Sản lượng tiêu thụ tăng nhanh trong giai đoạn từ 2015 – 2019. Trong đó, xoài, nhãn, chanh leo, chuối và mận hậu đều có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng tiêu thụ trong nước rất cao, đạt từ 21%/năm với chuối, 26%/năm (nhãn), 30%/năm (mận hậu) đến 49%/năm (xoài) và tới 179%/năm (chanh leo). So với năm 2015, sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước của một số loại quả chủ yếu của Tỉnh tăng từ 2 đến gần 5 lần. Chỉ có mặt hàng chè khô tăng chậm, đạt tốc độ 2%/năm và mặt hàng cà phê thậm chí giảm bình quân tới 40%/năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2018.
- Tiêu thụ nông sản chủ lực của Sơn La tại thị trường nước ngoài
Tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Tỉnh tăng từ 6,2 triệu USD năm 2015 lên ước đạt 142,1 triệu USD năm 2019. Tính trung bình giai đoạn 2015
– 2019, giá trị sản phẩm cây ăn quả tham gia xuất khẩu đạt 10,15 triệu USD/năm. Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu trong tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tăng mạnh từ 14,4% năm 2016 lên tới 94,6% năm 2019.
Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019
Năm Chỉ tiêu | ĐVT | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1 | Giá trị hàng hóa tham gia XK | Triệu USD | 87,7 | 46,5 | 66,4 | 115,9 | 150 |
2 | Giá trị hàng hóa nông sản tham gia XK | Triệu USD | 8 | 8,9 | 65,8 | 113,5 | 140,1 |
3 | Tỷ trọng giá trị nông sản so với giá trị hàng hóa tham gia XK | % | 9,12 | 19,1 | 99 | 98 | 93,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Triển Khai Thực Hiện Chính Sách
- Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Cho Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015- 2019
- Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Chính Sách Hỗ Trợ Tiếp Cận Và Phát Triển Thị Trường
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn Từ Nay Đến
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Công Thương Sơn La
Trong đó, sản phẩm quả tươi tham gia xuất khẩu giai đoạn 2015 -2019 đã có bước tăng trưởng mạnh cả về giá trị, chủng loại và thị trường xuất khẩu. Năm 2015, 2016, 2017 mặt hàng quả tươi của Tỉnh chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc với sản phẩm là quả mận hậu, mơ với số
lượng ít, giá trị dưới 100.000 USD. Đến năm 2018, Tỉnh đã xuất khẩu được tổng cộng 17.500 tấn quả các loại. Năm 2019, Tỉnh đã có các sản phẩm cây ăn quả tham gia xuất khẩu gồm Xoài, nhãn, chanh leo, chuối, mận hậu, thanh long…với số lượng đạt trên 20.570 tấn, xuất sang thị trường 12 quốc gia, khu vực trên thế giới (tăng 23,4% so với năm 2018).
Bên cạnh đó, Tỉnh còn có các sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu, năm 2019 ước đạt trên 118.513 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu đạt 150 triệu USD gồm: chè, cà phê, tinh bột sắn, đường, tơ tằm sang các thị trường lớn như Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước EU.
Thị trường xuất khẩu nông sản của Tỉnh ngày càng được mở rộng. Bên cạnh thị trường Trung Quốc, sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La đã xuất khẩu được sang một số thị trường khá khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE, Australia, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Đức,... Ngày càng nhiều các sản phẩm nông sản của Sơn La được chào hàng và xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. Năm 2017, Tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH Agricare triển khai đưa 05 tấn xoài, 2,6 tấn nhãn chiếu xạ đi chào hàng tại thị trưưng Úc; phối hợp với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T&T đưa 0,5 tấn nhãn đi chiếu xạ và chào hàng tại thị trưưng Hoa Kỳ; thông qua Công ty AIC, Cục Xúc tiến thương mại… gửi các mẫu sản phẩm Chè, cà phê và mật ong đi quảng bá, giới thiệu tại thị trưưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi; Công ty CP NaFoods Tây Bắc xuất 02 tấn chanh leo xuất sang Pháp, đến nay các sản phẩm này đã xuất khẩu sang được các thị trường nói trên. Trong năm 2019 và 2020, tiếp tục có thêm một số sản phẩm nông sản chủ lực của Sơn La được xuất khẩu đi các nước với số lượng lớn.
2.2. Thực trạng chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2019
2.2.1. Quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước và UBND tỉnh Sơn La về xúc tiến thương mại với một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh
Để đạt được các kết quả như trên, trong giai đoạn 2015-2019 và 2020, chính sách xúc tiến thương mại về tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, trước hết, các chính sách đã bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và UBND tỉnh Sơn La trong việc định hướng xúc tiến thương mại với một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán trong XTTM nói chung và XTTM đối với sản phẩm chủ lực nói riêng, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực, tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động XTTM, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình thương hiệu quốc gia. Sau những năm triển khai thực hiện, hai chương trình đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, thông qua thương hiệu sản phẩm góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia và nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế8.
Trên cơ sở đó, từ năm 2015 đến nay, Sơn La đã có nhiều chính sách quản lý và hỗ trợ các chủ thể có điều kiện tốt nhất để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều sản phẩm khác nhau. Đối với mặt hàng chủ lực là nông sản, tỉnh Sơn La đã ban hành các nghị quyết về chính sách khuyến khích
8- Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010;
- Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây
dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng vật nuôi, thủy sản và chế biến tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2017 - 2021, Nghị quyết số 76/2018/NQ- HĐND ngày 04/4/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021. Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La... trong đó có quy định hỗ trợ về hoạt động xúc tiến thương mại nhằm để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại qua đó hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh Sơn La đã ban hành: Kế hoạch về xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông an toàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, Kế hoạch tiêu thụ và xuất khẩu cho từng mặt hàng chủ lực cụ thể như mận, xoài, nhãn…Các kế hoạch này là cơ sở để các ngành, các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản tại các thị trường. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, những sản phẩm chủ lực của địa phương nhằm tạo cơ hội xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ trong nước và toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, nhiều cơ chế chính sách mới về XTTM với sản phẩm chủ lực của Tỉnh đã được ban hành. Các hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung Quốc và một số quốc gia khác được đẩy mạnh. Thông qua những hoạt động trên, một sản lượng lớn nông sản đã được tiêu thụ và giúp thương hiệu nông sản của Sơn La được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn.
2.2.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động XTTM
Tài chính là nguồn lực rất quan trọng trong việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, ảnh hưởng đến quy mô và việc lựa chọn chính sách xúc tiến phù hợp với sản phẩm, tiềm lực của từng địa phương.
Vận dụng quy định của Chính phủ và Bộ ngành liên quan9, tỉnh Sơn La, đã ban hành và thực thi một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động XTTM trên địa bàn.
- Nhóm chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hoạt động XTTM:
Áp dụng quy định của Nhà nước, theo văn bản mới nhất là Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 26/02/2019 đã sửa đổi mức hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng đối với các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
Mức hỗ trợ 100% cũng áp dụng đối với các nội dung Chương trình xúctiến thương mại miền núi, biên giới, hải đảo và một số nội dung “Chươngtrình xúc tiến thương mại thị trường trong nước” .
Mức hỗ trợ 70% áp dụng cho tổ chức các hoạt động bán hàng: thực hiện
các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu công nghiệp, khu đô thịthông qua các doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tácxã cung ứng dịch vụ trên địa bàn theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt.
Mức hỗ trợ 50% áp dụng cho các nội dung: Tổ chức các hội chợ, triểnlãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ phát triểnnông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam
9như Thông tư số 171/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/2/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010.
đến người tiêu dùng theo quy mô thích hợp cho từng địa phương; Hỗ trợ côngtác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại; Tổ chức các sựkiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp: tháng khuyến mại,tuần “hàng Việt Nam”, chương trình “hàng Việt” chương trình giới thiệu sảnphẩm mới, bình chọn sản phẩm Việt Nam được yêu thích nhất theo tháng,
quý, năm theo các đề án được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí cho người của đơn vị chủ trì đi theo đoànthực hiện công tác tổ chức đối với hoạt động tổ chức, tổ chức tham gia hộichợ triển lãm thương mại tại nước ngoài và tổ chức đoàn khảo sát thị trường,giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài. Hỗ trợ công tác phí cho 1
người của đơn vị chủ trì đi theo đoàn thực hiện công tác tổ chức đối với đoàn
có dưới 8 doanh nghiệp, hỗ trợ 2 người cho đoàn có từ 8-15 doanh nghiệp, hỗtrợ 3 người cho đoàn có từ 16-30 doanh nghiệp, 4 người cho đoàn có từ 31-50doanh nghiệp và 5 người cho đoàn từ 51 doanh nghiệp trở lên
Hàng năm, tỉnh Sơn La ban hành: Kế hoạch về xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông an toàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh… Trong đó, quy định về hỗ trợ tài chính cho XTTM cụ thể.
Như vậy, căn cứ quy định của cả nước và áp dụng cho trường hợp của Tỉnh, có thể thấy, chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động XTTM trong thời gian qua là khá rõ ràng, cụ thể và nhiều ưu đãi đối với tỉnh miền núi như Sơn La.
- Nhóm chính sách về hỗ trợ phát triển nông sản, trong đó có quy định về hỗ trợ tài chính liên quan đến XTTM.
Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng vật nuôi, thủy sản và
chế biến tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2017 – 2021.
Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021.
Nguồn kinh phí hỗ trợ :(1) Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ: Sản xuất nông sản xuất khẩu; dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn các xã khu vực III của tỉnh Sơn La; hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng mã số, mã vạch; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm.
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý.
Trường hợp nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Đối với nội dung hỗ trợ giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dung theo các chính sách hiện hành (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015
- 2020).
Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo nghị quyết, các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La được hỗ trợ lãi suất. Cụ thể: Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp mức chênh lệch lãi suất vay cho doanh nghiệp qua Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa doanh nghiệp với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký. Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án. Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Chính sách hỗ trợ hợp tác xã đầu tư và nông nghiệp nông thôn.
Các chính sách này đều có hỗ trợ cho xây dựng, phát triển các sản phẩm đạt chất lượng để cung ứng ra thị trường, hỗ trợ việc tham gia hội chợ, tổ chức tuần hàng, tổ chức đoàn công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường, hội nghị kết nối giao thương... Đây là cơ sở để các ngành, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã huy động các nguồn tài chính để thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa.
Theo Báo cáo đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2015-2020 thì tổng vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2015-2020 ước đạt 25.691,3 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn NSNN hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình: 3.169,6 tỷ đồng, cụ
thể: