sau mỗi chuyến đi, du khách có xu hướng kể lại những trải nghiệm của mình trong cuộc hành trình; so với những kênh quảng bá khác, người thân/bạn bè thường cung cấp những thông tin về điểm đến khách quan và tin cậy hơn. Một tỷ lệ rất đáng kể du khách biết đến du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng nhờ vào Internet (43,2%). Theo Weaver và Lawton [128], Internet là phương tiện truyền thông chủ đạo trong du lịch, vượt qua tivi, báo và tạp chí. So với người thân/bạn bè và Internet, công ty du lịch đóng vai trò thứ yếu hơn trong việc quảng bá thông tin, hình ảnh điểm đến Cái Bè và Cái Răng (25,8%). Tuy nhiên, so với các phương tiện truyền thông khác (tivi, ấn phẩm hướng dẫn du lịch, báo/tạp chí, radio,…), công ty du lịch lại có sức ảnh hưởng mạnh hơn trong việc kết nối du khách với điểm đến. Các phương tiện truyền thông như tivi (18,5%), ấn phẩm hướng dẫn du lịch (12,5%), báo và tạp chí (11,2%), kênh thông tin khác (3%), radio (1,8%) cũng là những nguồn cung cấp thông tin về Cái Bè và Cái Răng cho du khách nhưng vai trò khá mờ nhạt (Phụ lục 15).

Trước khi viếng thăm điểm đến, mỗi du khách đều có những mục đích nhất định. Đối với chợ nổi Cái Bè và Cái Răng, sự mát mẻ và trong lành của bầu không khí trên sông là yếu tố thu hút du khách hàng đầu (58,2%). Hai chợ nổi này tọa lạc trên một đoạn sông khá rộng, phụ cận chợ nổi lại có những vườn cây ăn trái, làm cho bầu không khí ở chợ trở nên trong lành và mát mẻ. Để tham quan chợ nổi, du khách phải dùng thuyền trong việc đi lại. Di chuyển, tham quan trên sông vào buổi sáng tạo cho du khách cảm giác thoải mái, dễ chịu và đây là lực hút đối với nhiều du khách. Ba yếu tố hoạt động mua bán (54%), đời sống và sinh hoạt trên sông của người dân thương hồ (44%) cũng thôi thúc nhiều du khách đến khám phá. Ngoài mục đích tận hưởng bầu không khí lành mạnh, trực tiếp tiếp xúc người dân và hiểu hơn về hoạt động tận dụng, thích ứng đối với môi trường sông nước của họ, không ít du khách đến chợ nổi còn vì nhu cầu mua trái cây (24,8%). Số người đến chợ nổi vì các mục đích khác chiếm tỷ lệ nhỏ (7,5%) (Phụ lục 15). Như vậy, thiên nhiên, hoạt động thương mại, đời sống văn hóa của người dân là những yếu tố hấp dẫn nổi bật ở chợ nổi Cái Bè và Cái Răng.


Tham quan cảnh quan là hoạt động của rất nhiều du khách khi đến chợ nổi Cái Bè và Cái Răng (86%). Các hoạt động nghiên cứu/tìm hiểu hình thức mua bán (52,2%), đời sống và sinh hoạt trên sông của người dân (41,8%), mua và thưởng thức trái cây (38,2%), mua và thưởng thức thức ăn/thức uống (36%) cũng được nhiều du khách thực hiện. Trong khi đó, các hoạt động khác chỉ được thực hiện bởi một số ít du khách (4,5%) (Phụ lục 15). Chính nhu cầu nâng cao sự hiểu biết và đạt được những trải nghiệm đã thúc đẩy du khách thực hiện những hoạt động khám phá ở điểm đến. Thời gian du khách bỏ ra cho việc viếng thăm chợ nổi Cái Bè khoảng 35 phút và chợ nổi Cái Răng khoảng 2 giờ đồng hồ.

2.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng

Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng gồm 7 thang đo (tiêu chí) độc lập và 32 biến quan sát. Ngoài 7 thang đo độc lập, mô hình còn có 1 thang đo phụ thuộc gồm 3 biến (Phụ lục 16). Sau khi đánh giá độ tin cậy, các thang đo lường ở mức tốt và các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 17).

Dữ liệu thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá (Phụ lục 18). Phương pháp phân tích, việc xác định số lượng nhân tố rút trích, phép quay nhân tố, biến có hệ số tải đạt yêu cầu và việc xác định số biến trong từng nhân tố được thể hiện trong Phụ lục 18. Bảng ma trận nhân tố xoay (Phụ lục 18) cho thấy, có 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch chợ nổi Cái Bè và Cái Răng.

Nhân tố 1 (F1) có thể được đặt tên là “hệ thống giao thông phục vụ du lịch”. Nhân tố này gồm các biến: sự rộng rãi của đường sá đến bến tàu du lịch, chất lượng mặt đường đến bến tàu du lịch, sự rộng rãi và sạch sẽ của bãi đỗ xe, sự rộng rãi và sạch sẽ của bến tàu du lịch.

Nhân tố 2 (F2) có thể được đặt tên là “nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển tham quan”. Nhân tố này gồm các biến: tính chuyên nghiệp của nhân viên trong điều khiển tàu du lịch, sự thân thiện của nhân viên đối với du khách, sự sẵn

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí