Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn Từ Nay Đến


bên cạnh những thuận lợi, nhiều khó khăn đặt ra cho chính sách XTTM của Sơn La.

Các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, mô tả chi tiết thành phần của sản phẩm, có thương hiệu và đảm bảo chất lượng cao... Trong khi, các sản phẩm của tỉnh Sơn La vẫn cần phải khẳng định được sự bền vững cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức thực hiện về tem, nhãn mác, bao bì còn chưa chuyên nghiệp để thu hút ngưưi tiêu dùng và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Chủ yếu các sản phẩm đem xuất khẩu là những sản phẩm thô, chưa qua chế biến và có giá trị xuất khẩu thấp. Hoạt động xuất khẩu vẫn chưa có nhiều nhà thu gom đủ mạnh để liên kết chặt chẽ trong chuỗi liên kết để đáp ứng được thị trường.

Việc hỗ trợ về cung cấp thông tin, yêu cầu điều kiện của nước nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu hàng hóa chưa được thường xuyên.

- Thứ năm, năng lực và nhận thức của DN, HTX, cơ sở sản xuất về vai trò và việc tham gia vào các hoạt động XTTM còn chưa cao dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách còn thấp.

Các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh chưa chủ động nghiên cứu các chính sách để tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ và xuất khẩu các nông sản chủ lực của tỉnh.

Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Tỉnh còn khó khăn về tiềm lực tài chính để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu yêu cầu của các nhà phân phối, các điều kiện của nước nhập khẩu... và các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tiềm lực của mình cho các đơn vị tiêu thụ lớn và doanh nghiệp xuất khẩu. Việc nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chưa thật sự được quan tâm.

Một số doanh nghiệp, HTX vẫn còn chưa chủ động để xây dựng hình ảnh, quảng bá cho các sản phẩm của chính mình. Cụ thể ở đây là việc chuẩn


bị tài liệu, ấn phẩm phục vụ cho mục đích giới thiệu cũng như tìm kiếm đối tác còn sơ sài và chưa được chú trọng. Chưa thật sự chủ động, vẫn còn chờ đợi sự hỗ trợ từ nhà nước hoặc mục đích tham gia vào hội chợ, triển lãm chỉ để tiêu thụ hàng hóa trong thời gian ngắn.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại, am hiểu thị trường và thực hiện các hợp đồng kinh tế linh hoạt và hiệu quả.


CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025


3.1. Dự báo, mục tiêu và một số định hướng hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến 2025

3.1.1. Một số dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025

a. Tình hình chung

Bối cảnh thế giới và khu vực đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn đang diễn ra và thay đổi nhanh chóng.

Trong thời gian tới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới. Toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết để ổn định và phát triển tiếp tục là yêu cầu khách quan trong mọi lĩnh vực của đời sống toàn cầu. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTTM thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh.

Tiến bộ mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở đường cho những bước nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi nước; đồng thời cũng làm khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nước càng thêm sâu sắc. Sự chênh lệch về phát triển khoa học - công nghệ sẽ buộc một số quốc gia phát triển chậm phải chấp nhận “làm thuê” cho nước phát triển hơn trong phân công lao động mới. Do đó, nếu không chủ động tích cực về chiến lược, chính sách, không bắt kịp được xu thế phát triển của nhân loại thì những quốc gia nhỏ, chậm phát triển có thể trở thành những “quốc gia phụ thuộc”. Việc áp


dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác XTTM là cần thiết để không bị tụt hậu so với các nước.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 cũng đang tạo ra cả những tiềm năng, cơ hội cũng như những thách thức mà cả nước đang phải đối mặt. Xét trong phạm vi hẹp, chính tỉnh Sơn La cũng đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức trên.

Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong thời gian tới. Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội (ngày 30/6/2019) sau hành trình 9 năm đàm phán; đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Hiểu rõ được những sản phẩm chủ lực của địa phương như xoài, nhãn, chanh leo… tỉnh Sơn La cần phải có những định hướng cụ thể để tận dụng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu. Đồng thời củng cố những khó khăn và thách thức trong nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tới nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đăng kí thương hiệu cũng như nhận diện của sản phẩm thông qua thiết kế mẫu mã, bao bì và những thông số của sản phẩm.

Tỉnh Sơn La đang bước vào giai đoạn có nhiều thuận lợi khi kinh tế của địa phương đã có sự chuyển biến, giữ được mức tăng trưởng khá trong nhiều năm, có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, có vị trí trung tâm của Tiểu vùng Tây Bắc, định hướng nền nông nghiệp của tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tận dụng tốt các cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


Các cửa khẩu chính được nâng cấp (Cửa khẩu Lóng Sập), cửa khẩu phụ (Nậm Lạnh) được công nhận; nhiều tiềm năng, lợi thế đã và đang được khai thác như công nghiệp thủy điện, khai khoáng, chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chế biến nông sản xuất khẩu.... tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là những khó khăn thách thức riêng như một số yếu kém vốn có của tỉnh như địa lý, kinh tế không thuận lợi, biến đổi khí hậu, thiên tai; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Công nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ, lẻ. Suất đầu tư cho công nghệ ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

- Nâng cao giá trị, chất lượng phát triển nông nghiệp bền vưng theo

chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và ưn khí hậu,.... là xu hướng tất yếu.

g phó biến đôi

- Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, dịch bệnh là thách thức không hề nhỏ đối với ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

b. Dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Sơn La

- Về năng lực sản xuất

Sản lượng, diện tích một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La đển năm 2025 dự kiến tăng khá, tạo nguồn cung cho phân phối hàng hóa và cũng là một đòi hỏi đặt ra cho công tác XTTM tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh.

Giai đoạn từ năm 2021-2025 diện tích một số loại cây trồng lâu năm đã trồng mới hoặc ghép cải tạo trong giai đoạn 2017-2019 bắt đầu cho sản phẩm, dần đi vào ổn định về sản lượng, diện tích trồng xen canh ngày càng tăng, do


vậy giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt giai đoạn 2021-2025 dự báo tăng khoảng 10-15%/ha/năm.

Bảng 3.1. Dự kiến sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ lực của Sơn La đến năm 2025‌

Sản phẩm

Diện tích

Sản lượng

Trồng trọt



Cây ăn quả và cây sơn tra

115.000 ha

900.000 tấn

Chè búp tươi


69.600 tấn

Cà phê nhân


37.350 tấn

Mía cây


657.000 tấn

Chăn nuôi



Đàn trâu


133.760 con

Đàn bò thịt


408.000 con

Đàn bò sữa


70.000 con

Đàn dê


252.670 con

Đàn gia cầm


8.780 nghìn con

Thịt hơi xuất chuồng các loại


90.600 tấn

Sản lượng sữa tươi


186.220 tấn

Thủy sản



Nuôi trồng

2.960 ha

9.590 tấn

Khai thác


1.400 tấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 12

Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT

- Về chất lượng sản phẩm nông sản chủ lực tiếp tục được tăng lên, tạo nguồn sản phẩm phong phú và có giá trị cao hơn.

+ Trong giao đoạn 2021 - 2025, mỗi năm phát triển thêm từ 30 chuỗi mới trở lên.

+ Xây dựng hệ thống truy xuất sản phẩm cho các doanh nghiệp, HTX cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.


+ Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (mỗi năm hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho từ 3 đến 5 sản phẩm mới. Hỗ trợ cho duy trì và phát triển cho 100% các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ) và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm (hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm của các HTX, liên minh HTX, doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn).

- Về tiêu thụ:

Nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước ngày càng tăng trong khi

sản xuất cây trông nước ta ngày càng phát triển khá toàn diện, liên tục tăng

trưởng cả về diện tích, sản lượng, dự kiến phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và gia tăng xuất khẩu.

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025

- Mục tiêu chung

Với điều kiện về sản xuất ngày càng được hoàn thiện, sản lượng các sản phẩm chủ lực sẽ được duy trì ổn định và có nhiều khả năng gia tăng nhưng ngược lại, tỉnh Sơn La cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại trong tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo gia tăng lợi ích, hiệu quả, nâng cao đời sống của người dân.

- Mục tiêu cụ thể về hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại trong tiêu thụ sản phẩm tỉnh Sơn la đến năm 2025

Triển khai thực hiện đề án, Chương trình, kế hoạch về xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch xúc tiến thương mại, kế hoạch xuất


khẩu nông sản hàng năm để làm cơ sở cho các cấp, các ngành, các huyện, thành phối chủ động và phối hợp thực hiện công tác xúc tiến thương mại trong điều kiện mới; Định hướng lựa chọn, hướng dẫn quy trình đăng ký sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ các cơ sở nâng cấp hoàn thiện mẫu mã, bao bì, logo, tem nhãn cho các sản phẩm trên địa bàn tỉnh; Tập trung đẩy mạnh các nhà máy chế biến nông sản để sản xuất đa dạng các sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm;

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia công tác xúc tiến thương mại;

Nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường và tham gia hiệu quả hoạt động Xúc tiến thương mại.

Tập trung thu hút các thành phần kinh tế để đầu tư, nâng cấp vào các cơ sở hạ tầng thương mại như các chợ địa phương, chợ trung tâm xã, siêu thị cũng như các trung tâm thương mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP....

Tranh thủ tiếp cận, đổi mới cách thức quảng bá, các hoạt động truyền thông để thu hút được sự quan tâm cũng như gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới người tiêu dùng trong cả nước.

Đổi mới cách thức, nội dung tổ chức hội nghị, hội thảo, tuần hàng, hội chợ để nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến 2025

3.2.1. Rà soát văn bản chính sách về xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh thời gian qua

Tỉnh Sơn La cần thường xuyên tiến hành công tác rà soát, đánh giá trước và sau đối với chính sách XTTM nói chung và chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh nói riêng. Qua đó, phát hiện những nội dung, quy định còn mâu thuẫn với quy định của cả nước và những quy định liên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022