Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Của Mô Hình Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Việt Nam

Sau khi tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn nhưng các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng của mình những dịch vụ tiện ích nhất, nhằm mục đích gây dựng sự thỏa mãn và niềm tin nơi khách hàng. Ngoài ra, để gây dựng hình ảnh của mình, các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cũng đầu tư không nhỏ vào các hoạt động xúc tiến thương mại. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.

3. Hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

3.1. Khuyến mại

Trong thời gian gần đây, để thu hút khách hàng vào lựa chọn và mua hàng hóa, các chuỗi cửa hàng tiện lợi liên tiếp có những đợt khuyến mại đối với hàng hóa bày bán trong cửa hàng. Các hình thức khuyến mại cũng ngày càng phong phú, đa dạng.

Có những đợt khuyến mại lớn do các nhà cung cấp tiến hành nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm như: mua 2 hoặc 3 sản phẩm của nhà sản xuất sẽ được tặng thêm 1 sản phẩm cùng loại, hoặc mua 1 sản phẩm có khối lượng 600g nhưng chỉ phải trả tiền 500g… Hình thức khuyến mại này được áp dụng phổ biến đối với hàng công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa…

Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi cũng áp dụng các hình thức khuyến mại khác để nâng cao mức tiêu thụ hàng hóa trong cửa hàng như tặng quà, quay thưởng, giảm giá…

Mặt khác, các cửa hàng tiện lợi và nhà sản xuất cũng tổ chức các đợt khuyến mại theo chủ đề các ngày lễ tết như: nhân dịp năm mới, ngày lễ tình yêu 14/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc tế thiếu nhi

1/6, trung thu, quốc khánh 2/9, giải phóng thủ đô 10/10, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…

Nhìn chung, hoạt động khuyến mại ngày càng trở nên sôi động hơn do nhà sản xuất luôn muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình; còn các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi luôn muốn bán được nhiều hàng hóa, với doanh số và lợi nhuận ngày càng cao. Trong tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng khốc liệt thì hoạt động khuyến mại lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Thật vậy, 73% số người được hỏi tỏ ra rất quan tâm đến các chương trình khuyến mại trong các cửa hàng tiện lợi (xem phụ lục 01, 02).

3.2. Quảng cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

So với các cửa hàng tiện lợi trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan…) và trên thế giới, các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động quảng cáo. Do đó, chỉ có 21 % khách hàng có tiếp cận với những quảng cáo về cửa hàng tiện lợi (xem phụ lục 01, 02).

Các hình thức quảng cáo hiện nay các cửa hàng tiện lợi đang áp dụng bao gồm:

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 11

- Xuất hiện trên các trang báo, tạp chí lớn giới thiệu về hệ thống cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh… nhưng tần suất không nhiều.

- Các cửa hàng tiện lợi cũng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ tiện ích trên các báo như: báo Phụ Nữ, báo Thanh Niên…‌

- Ngoài ra các cửa hàng tiện lợi cũng quảng cáo bằng những tấm băng rôn khuyến mại ngày trước cửa hàng.

- Xuất bản cẩm nang mua sắm, tờ rơi…

III. Đánh giá chung về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay

1. Những mặt được

Nhìn chung, kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong mạng lưới phân phối bán lẻ tại Việt

Nam cùng với quá trình đổi mới và công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nền tảng kinh tế xã hội nước ta đã đạt được mức cần thiết cho việc phát triển kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Với dân số hơn 86 triệu người, thu nhập bình quân theo giá thực tế của Việt Nam trong năm 2008 đạt khoảng 17 triệu đồng/người. Tính theo tỷ giá 16.700 đồng mỗi USD thì tương đương khoảng 1.024USD/người. Năm 2007 con số này là 833 USD/người. Còn ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, con số này ấn tượng hơn. Năm 2008, thu nhập bình quân của người dân Hà Nội đạt 1.500 USD và theo dự kiến, năm 2009, con số này sẽ tăng trên 1.700 USD [3].

Tuy mới bắt đầu phát triển, kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi ở nước ta đã dần khẳng định vị trí của mình trong ngành thương mại bán lẻ của cả nước. Bên cạnh những cửa hàng tiện lợi độc lập, mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi đã hình thành, cùng với sự tham gia sắp tới của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài đã và đang là những nhân tố tích cực làm thay đổi cả lượng và chất của hệ thống cửa hàng tiện lợi trong cả nước.

Doanh thu của một số chuỗi cửa hàng tiện lợi như G7 Mart, cửa hàng Co.op, Hapro… ngày càng được cải thiện so với tình hình thua lỗ ban đầu là kết quả của số lượt khách hàng mua sắm trong cửa hàng tiện lợi tăng lên và trị giá trung bình của mỗi lượt mua của khách hàng cũng tăng. Có thể thấy người tiêu dùng đã dần dần thay đổi thói quen mua sắm, tiêu chí an toàn và tiện lợi đã bắt đầu được người tiêu dùng lưu tâm đến bên cạnh tiêu chí giá cả. Tổng mức bán lẻ xã hội tăng góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, kích thích sản xuất phát triển.

Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh cả về diện tích, số lượng cửa hàng và số lượng, chủng loại sản phẩm, dịch vụ bày bán, hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi ở nước ta đã có khá nhiều biến đổi về chất. Các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi đã thiết lập được quan hệ khá tốt với các nhà cung cấp, ví dụ như các cửa hàng tiện lợi Hapro Mart, Co.op

Food… Việc khai thác nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng không những giúp cho các cửa hàng tiện lợi tạo niềm tin nơi người tiêu dùng mà còn giúp các nhà sản xuất, chế biến, nhà nhập khẩu, phân phối có nơi tiêu thu ổn định, thường xuyên, khối lượng lớn (tiêu thụ đồng loạt tại nhiều cửa hàng trong chuỗi cửa hàng tiện lợi) các sản phẩm hàng hóa của mình. Thâm nhập một mạng lưới tiêu thụ văn minh, hiện đại, tiện lợi sẽ khuyến khích đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam. Đây chính là động lực cho xã hội phát triển. Mô hình cửa hàng tiện lợi cũng góp phần tạo ra một kênh “xuất khẩu” mới cho các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam thông qua việc thâm nhập mạng lưới bán lẻ hiện đại, mới mẻ này. Bên cạnh đó, để thực sự mang lại sự tiện lợi cho khách hàng đúng như tên gọi của nó, các dịch vụ khách hàng tại các cửa hàng tiện lợi không ngừng được hoàn thiện và đổi mới. Các cửa hàng tiện lợi ngày càng văn minh, hiện đại, tiện ích, có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiện ích, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng Việt Nam.

Nhìn chung cho đến nay, mô hình cửa hàng tiện lợi đã “phủ sóng” tương đối rộng tại Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước cũng không giấu diếm tham vọng mở rộng mạng lưới cửa hàng tiện ích bao trùm khắp toàn quốc, len lỏi đến từng khu phố, nhà dân. Đặc biệt, bên cạnh sự hiện diện quen thuộc ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các chuỗi cửa hàng tiện ích đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình tới các tỉnh khác như Bình Định, Đồng Nai, Nghệ An, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh… Đây là một trong những cơ sở quan trọng đối với việc phát triển ngành thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

2. Những tồn tại, hạn chế

Trong hơn 8 năm qua, hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã hình thành, hoạt động và thu được những hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên,

nghiên cứu quá trình hoạt động của cả hệ thống, kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế về tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh như sau:

Số lượng cửa hàng tiện lợi tăng lên nhưng quy mô còn nhỏ và phân bố bất hợp lý. Theo kết quả khảo sát thị trường của công ty Vina - nhà đầu tư hệ thống V-24h thì: thị trường còn rất lớn, các mô hình cửa hàng đang có hiện nay chưa đáp ứng hết nhu cầu “tiện ích” đúng nghĩa. Tính trên lý thuyết, cứ mỗi 1.000 dân trong phạm vi 100m bán kính có thể mở 1 cửa hàng tiện ích với diện tích 50 - 70m2 thì các vùng đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ... cần có thêm hàng chục ngàn cửa hàng mới. Nhìn chung, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng khá nhanh trong thời gian qua, nhưng quy mô còn quá nhỏ bé, đặc biệt là diện tích bán hàng của những cửa hàng tiện lợi được nâng cấp từ tiệm tạp hóa cũ đã gây hạn chế đáng kể đến tập hợp hàng

hóa của cửa hàng hay cách trưng bày hàng hóa theo tiêu chuẩn văn minh, hiện đại. Một cửa hàng tiện lợi với diện tích chỉ 50 m2 tất nhiên không thể đảm bảo khâu trưng bày và tập hợp hàng hóa bằng một cửa hàng có diện tích 200 hay 400m2.

Trong các cửa hàng tiện lợi, tập hợp hàng hóa chưa đủ lớn, chủng loại chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu thiết yếu của người dân. Tỷ lệ hàng Việt Nam thấp (khoảng 20 – 30%) cho thấy các cửa hàng tiện lợi vẫn chưa tận dụng được nguồn hàng Việt Nam chất lượng cao sẵn có trên “sân nhà”. Không giống như các cửa hàng tiện lợi ở nước ngoài chú trọng kinh doanh đồ ăn nhanh, xăng dầu, dịch vụ tiện ích; hiện nay chưa có cửa hàng tiện lợi nào ở Việt Nam kinh doanh xăng dầu do mặt hàng “nhạy cảm” này chịu sự quản lý sát sao của nhà nước; các cửa hàng tiện lợi ở nước ta nếu có thì cũng chỉ kinh doanh các đồ ăn nhanh đơn giản như mỳ tôm úp tại chỗ, cà phê, xúc xích, bánh mỳ… chứ chưa đủ khả năng cung cấp những đồ ăn nhanh hay đồ ăn chế biến sẵn đòi hỏi những trang thiết bị hiện đại và tốn kém. Các dịch vụ tiện ích vốn là điểm rất mạnh của các cửa hàng tiện lợi như

dịch vụ thanh toán hóa đơn hiện đại cũng chưa hoàn thiện vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nhiều cửa hàng tiện lợi nhỏ lẻ, tự phát do các tiểu thương đầu tư chưa đáp ứng được các tiêu chí cơ bản của một cửa hàng tiện lợi. Thường những cửa hàng loại này là được nâng cấp từ các tiệm tạp hóa lộn xộn trước đây thành cửa hàng với những quầy kệ đẹp mắt. Do đó, về cơ bản, mô hình này khó có thể cạnh tranh được với các mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi do các nhà đầu tư vốn lớn triển khai.

Hay trong nhiều cửa hàng tiện lợi, hàng hóa còn chưa được niêm yết giá rõ ràng, không có mã số, mã vạch hoặc không khi rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất cả những vấn đề này không thể tồn tại trong mô hình cửa hàng tiện lợi vì nó gây tâm lý không thoải mái cho người tiêu dùng. Mà điều này là tối kỵ trong kinh doanh cửa hàng tiện lợi.

Giá cả hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi thường cao hơn so với giá cả của hàng hóa cùng loại được bán trong chợ hay tiệm tạp hóa. Mà yếu tố về giá vốn tác động mạnh đến tâm lý của người tiêu dùng Việt. Thậm chí đối với một số mặt hàng lạ, có xuất xứ từ nước ngoài như: rượu ngoại, bánh kẹo ngoại, mỹ phẩm thì mức giá bán có thể cao hơn tới 30-40%.

Chất lượng và hiệu quả kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi chưa cao và không ổn định. Đa phần cửa hàng tiện lợi có quy mô nhỏ với diện tích bán hàng hẹp và tập hợp hàng hóa thiếu độ sâu cần thiết cho thấy chất lượng hoạt động chưa cao của các cửa hàng tiện lợi. Doanh thu âm liên tục nhiều tháng, hiện tượng đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hay chuyển nhượng cửa hàng của nhiều cửa hàng tiện lợi vì không phải nhà đầu tư nào cũng đủ tiềm lực về vốn để bù lỗ và tiếp tục cuộc chơi quả là một vấn đề gay go.

Thêm vào đó, công tác quản lý hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi còn nhiều yếu kém. Sự yếu kém trong công tác quản lý đang là hạn chế không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do lực lượng cán bộ quản lý và cán bộ

nghiệp vụ kinh doanh của cửa hàng tiện lợi chưa được đào tạo một cách bài bản, nhiều cán bộ không làm đúng chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo nên quản lý và điều hành còn mò mẫm, nhiều khi thiếu hợp lý, sáng tạo.

Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam có đủ tiềm lực và đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các cửa hàng tiện lợi theo hướng hiện đại và hội nhập, nhưng việc học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thế giới còn máy móc, thiếu sáng tạo. Hiện tượng đầu tư kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và hiện đại đang là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó bắt kịp và hội nhập với các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi sắp thâm nhập vào Việt Nam trong tương lai gần.

Nhìn chung, mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thiếu khả năng về tài chính, quản lý và nguồn cung ứng hàng.

3. Những vấn đề đặt ra

Mô hình cửa hàng tiện lợi đã giúp cho người tiêu dùng Việt Nam làm quen với một hình thức mua sắm mới, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ hoặc chợ truyền thống, văn minh và thoải mái hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian hình thành và phát triển, mô hình cửa hàng tiện lợi ở nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Trong thời gian tới, các vấn đề chủ yếu cần được giải quyết trong xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi trên cả nước là:

Số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thời gian qua tăng khá nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu sự quản lý và điều tiết phù hợp của Nhà Nước. Đây là vấn đề đang hết sức bức xúc đòi hỏi phải có giải pháp từ phía nhà nước để khắc phục nhanh chóng.

Chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi cũng là vấn đề lớn khi mà doanh thu của cửa hàng tiện lợi không đủ để bù đắp chi phí hoạt động của cửa hàng, quy mô nhỏ bé, các dịch vụ không hoàn thiện và đồng bộ. Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng

tiện lợi cần xác định và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp về quy mô diện tích và số lượng, chủng loại hàng hóa bày bán, chất lượng và giá cả hàng hóa… nhằm tạo cho mình một phong cách riêng biệt, độc đáo và hấp dẫn đối với khách hàng. Trong trường hợp có thể, các doanh nghiệp trong nước cần có bước đột phá trong đầu tư, kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tránh bị các tập đoàn kinh doanh cửa hàng tiện lợi nước ngoài lấn át, thao túng thị trường bán lẻ đầy tiềm năng như Việt Nam.

Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Một số chuỗi cửa hàng tiện lợi đã được hình thành nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi và nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa cho cửa hàng tiện lợi chưa hài hòa. Các cửa hàng tiện lợi cũng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh.

Vấn đề hàng Việt Nam trong các cửa hàng tiện lợi cũng cần được quan tâm. Hiện tại, các hàng hóa buôn bán trong cửa hàng tiện lợi đa số là hàng ngoại nhập mặc dù hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng xuất hiện nhiều trong các siêu thị (thường chiếm 70-80%, thậm chí 90 % lượng hàng hóa trong siêu thị). Điều này cho thấy sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi và các nhà sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Việc các cửa hàng tiện lợi yêu cầu nhà sản xuất có mức chiết khấu cao, thời gian thanh toán chậm, các chương trình khuyến mại dày đặc… đang làm nản lòng các nhà sản xuất trong nước khi họ muốn đưa hàng hóa vào bán trong các cửa hàng tiện lợi. Ngược lại, nhiều nhà sản xuất, cung ứng đã không cung cấp cho cửa hàng tiện lợi những hàng hóa đúng với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận… Vấn đề đặt ra là cả doanh nghiệp cung ứng lẫn doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần có sự điều chỉnh, tăng cường hợp tác nhằm hình thành mối liên kết vững chắc.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí