Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Cho Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015- 2019


hàng hóa, sản phẩm, đồng thời phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đó chính là yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

Một số hoạt động, chính sách XTTM điển hình như:

- Tỉnh Hòa Bình đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hoà Bình. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã có nhiều hoạt động phối - kết hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác xúc tiến thương mại trên địa bàn Hoà Bình, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thực hiện đề xuất, hướng dẫn đầu tư cho 57 dự án đầu tư vào tỉnh.Trung tâm đã chủ động trong việc trực tiếp tham gia và thông tin mời, hướng dẫn cho các đơn vị tổ chức, các doanh nghiệp tham gia các triển lãm đầu tư, hội chợ thương mại, du lịch.

- Tổ chức hội chợ:

Năm 2019, tỉnh Hòa Bình tổ chức thành công Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm cây ăn quả có múi, sản phẩm nông sản đặc hữu của tỉnh Hòa Bình và các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, sản phẩm nông lâm thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao, có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Trong tháng 10/2020, Hội chợ Thương mại và Sản phẩm OCOP vùng Tây Bắc sẽ được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình. Hội chợ sẽ bày bán và giới thiệu các loại sản phẩm OCOP, các sản phẩm hàng hóa công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, sản vật địa phương.

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại khu vực phía Bắc, là cầu nối hiệu quả, quảng bá các sản phẩm hàng hóa có uy tín, chất lượng tới đông đảo người tiêu dùng, “đánh thức” những sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên cả nước. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp,


viện nghiên cứu, hợp tác xã trong cả nước trưng bày, giới thiệu, quảng bá các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất giống, chế biến, bảo quản, đóng gói, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

* Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản5

Tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản theo hướng củng cố và phát triển thị trường trong nước; mở rộng thị trường xuất khẩu. Xúc tiến thương mại là chủ trương được Hưng Yên triển khai thực hiện trong nhiều năm nay thông qua các lễ hội, hội chợ, giới thiệu hàng nông sản tiêu biểu ở trong nước và nước ngoài. Nhờ đó, việc tiêu thụ nông sản của tỉnh trở nên thuận lợi và nhiều nông sản của địa phương được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Hiện nay, Hưng Yên hướng tới đưa nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương đến các thị trường nước ngoài bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại nông sản. Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản theo hướng củng cố và phát triển thị trường trong nước; mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ thông tin kết nối, tiếp cận và mở rộng thị trường; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm; nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn…

Riêng trong năm 2020, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thị nông sản như Lễ hội nhãn lồng; hội thảo chuyên đề sản xuất nông nghiệp trồng trọt an toàn, bền vững; hoạt động du lịch - tham quan các vườn nhãn; tuần lễ nhãn lồng tại Hà Nội; hội thi bình chọn nhãn ngon…Thông qua các hoạt động này, người tiêu dùng ngày càng biết đến những nông sản đặc trưng của Hưng Yên.


5 http://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2020-7-8/Trien-khai-cac-hoat-dong-xuc-tien-thuong-mai-tieu- szidco.aspx


Một trong những hoạt động triển khai xúc tiến nông sản Hưng Yên năm 2020 mà tỉnh đang thực hiện là tiếp tục đưa nhãn lồng Hưng Yên và một số nông sản tiêu biểu của tỉnh tham gia vào các chương trình giới thiệu, quảng bá thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền tại hệ thống phân phối của các tỉnh, thành phố. Một trong những thế mạnh của nông sản Hưng Yên là thực hiện nghiêm quy trình sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, từ vài năm nay, quả nhãn lồng Hưng Yên đã có mặt trong các suất ăn trên các chặng bay nội địa và quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), được thực khách trong và ngoài nước đánh giá cao.

Điển hình như Chương trình Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản - Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2019 diễn ra từ ngày 31.7 đến ngày 23.8, gồm các chuỗi sự kiện: Tổ chức khu trưng bày nhãn, nông sản, du lịch; hội thi bình chọn nhãn ngon; hội nghị xúc tiến thương mại nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2019; lễ hội nhãn lồng; hội thảo chuyên đề sản xuất nông nghiệp trồng trọt an toàn, bền vững; hoạt động du lịch - tham quan các vườn nhãn; tuần lễ nhãn lồng tại Hà Nội..

Sở Công Thương phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đánh giá lại sản lượng, làm việc với các nhà phân phối để giới thiệu và đưa nhãn lồng Hưng Yên vào chuỗi cửa hàng, siêu thị và nhiều kênh bán hàng khác; chủ động làm bao bì, tem truy xuất nguồn gốc gắn với kiểm soát chất lượng nông sản; bảo đảm tổ chức Chương trình Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản - Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2019 thiết thực, ý nghĩa, tạo tiền đề, dấu ấn cho những năm tiếp theo… Hội nghị là dịp để các doanh nghiệp, siêu thị, Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines có dịp gặp gỡ các nhà quản lý, chủ Hợp tác xã, nhà vườn để tìm hiểu về nông sản chủ lực của Hưng Yên.6


6 https://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/hung-yen-day-manh-cong-tac-xuc-tien-tieu-thu-nong-san-887974.vov


1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Sơn La

Để xúc tiến thương mại nông sản đạt kết quả tốt, trước hết phải có sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng cung ứng ra thị trường. Cùng với đó là xây dựng hồ sơ sản phẩm như: xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc, GAP, nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm nông sản, tạo niềm tin đối với khách hàng. Từ thực tế thực hiện hoạt động XTTM từ một số địa phương trên cả nước, tỉnh Sơn La có thể tham khảo, rút kinh nghiệm và học hỏi từ những thành công cũng như nhận biết được những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chính sách XTTM. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Sơn La như:

(1) Nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí và vai trò của XTTM

Cần nhận thức đúng và đầy đủ vị trí, vai trò của XTTM được chứng minh qua sự hình thành và phát triển của hệ thống trung tâm XTTM của các tỉnh, thành phố. Nhận thức đúng, đủ vai trò của XTTM về phạm vi, nội dung, mô hình tổ chức, quy mô và mức độ đầu tư cho các hoạt động XTTM.

(2) Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức XTTM khác

Mối liên kết giữa các tổ chức XTTM là một khâu tất yếu, cần được quan tâm. Mối liên kết này phải là một hệ thống liên kết mở, tự nguyện theo một chiến lược, kế hoạch hành động chung, có sự phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể giữa các tổ chức XTTM tỉnh, các doanh nghiệp chuyên môn hóa XTTM, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Mối liên kết giữa các tổ chức XTTM trên địa bàn tỉnh sẽ linh hoạt và hiệu lực trên cơ sở phân định rõ tránh nhiệm từ tổ chức trên từng cấp độ, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của tổ chức XTTM tỉnh về các hoạt động động nghiên cứu thị trường và sản phẩm, chia sẻ, cung cấp thông tin, tư vấn, thẩm định đối tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, tổ chức hoạt động hội chợ thương mại, phối hợp đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự…


Để hoạt động XTTM đạt hiệu quả, giúp các DN, cơ sở sản xuất trong tỉnh nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, các cơ quan, ngành chức năng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có cơ hội phát triển điểm bán cố định tại địa phương; liên kết với các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại để giúp doanh nghiệp giới thiệu, khai thác nguồn hàng đa dạng với chất lượng và giá cả hợp lý.

(3) Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh và các doanh nghiệp là các chủ thể chính cần được đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin cũng như khả năng triển khai tác hoạt động XTTM

Đối với cơ quan chức năng, cần thực hiện tốt từ khâu chỉ đạo đến sản xuất thực tiễn. Một điều quan trọng là cơ quan quản lý nhà nước phải nắm thông tin về nhu cầu người tiêu dùng, đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu. Qua đó, định hướng sản xuất, tạo mọi điều kiện cho nông dân sản xuất ra sản phẩm đủ số lượng, bảo đảm tiêu chuẩn; tiêu thụ được sản phẩm, lựa chọn nơi, thời gian, quy mô, hình thức xúc tiến thương mại cho từng loại sản phẩm cho phù hợp - tiết kiệm, nhưng hiệu quả cao.

(4) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức XTTM, liên kết hoạt động của trung tâm XTTM Tỉnh với trung tâm XTTM các tỉnh, thành khác

Cần tập trung đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho trung tâm XTTM tỉnh đáp ứng các yêu cầu tổng hợp và phân tích các thông tin, duy trì và phát triển Website để trao đổi các thông tin, đặc biệt là các thông tin thị trường về mặt hàng, nhu cầu, giá cả và các dịch vụ khác. Từng thực hiện tốt lộ trình phát triển thương mại điện tử. Đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và đào tạo.

Cần tạo lập mối liên kết giữa trung tâm XTTM của tỉnh với trung tâm XTTM của tỉnh thành khác trong cả nước nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác về các hoạt động XTTM. Ngoài ra, việc lựa chọn các công cụ và phương thức thích hợp để tối đa hóa hiệu quả XTTM cũng như việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là những bài học quý giá cần được nghiên cứu và triển khai ngay.


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015- 2019

2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019

2.1.1. Khái quát chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của tỉnh Sơn La

a. Thực trạng sản xuất hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019

- Về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tận dụng hiệu quả lợi thế về khí hậu và đất đai, tỉnh Sơn La vừa phát triển các loại cây trồng giá trị cao một cách tập trung, quy mô lớn vừa đa dạng những nông sản đặc trưng của các vùng miền.

Giai đoạn 2015-2019, sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của Tỉnh tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) năm 2019 ước đạt 13.360 tỷ đồng, tăng 35,4 % so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp bình quân/năm giai đoạn 2015- 2020 ước 5,02%/năm. Giá trị thu hoạch trên ha đất trồng trọt năm 2019 ước đạt 36 triệu đồng/ha, tăng 18% so với năm 2015, giá trị thu hoạch trên một ha đất nuôi trồng thủy sản năm 2019 ước đạt 115 triệu đồng, tăng 17,3% so với năm 2015.

+ Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến đáng khích lệ Về trồng trọt: Sơn La đã chuyển đổi từ tỉnh miền núi có diện tích đất

nương đồi trồng ngô lớn nhất cả nước sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước và lớn nhất miền Bắc7. Toàn tỉnh có hơn 80.000 ha cây ăn quả, trong đó, hơn 9.780 ha cây trồng áp dụng VietGAP, GlobalGAP. Bên cạnh đó, Tỉnh phát triển một số cây công nghiệp

7Kế hoạch số 142/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2020.


lâu năm, chủ yếu là cây cao su, cà phê và chè. Tổng diện tích, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng chủ yếu tăng đều qua các năm.

+ Về chăn nuôi: Tỉnh Sơn La phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả, số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung gắn với các hộ gia đình.

Tổng đàn trâu có số lượng giảm dần, còn khoảng 133 nghìn con năm 2020, trong khi tổng đàn bò tăng nhanh, ước đạt 351.890 con, gồm khoảng

27.400 con bò sữa và 324.490 con bò thịt. Tổng đàn lợn tăng mạnh, tới gần 700 nghìn con. Bên cạnh đó là đàn ngựa, đàn dê với số lượng tăng dần qua các năm.

+ Lĩnh vực thủy sản: Mặc dù thuộc miền núi nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn Tỉnh không nhỏ, năm 2019 ước đạt 2.792 ha, tăng khoảng 200 ha so với năm 2015. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2019 ước đạt 8.826 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2015.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Sơn La phát triển vốn rừng theo định hướng ưu tiên phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây lâm nghiệp đa mục tiêu, cây lâm sản ngoài gỗ có lợi thế, giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển đã đạt được những kết quả tích cực trong giai đoạn 2015 - 2019.

- Về tình hình sản xuất sản phẩm công nghiệp

Sản xuất công nghiệp của Tỉnh nói chung phát triển khá tích cực trong giai đoạn 2015-2019. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 3% so với cùng kỳ, Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Tỉnh là xi măng, đá xây dựng, đường kính, chè sơ chế, sữa tiệt trùng, điện sản xuất, nước máy thương phẩm và tinh bột sắn.

Tính đến năm 2019, trên địa bàn Tỉnh có 3.300 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 140 doanh nghiệp, 18 HTX, còn lại là hộ cá thể.


Trong đó, Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng cao, liên tục và ổn định, chủ yếu sản xuất các sản phẩm mà Tỉnh có lợi thế về nguyên liệu và tham gia xuất khẩu như chè, cà phê, tinh bột sắn, đường kính và sữa tươi tiệt trùng.

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp Sơn La, với 3 nhà máy thủy điện lớn (tổng công suất là 3.140 MW) và 57 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với công suất lắp máy đạt trên 693 MW sản lượng đạt trên 12.000 triệu kwh.

Bảng 2.1. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019‌

Sản phẩm

ĐVT

2015

2016

2017

2018

2019

- Xi măng

1000 Tấn

469.8

504.7

423.4

474.0

490.7

- Đá xây dựng

Nghìn m3

1,171.6

3,103

1,258

1,274

1,400

- Đường kính

Tấn

44,655

34,484

47,847

59,752

78,420

- Chè sơ chế

Tấn

6,043

8,496

10,923

15,654

14,088

- Sữa tươi tiệt trùng

Triệu lít

49

52.3

54.7

57.0

63.0

- Nước máy thương phẩm

Triệu m3

10.6

12.0

11.0

11.0

12.0

- Điện sản xuất

Triệu Kwh

9,733

11,720

14,866

15,418

11,588

- Tinh bột sắn

Tấn



13,975

25,041

40,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 7

Nguồn: Sở Công Thương

b. Thực trạng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019

Sản xuất hàng hóa của Tỉnh về cơ bản bảo đảm đủ nhu cầu nội tỉnh và tiêu thụ nội địa, đồng thời, phát triển mạnh một số mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu.

- Tiêu thụ nội địa:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022