+ Nguồn vốn ngân sách trung ương: Được phân bổ là 2.037 tỷ đồng, trong đó: Vốn ĐTPT là1.452,1 tỷ đồng; vốn TPCP là 124 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 460,9 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương: 1.250,297 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh: 852,585 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện, xã là 397,712 tỷ đồng.
- Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là: 5.674,9 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng lũy kế đạt: 14.982,2 tỷ đồng.
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đóng góp của nhân dân trên địa bàn để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (đất đai, tài sản trên đất, tiền bạc, ngày công quy đổi ra tiền) ước khoảng 1.864,6 tỷ đồng.
2.2.3. Chính sách hỗ trợ tiếp cận và phát triển thị trường
Để hỗ trợ tiếp cận và phát triển thị trường, tiêu thụ cơ bản các sản phẩm hàng hóa của Tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho người dân và nâng cao thu nhập của người dân, Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng các chính sách, chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện.
- Tỉnh Sơn La thường xuyên tổ chức và hỗ trợ DN tham gia tuần hàng, hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm chủ lực của Tỉnh tới người tiêu dùng tại thị trường trong nước và nước ngoài. Theo đó, tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội chợ, tuần hàng trong và ngoài tỉnh để DN tham gia; Hằng năm, Tỉnh đều tổ chức các chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa gắn với văn hóa, du lịch tại một số tỉnh có thị trường tiềm năng.
Đến hết năm 2019, Tỉnh đã tổ chức thành công 25 tuần lễ Nông sản an toàn của tỉnh và các sản phẩm công nghiệp tại các trung tâm thương mại, siêu
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Cho Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015- 2019
- Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Giá Trị Xuất Khẩu Nông Sản Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015-2019
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn Từ Nay Đến
- Nâng Cao Các Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Cho Xúc Tiến Thương Mại
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
thị như: Siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội; Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp; Siêu thị Hapromart; Siêu thị Lotte, Hà Nội; Siêu thị Co.opmart thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Siêu thị Co.opmart thành phố Hải Phòng … Các sự kiện này đã tạo ra “cầu nối” vững chắc đưa sản phẩm nông sản Sơn La đến với các doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.
Tỉnh cũng tổ chức 04 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn
tiêu biểu cấp tin
h; tổ chức hôi
nghị kết nối cung cầu trong khu vực tại Tỉnh
với sự tham gia, của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp tham quan, học hỏi kinh nghiệm cũng như kết
nôi
sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường;
Từ năm 2015 đến nay, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp tổ chức 75
hội chợ trên địa bàn Tỉnh với quy mô khoảng 7.500 gian hàng, trong đó ưu tiên, bố trí, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX của tỉnh trưng bày các sản phẩm cây ăn quả, sản phẩm nông sản địa phương, của tỉnh.
Đồng thời, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tổ chức thành công hội nghị kết nối giao thương và các tuần hàng giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh tại Lạng Sơn, Lào Cai, và một số tỉnh của Trung Quốc để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
- Tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn công tác đi nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tham gia vào các diễn đàn, hội nghị và tham gia vào các hội chợ thương mại trong và ngoài nước do các bộ ngành, các tỉnh và tỉnh tổ chức.
Tỉnh đã tham gia và hỗ trợ DN tham gia Hội nghị kết nối giao thương tại Châu Vân Sơn, Vân Nam, Quảng Tây... (Trung Quốc); tổ chức các đoàn khảo sát thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Châu Âu...; tham
gia các hội chợ triển lãm thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại các tỉnh, thành phố trên cả nước như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…; hỗ trợ, tổ chức cho cho các DN, hợp tác xã tham gia hội nghị kết nối cung cầu tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh...; tổ chức, tham gia đoàn công tác xúc tiến giao dịch thương mại tại các thị trường có tiềm năng tiêu thụ xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh như các tỉnh Nam Ninh và Vân Nam (Trung Quốc), tham gia các tuần hàng do tỉnh tổ chức.
Ngoài ra, Tỉnh còn chú trọng tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản trong tỉnh với các doanh nghiệp, đối tác của tỉnh Vân Nam, Quảng Tây - Trung Quốc để tạo điều kiện đưa sản phẩm của địa phương xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lâu dài;
Tổ chức các hội nghị quảng bá sản phẩm nông sản cũng như giới thiệu về các cơ sở sản xuất trên địa bàn Tỉnh với các doanh nghiệp, đối tác của tỉnh bạn tạo mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước như Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang... đã tạo cơ hội quảng bá sản phẩm của địa phương tới những thành phố có sức tiêu thụ tiềm năng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá và đem lại giá trị kinh tế cao.
- Tỉnh thực hiện hoạt động kết nối với các thương vụ nhằm tăng cường giới thiệu sản phẩm xuất khẩu.
Tại Hội nghị tham tán năm 2018 ở Hà Nội, Tỉnh đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp, HTX tỉnh Sơn La kết nối với thương vụ 15 nước Mỹ, Đức (xuất cà phê), Pháp (cà phê, chanh leo), Hà Lan, Nga, Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây), Úc, New Zealand (xuất xoài, nhãn, thanh long) Hàn Quốc (rau, than sinh học, lõi ngô), Nhật Bản (chè, cà chua, rau cải bắp), ẤnĐộ (xuất khẩu tơ tằm, than sinh học, chè), ẢRập Xê-Út, Afghanistan (xuất khẩu chè), Lào (ngô giống, cây giống), Thái Lan (chè, cà phê).
Thông qua sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, tỉnh Sơn La đã gửi các thông tin về sản phẩm, quy trình sản xuất, đơn vị sản xuất và mẫu sản phẩm qua các tham tán ở một số nước để hỗ trợ Sơn La giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại thị trường một số nước Châu Á, Châu Âu...
2.2.4. Chính sách về thông tin, truyền thông
Để tạo điều kiện tiếp cận vào những thị trường mới, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các Sở, Ngành, địa phương chủ động, phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh tập trung xây dựng các ấn phẩm, các phóng sự, chương trình để quảng bá cho các sản phẩm, các sự kiện xúc tiến thương mại. Trong năm 2017, 2018, 2019, Sở Công Thương đã xây dựng và ban hành ấn phẩm “Nông sản Sơn La an toàn và xuất khẩu” bằng 03 thứ tiếng với số lượng trên 3.000 cuốn/năm; Phóng sự “Sơn La đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong thời kỳ hội nhập”; Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phóng sự “Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư”,“Sơn La đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn” in trên 5.000 đĩa.
Các sở ngành, các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Sơn La trên các kênh truyền thông của Trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, XTTM thông qua internet. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử ngày càng phát triển, hàng năm và chính thức ngày 5 tháng 5 năm 2020, Sở Công Thương tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-SCTvề đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh thông qua thương mại điện tử năm 2020. Nội dung chủ yếu được hướng tới là Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua Website thương mại điện tử; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm quản lý để phát triển sản xuất và kinh doanh; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã
tham gia các hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì bộ thương hiệu trực tuyến, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử; Khuyến khích các DN tham gia các mạng xã hội để quảng bá sản phẩm; Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên các phương tiện truyền thông….
Xác định công tác truyền thông, quảng bá là một trong những giải pháp trọng yếu trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, trong thời gian qua Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành địa phương, các cơ quan truyền thông xây dựng phát hành các phóng sự, chương trình để quảng bá cho các sản phẩm, các sự kiện xúc tiến thương mại; phối hợp với các Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La luôn theo sát, kịp thời đưa tin đối với các sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của tỉnh như các Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa hàng năm, tổ chức Tuần hàng nông sản an toàn và các sản phẩm của Sơn La, Lễ hội trái cây của các huyện, thành phố. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông của Trung Ương và các tỉnh, thành trong cả nước… thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, đưa tin rộng rãi về các tuần hàng, sự kiện xúc tiến thương mại cũng như các chủ trương, định hướng phát triển sản phẩm hàng hóa của Tỉnh.
Hoạt động thông tin, truyền thông hiệu quả đã góp phần tích cực vào công tác quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La đến với thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.5. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho xúc tiến thương
mại.
Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xúc tiến
thương mại có vai trò quan trọng nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo.
Các chính sách chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý nhà nước về XTTM, cho cán bộ hoạch định và thực thi chính sách về XTTM như nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng;
- Chính sách về hỗ trợ đào tạo kỹ năng XTTM cho nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh. Sở Công Thương đã ban hành kế hoạch và tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Điển hình như năm 2018 với Kế hoạch số 52/KH- SCT về tập huấn đào tạo bồi dưỡng kỹ năng bán hàng Việt tỉnh Sơn La.
- Tỉnh cử cán bộ hướng dẫn và hỗ trợ DN thực hiện chính sách xúc tiến thương mại của DN, kết nối và cung cấp thông tin cho DN.
Để thực hiện công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của tỉnh theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế Hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT hàng năm có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện và chủ động làm việc trực tiếp với đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Tham tán thương mại Đại sứ Trung Quốc, Úc, các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ như công ty CP Lavifood, Công ty TNHH TMDV&XNK Vina T&T, Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Qua đó trao đổi, đề nghị hỗ trợ Sơn La trong việc giải quyết các vấn đề về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; hỗ trợ Sơn La các thông tin về tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu đối với hàng hóa nông sản, quy định tiêu chuẩn hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, các thị trường nội địa... để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã biết để tổ chức sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Tổ chức các hội nghị triển khai công tác xúc tiến thương mại, công tác xuất khẩu; Hội nghị về thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để hỗ trợ và hướng dẫn cho DN trong công tác XTTM.
2.2.6. Chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng XTTM
Với chủ trương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phục vụ nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng và thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, tỉnh Sơn La đã tập trung xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Tỉnh tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành trên cả nước. Các hoạt động đó đã góp phần tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tạo động lực củng cố, phát triển sản phẩm của Tỉnh cả về mặt nhận diện và chất lượng. Qua đó, tạo môi trường thúc đẩy phát triển sản phẩm, quảng bá hình ảnh của địa phương cũng như hình ảnh quốc gia đối với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La, đặc biệt là Mận, Xoài, Nhãn,…Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số 669/SCT- QLTM&HTQT về việc triển khai các điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La với trọng tâm là vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng các điểm trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm nông sản, đàm phán và ký kết hợp đồng (Mỗi huyện xây dựng ít nhất 2 điểm trở lên).
Hạ tầng phân phối hàng hóa nội Tỉnh cũng được quan tâm phát triển. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 01 Trung tâm thương mại, 06 siêu thị, 111 chợ truyền thống, cùng trên 16.000 các cửa hàng, cơ sở bán lẻ các loại; các điểm
bán hàng nông sản an toàn của Tỉnh được xây dựng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
2.2.7. Chính sách về hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và hình thành chuỗi cung ứng cho sản phẩm chủ lực
Xác định việc quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh được bền vững trên các thị trường, tỉnh Sơn La đã tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn để tiêu thụ và xuất khẩu.
Theo báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ, từ năm 2010 đến năm 2015 tỉnh Sơn La mới xây dựng được 03 sản phẩm, trong đó 02 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý (Chè shan tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu), 01 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể (Mật ong Sơn La).
Qua công tác xúc tiến thương mại và yêu cầu đòi hỏi của thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2016 về kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm, Sở Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, bổ sung danh mục các sản phẩm xây dựng thương hiệu. Đến hết năm 2019, tỉnh đã xây dựng được 18 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có:
- 03 chỉ dẫn địa lý (Chè shan tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu, Cà Phê Sơn La; );
- 12 nhãn hiệu chứng nhận (Chè Olong Mộc Châu, Rau an toàn Mộc Châu, Nhãn Sông Mã, Cam Phù Yên, Na Mai Sơn, Bơ Mộc Châu, Táo Sơn Tra Sơn La, Chè Phỏng Lái Thuận Châu, nếp Mường Và Sốp Cộp, Cá Tầm Sơn La, Cá Sông Đà Sơn La, Chuối Yên Châu);
- 03 nhãn hiệu tập thể (Mật ong Sơn La, Chè Tà Xùa Bắc Yên, Khoai sọ Thuận Châu).