thương gia nhập khẩu phân phối cho các nhà chế biến, nhà kinh doanh và nhà sản xuất thực phẩm công nghệ. Các nhà kinh doanh cà phê hoà tan chủ yếu là nhập khẩu cà phê bột với khối lượng lớn và đóng gói tại nước nhập khẩu hoặc nhập khẩu cà phê hoà tan đã đóng gói sẵn.
4.2. Những nước nhập khẩu cà phê chủ yếu
Mỹ:
Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, có nhu cầu ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ là loại cà phê Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mehico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Theo số liệu thống kê thì lượng tiêu thụ ở Mỹ dao động trong khoảng 18 triệu bao/năm ước khoảng 8,7 tỷ USD/năm. Thị trường Mỹ đòi hỏi loại cà phê đầu bảng, đặc biệt là cà phê hoà tan chiếm tới 24% thị phần. Có khoảng 80% kho cà phê dự trữ đóng gói bị chi phối bởi giá bán lẻ của các công ty Kuft-creneral Food, Proton & Gramble và Nestle, họ chiếm tới 70% thị trường Mỹ. Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ ngày càng ưa chuộng các nhãn hiệu cà phê nổi tiếng có chất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Rosebud…Mỹ cũng như nhiều nước nhập khẩu khác
đều có tái xuất. Ví dụ như năm 2007 Mỹ nhập 24,219 triệu bao và tái xuất 2,906 triệu bao (chiếm 12%)9.
Đức:
Đức là quốc gia nhập khẩu cà phê lớn thử 2 trên thế giới hiện nay với khối lượng xuất khẩu bình quân đạt 18,044 triệu bao / năm giai đoạn 2004 – 2008. “ Văn hoá cà phê ” đang gia tăng tại Đức và với xu hướng này, người tiêu dùng được sử dụng nhiều loại cà phê khác nhau trong đó cà phê hoà tan được quan tâm chú ý ở Đức. Trung bình mỗi năm quốc gia này nhập khẩu khoảng 13,78 triệu bao (chiếm trên 70% khối lượng cà phê nhập khẩu). Các
9 : “ Tăng kim ngạch cà phê sang Mỹ: Hai phương thức xuất khẩu ” – Phùng Long – Báo Kinh tế Việt Nam số 28
loại cà phê hoà tan ở Đức bao gồm Espresso, Cappuchino, cà phê đá, cà phê Mo-ka Thổ Nhĩ Kỳ.
Vương Quốc Anh
Đây là nơi cà phê hoà tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của Data Monitor, nhóm nghiên cứu thị trường thì ở Anh cà phê đã và đang thay thế chè. Trung bình mỗi năm một người Anh sử dụng 15 bảng (23,8 đô la Mỹ) cho cà phê. Cũng theo báo cáo này, tốc độ tiêu thụ cà phê tăng 11%/năm kể từ năm 2002, và hiện nay cà phê chiếm thị phần lớn nhất trong các loại đồ uống ở Anh. Hàng năm (2004 - 2008) Anh nhập khẩu khoảng 3,5 triệu bao. Thống kê 8 niên vụ cà phê vừa qua, từ niên vụ 1999/2000 đến 2006/2007, bình quân mỗi năm, nước Anh nhập khẩu 29.000 tấn cà phê từ Việt Nam, năm cao nhất lên tới 40.000 tấn (niên vụ 2003/2004). Nhiều tập đoàn công nghiệp cà phê lớn của Anh đã có văn phòng đại diện và công ty liên doanh cà phê tại Việt Nam như ED &Man, Louis Dreyfus, Amajero…tạo mối quan hệ ngày càng phát triển sâu rộng trong lĩnh vực cà phê.10
Nhật Bản
Nhu cầu cà phê của Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Hầu hết cà phê nhân được nhập khẩu ở dạng chưa chế biến (được gọi là cà phê nhân chưa rang - cà phê nhân sơ chế) sau đó được rang, xay và đóng túi để bán. Nhật Bản cũng nhập cả cà phê nhân đã rang, cà phê uống liền và chiết suất cà phê nhưng với số lượng nhỏ. Về mặt số lượng, nhập khẩu cà phê nhân sơ chế, cà phê nhân thông thường và cà phê uống liền không thay đổi trong vòng 3 năm trở lại đây. Số lượng nhập khẩu cà phê nhân sơ chế phụ thuộc phần lớn vào sự dao động về giá trên thị trường thế giới.
10 : “ Xúc tiến thương mại Cà phê Ca cao tại Vương Quốc Anh ”: An Thế Dũng – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Anh
Bảng 4: Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong những năm gần đây
Đơn vị: Tấn/Triệu Yên
2006 | 2007 | 2008 | ||||
Lượng | G.trị | Lượng | G.trị | Lượng | G.trị | |
Cà phê nhân sơ chế | 325.2 | 129.6 | 332.4 | 133.9 | 363.4 | 95.9 |
Cà phê nhân thường | 1.7 | 2.5 | 1.9 | 2.8 | 1.8 | 2.27 |
Cà phê uống liền | 5.9 | 7.1 | 6.9 | 9.4 | 6.6 | 6.9 |
Chiết suất cà phê | 20.05 | 9.02 | 7.2 | 7.2 | 14.3 | 5.5 |
Tổng cộng | 353.1 | 148.4 | 153.45 | 153.5 | 386.1 | 110.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 1
- Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 2
- Khối Lượng Và Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Thế Giới
- Các Chính Sách Hỗ Trợ Xuất Khẩu Của Chính Phủ
- Diễn Biến Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cà Phê Việt Nam
- Thực Trạng Xuất Khẩu Cà Phê - Công Ty Generalexim Giai Đoạn 2005 - 2008
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Thống kê nhập khẩu - Cục Thống kê Nhật Bản
5. Diễn biến giá cả
Có lẽ ít có loại hàng hoá nào lại có diễn biến giá cả phức tạp như cà phê. Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động không giống như các mặt hàng nông sản khác. Nó khác ở chỗ là các mặt hàng nông sản chỉ biến động trong một khoảng thời gian nhất định, còn giá cà phê biến động linh hoạt từng ngày, từng giờ. Mỗi thị trường lại có mức một mức giá khác nhau vì thị trường luôn biến động bởi những luồng thông tin khác nhau, mang tính chiến thuật phục vụ cho mục đích đầu cơ hoặc giải phóng hàng tồn kho.
Biểu đồ 3: Giá cà phê thế giới 2000 - 2008
Đơn vị: US cent per pound11
Nguồn: ICO composie indicator price - ICO annual Review 2007/2008
Niên vụ 2005/2006 thị trường cà phê thế giới bắt đầu khởi sắc khi mức giá bắt đầu tăng mạnh kể từ sau cuộc khủng hoảng cà phê kéo dài 4 năm (2000 - 2004). Theo ICO, giá trung bình của niên vụ này đạt 91,44 US cents/lb, tăng 6,14 US cents/lb so với mùa vụ 2004/2005. Niên vụ 2006/2007 giá cà phê tiếp tục tăng cao đạt mức 104,24US cents/lb, tăng 14% so với 2005/2006. Mặt khác trong 4 mặt hàng cà phê trên thế giới hiện nay (bảng 5) thì một điều đáng lưu ý là giá cà phê Robusta không ngừng tăng cao từ niên vụ 2004/2005 và đạt mức 82,73 USD cents/lb, tăng 34,7% so với niên vụ 2005/2006 do trong giai đoạn này các nhà đầu tư ra sức thu mua cà phê vì họ biết chắc sản lượng cà phê tồn trữ ở các nước xuất khẩu lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia không còn nhiều như dự kiến. Giá cà phê lại tiếp tục tăng cao trong suốt niên vụ 2006/2007 và 2007/2008 với mức giá bình quân tại thị trường London lần lượt là 104,24 US cents/lb và 126,67 US cents/lb.
11 : US cent là 1 đơn vị tiền tệ của US. 1 USD = 100 cent, lb là pound, đơn vị tính khối lượng thường được sử dụng ở UK và US. 1lb = 0.4536 kg. US cents per pound là “ giá tiền 1 pound cafe tính theo cent ”.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế vào tháng 8 năm 2008 làm cho giá cà phê thời kỳ này giảm mạnh, đặc biệt là những tháng đầu năm 2009. Theo ICO, giá trung bình những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giảm 14,5%, mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây.
Bảng 5: Giá cà phê ICO và giá cà phê tai các thị trường chính
Đơn vị: US cent per pound
Giá tk ICO | Côlômbia dịu | Cà phê dịu khác | Arabica Braxin | Rôbusta | NewYork | London | |
2004/2005 | 85,30 | 112,29 | 111,22 | 98,22 | 46,05 | 108,03 | 42,72 |
2005/2006 | 91,44 | 113,04 | 110,84 | 100,86 | 61,45 | 108,17 | 54,61 |
2006/2007 | 104,24 | 122,08 | 120,08 | 108,35 | 82,73 | 118,70 | 74,71 |
2007/2008 | 126,67 | 145,79 | 142,98 | 130,44 | 106,36 | 140,37 | 98,28 |
Nguồn: ICO Indicator and Future Market Price – ICO annual review 07/08
II. VAI TRÕ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
Cây cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Một biến động nhỏ về giá cây cà phê ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập, gây ảnh hưởng tiêu cực tới chính trị và xã hội.
1. Vai trò đối với kinh tế
Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Và thực tế là trong những năm gần đây cà phê đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng hơn 1 tỷ USD. Bên cạnh đó tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng tăng cao, từ chỗ không có gì (trước năm 1989) thì đến nay đã chiếm gần 20%12 Bảng 6. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê trong kim ngạch xuất khẩu nông sản
Đơn vị: triệu USD, %
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Tổng giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu | 4.000 | 5.800 | 6.200 | 10.300 |
Giá trị kim ngạch cà phê xuất khẩu | 209,6 | 992,7 | 1.121 | 1.899 |
Tỷ trọng | 5,23% | 17,1% | 14,95% | 18,44% |
Nguồn: Viện Khoa học thống kê - Tổng cục Thống kê
Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế nói chung của đất nước. Trước hết, xuất khẩu cà phê mở ra cơ hội kinh doanh cho Việt Nam để tăng mức tiết kiệm và đầu tư nội bộ nền kinh tế; tăng năng suất và thu nhập bình quân của người lao động trong ngành, tạo ra nội lực mạnh trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; tăng tỷ lệ cây công nghiệp so với cây lương thực nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà Nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại khan hiếm về công nghệ. Do đó, việc tăng cường hợp tác kinh doanh với nước ngoài và mở rộng kinh tế quốc tế còn tạo ra nguồn vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Chính nhờ mối quan hệ buôn bán với các nước thông qua việc thành lập Hiệp hội Cà
12 : “ Càng trở nên quan trọng vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân” : Tạp chí Cộng Sản, số 13/2008
phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) và gia nhập Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO)13, Việt Nam đã được hỗ trợ nhiều về vật tư, thiết bị và đầu tư sản xuất cà phê. Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế, xuất khẩu cà phê còn mang lại những lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp và người nông dân.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê
+ Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín cũng như hình ảnh trong con mắt bạn hàng và trên thị trường quốc tế, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hoạt động, mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận.
Đối với người sản xuất cà phê
+ Cà phê từ lâu đã trở thành một thứ đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. Chính vì vậy việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp cho người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Thực tế đã chứng minh rằng lao động trong ngành cà phê đã tạo ra thu nhập cao hơn so với lao động nông nghiệp nói chung và lao động trong kinh doanh một số cây nông nghiệp khác nói riêng. Theo dự tính của Hiệp hội Cà Phê - Ca Cao Việt Nam, phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê có thể tạo ra khoảng hơn 950 nghìn việc làm có thu nhập cao vào năm 2010.
2. Vai trò đối với xã hội
Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê Việt Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình với trên 600.000
13 : Việt Nam thành lập VICOFA vào tháng 1/1990 và gia nhập ICO vào tháng 3/1993
lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 đến 800.000 lao động14. Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1,83% tổng lao động trên toàn quốc nói chung và 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng. Hơn thế nữa, vụ thu hoạch cà phê thường vào tháng 9, tháng 10 khi mà vụ thu hoạch lúa chưa tới nên việc thu hoạch cà phê sẽ thu hút thêm nhiều lao động trong thời buổi nông nhàn, tạo cho người nông dân không những có việc làm, có thu nhập mà còn giúp họ tránh mắc những tệ nạn xã hội. Đặc biệt là ở các vùng trồng cà phê lại là những vùng tập trung nhiều đồng bào thiểu số và vùng đồng bào khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng núi phía Bắc.
3. Vai trò đối với môi trường
Cà phê là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đồi núi, vùng đất đỏ, những vùng mà có ít loại cây có thể thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đó. Chính vì vậy việc cây cà phê được trồng ở những vùng này sẽ giúp chúng ta phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ được môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc chế biến cây cà phê còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nhất là phương pháp chế biến uớt dùng nhiều nước sạch trong quá trình chế biến và thải ra nhiểu chất thải không có lợi cho môi trường xung quanh. Nhưng với sự tiến bộ ngày càng cao công nghệ chế biến cà phê cũng ngày càng được hiện đại hoá thì vấn đề này đã và đang được ngành cà phê Việt Nam quan tâm và thử nghiệm nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
III. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê như: chất lượng cà phê, chính sách của chính phủ, quảng bá thương hiệu...Nhưng tựu chung lại có thể xem xét ở hai nhóm nhân tố sau:
14 : “ Lên Tây Nguyên hái cà phê thuê ” – Hùng Cường , Báo Lao Động ngày 01/02/2009