Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Triển Khai Thực Hiện Chính Sách


phân phối sản phẩm cũng như đưa hàng hoá vào các siêu thị tại các thành phố lớn hoặc xuất khẩu.

- Năng lực hoạch định chính sách. Yếu tố năng lực, trình độ của người làm chính sách càng cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi. Bên cạnh đó, thành công của một chính sách phụ thuộc rất nhiều vào công chức tổ chức thực hiện chính sách, những người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Nếu những người hoạch định chính sách thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách, ngăn cản không cho chính sách phát huy tác dụng thực tế.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện chính sách

- Nguồn lực: Thành công của chính sách phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan và công chức hoạch định, thực hiện chính sách cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh bộ máy hiệu quả, công chức có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, giữa nhà nước và nhân dân thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách như hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

- Tổ chức bộ máy: Bộ máy xây dựng và thực hiện chính sách thường là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy thực hiện công tác hoạch định: xác định cơ quan nào sẽ tham gia xây dựng chính sách, cơ quan nào sẽ phối hợp cùng thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, còn xác định công tác tham mưu trong việc xây dựng cơ chế, chính sách. Bộ máy thực hiện công tác hoạch định hiệu quả sẽ tránh tình trạng một cơ quan phải làm quá nhiều chính sách; hoặc một chính sách có quá nhiều cơ quan cùng làm; hoặc tránh


tình trạng công tác tham mưu trong việc xây dựng cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa tạo hàng lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Bộ máy thực hiện chính sách là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự thành công của chính sách. Nếu một chính sách đề ra hợp lý nhưng bộ máy tổ chức thực hiện quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả thì sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện sai chính sách trên thực tế. Việc thực hiện chính sách phụ thuộc vào sự phân định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan thực hiện. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện chính sách nhất định, các cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện chính sách cần được xác định cụ thể để tạo ra môi trường đồng bộ cho tổ chức thực hiện chính sách. Số lượng cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần phù hợp để đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, sự tham gia của đối tượng thụ hưởng chính sách (tuân thủ hay không tuân thủ chính sách) cũng quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách.

Nguồn lực vật chất: Việc xây dựng và thực hiện chính sách đòi hỏi nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí để thực hiện một chính sách thường do ngân sách nhà nước cung cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí này được chi cho các nhu cầu sauchi phí xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách; mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật và các chi phí vật chất khác; trả lương cho đội ngũ công chức tổ chức thực hiện chính sách; chi phí bồi dưỡng cho những người bị thiệt hại do việc thực hiện chính sách gây ra. Như vậy khi xây dựng và thông qua chính sách cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


- Các chính sách kinh tế. Các chính sách kinh tế từ trung ương đến địa phương có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách xúc tiến thương mại của tỉnh. Các chính sách xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, du lịch… hay xúc tiến thương mại có liên hệ mật thiết với nhau. Hoạch định hay thực thi chính sách xúc tiến thương mại cần dựa trên mối liên kết với các chính sách kinh tế khác để đảm bảo đạt hiệu quả cao, giảm thiểu thất thoát nguồn lực của các chủ thể.

Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 6

- Khoa học công nghệ và các yếu tố khác: Trình độ khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ vũ bão và ngày càng có nhiều thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Điều này càng làm cho khoảng cách giữa sự phát triển khoa học công nghệ với việc đổi mới, cải tiến kỹthuật trong sản xuất ngày càng nới rộng và hệ quả là sự phát triểncủa các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ, do vậy sản lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng sảnphẩmkhông đồng đều, mẫu mã sản phẩm không đa dạng.

Như vậy có thể thấy trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đếnthực thi chính sách thương mại, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách, cần có sự quan tâm, có cơ chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Có như thế, chính sách XTTM mới đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả trên thực tế.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Sơn La trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại của các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại trong cả nước trong việc hỗ trợ


doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại rất tích cực. Đặc biệt là sự phối hợp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, xúc tiến thương mại của các địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh kết nối sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, tạo các điều kiện cần thiết cho phát triển hệ thống phân phối. Nhiều địa phương trong cả nước đã hình thành được các mục tiêu ưu tiên cho hoạt động XTTM; nguồn ngân sách dành cho hoạt động XTTM đã được nâng lên; các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chiến lược xúc tiến thương mại. Có thể kể ra một số địa phương như sau:

* Kinh nghiệm xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai

Trong những năm vừa qua Tỉnh Lào Cai đã quan tâm phát triển sản phẩm hàng hóa chủ yếu là nông sản, gắn với đó là việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trong tỉnh phát triển. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thiết lập các kênh phân phối, bán hàng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm đến với khách hàng đã được các doanh nghiệp quan tâm triển khai thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển thương hiệu sản phẩm. Hàng năm tỉnh đã bố trí từ ngân sách địa phương cho việc thực hiện các hoạt động như: Sàn giao dịch thương mại điện tử, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo; hỗ trợ tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua chương trình nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm… quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác XTTM. Một số doanh nghiệp có năng lực về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực


đã chủ động, vận dụng và tham gia hiệu quả các hoạt động XTTM, bố trí cán bộ chuyên trách công tác thị trường, xây dựng website giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm, thương hiệu....

UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 20/06/2016 về Kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-20202 theo đó nêu mục đích, yêu cầu của Kế hoạch, kết quả hoạt động XTTM sản phẩm nông sản Tỉnh giai đoạn 2011-2015 (về xây dựng thương hiệu, thông tin thương mại phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, xây dựng các mô hình liên kết tiêu thụ nông sản) và Kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2016-2020 với những chính sách cụ thể được đề ra như:

(i) Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có thế mạnh Lào Cai: Tập huấn về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm nông sản; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

(ii) Thúc đẩy mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản: Hỗ trợ tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; Tổ chức hội nghị khách hàng; Tìm kiếm thị trường, đối tác; Tổ chức hội nghị ký kết hợp đồng; Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn; Hỗ trợ bao bì nhãn mác sản phẩm cho Doanh nghiệp (hỗ trợ sau đầu tư)

(iii) Xây dựng hệ thống cửa hàng, kho bảo quản để trưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh Lào Cai;

(iv) Xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp: Quảng bá nông sản trên các trang thông tin điện tử: Quảng bá và cập nhật thường xuyên thông tin thị trường các sản phẩm nông sản của tỉnh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang Website của Sở Nông

2 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/quyet-dinh-1894-qd-ubnd-ke-hoach-xuc-tien-thuong-mai- san-pham-nong-nghiep-lao-cai-2016-2020-315909.aspx


nghiệp và PTNT, liên kết tạo đường link trang website trên các trang thông tin của Hà Nội và các địa phương; Quảng bá sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh tại các hội chợ, diễn đàn thương mại xúc tiến đầu tư; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản; Tổ chức hội thảo; Sản xuất bản tin xúc tiến thương mại nông nghiệp.

Trong đó, một số hoạt động, chính sách tạo đột phá trong XTTM mà tỉnh Lào Cai đã thực hiện thời gian qua như:

- Về chính sách xây dựng thương hiệu

Xác định nhãn hiệu, thương hiệu là một trong những điều kiện quan trọng để nông sản tăng tính cạnh tranh, mở rộng kênh phân phối và thị trường tiêu thụ, Lào Cai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Theo đó mỗi xã, huyện lựa chọn những nông sản đặc hữu để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai, tỉnh có gần 40 sản phẩm nhiều tiềm năng xây dựng thương hiệu. Ðến nay, Sở đã xây dựng, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 24 nhãn hiệu và một chỉ dẫn địa lý đối với hơn 30 sản phẩm nông sản đặc hữu. Nhờ vậy, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ đến các siêu thị ở thành phố lớn trong nước và nước ngoài, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.

Tuy nhiên, việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm ở tỉnh Lào Cai còn khó khăn khi hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá chưa hiệu quả. Kinh phí tuyên truyền, vận động, tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm còn hạn chế. Một số nhãn hiệu sản phẩm của các địa phương được hỗ trợ bảo hộ nhưng chưa khai thác được hết giá trị, một số nhãn hiệu không thực hiện duy trì sản xuất dẫn đến bị mai một, bị hủy bỏ hiệu lực bảo hộ, mất nhãn hiệu3.

- Về XTTM với các sản phẩm nông nghiệp:


3https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/lao-cai-xay-dung-thuong-hieu-nong-san-356325/


Tháng 10/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 188/QĐ-SNN về việc sử dụng phần mềm “Hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai” với tên miền truy cập; xttmnongnghiep.laocai.gov.vn giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Lào Cai quản lý và vận hành. Đây là phần mềm tin học hỗ trợ công tác quản lý các sản phẩm nông nghiệp, để hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và lợi thế sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Cùng với việc đưa 100 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử; thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử các sản phẩm nông sản, thì việc có một phần mềm hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai thúc đẩy phát triển sản xuất, tiếp cận với công nghệ trong tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP và xây dựng nông thôn mới4.

- Về chính sách đầu tư hạ tầng XTTM: Tháng 7/2020, tỉnh Lào Cai ban hành Đề án xây dựng Trung tâm Xúc tiến thương mại và chợ biên giới Kim Thành gồm 3 phân khu chính. Dự kiến 3 phân khu của Trung tâm Xúc tiến thương mại và chợ biên giới Kim Thành sẽ được kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2020 - 2022 với tổng mức đầu tư ước tính trên 200 tỷ đồng.

* Kinh nghiệm xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình

Với nhiều lợi thế về nông sản, thực phẩm như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc; rau, củ, quả an toàn, hữu cơ Lương Sơn; các loại trà túi lọc; cá sông Đà; gà đồi Lạc Sơn; các sản phẩm chế biến từ cây Sachi... tỉnh Hòa Bình đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

4 http://www.baolaocai.vn/kinh-te/dua-vao-su-dung-phan-mem-ho-tro-xuc-tien-thuong-mai-cac-san-pham- nong-nghiep-tinh-lao-cai-z3n20191030085723568.htm


đến tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư kinh doanh lâu dài tại tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Hòa Bình cũng là tỉnh tham gia vào việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở mang cầu nối liên kết với các tỉnh và thành phố, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh và đặc sản của tỉnh cho người tiêu dùng biết đến. Từ đầu năm 2016 đến nay, đã tổ chức nhiều hội chợ và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình, hoạt động XTTM, kết nối cung cầu tại địa phương cũng như các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Trong đó, phải kể đến các chương trình mang lại hiệu quả thiết thực, như: Phối hợp với các cục, vụ, các Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa cho cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp trong tỉnh. Các hoạt động XTTM thời gian qua đã tạo cầu nối giữa doanh nghiệp, người dân và thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh, lưu thông hàng hóa thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc thiết lập quan hệ đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hòa Bình cũng đang thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nên việc tổ chức các chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa để các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp, nông dân… giới thiệu các sản phẩm của mình với các doanh nghiệp, siêu thị ngoài tỉnh là cần thiết. Thế nhưng, thực tế cho thấy, các chương trình XTTM của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh phí hàng năm cho thực hiện chương trình XTTM còn hạn hẹp, nên chưa tổ chức được nhiều chương trình, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh vẫn chưa mặn mà với việc tham gia hội chợ, kết nối giao thương. Trong khi phần lớn nông dân, doanh nghiệp của tỉnh còn sản xuất với quy mô nhỏ, nguồn tài chính hạn hẹp, do đó chưa thật sự chủ động tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí