Tỉnh có 03 sản phẩm được cấp văn bàng bảo hộ tại nước ngoài. Sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu đã được Thái Lan cấp văn bằng bảo hộ năm 2017. Đến năm 2020 tỉnh đã xây dựng thêm 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu chứng nhận (Mận Sơn La, Chanh leo Sơn La, Rau an toàn Sơn La), năm 2020, tỉnh có thêm 02 sản phẩm “chè Shan Tuyết Mộc Châu” và “xoài tròn Yên Châu” được bảo hộ tại thị trường Châu Âu theo cam kết tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Tính đến năm 2020 Sơn La đã có 21 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.
- Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, triển khai quy hoạch vùng sản xuất lớn; đến năm 2019 toàn tỉnh có 161 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn (tăng 57 chuỗi so với năm 2015). Trong đó, 18 chuỗi rau với tổng diện tích sản xuất đạt 113,5 ha (Mộc Châu 11 chuỗi, Mai Sơn 04 chuỗi, TP. Sơn La 01 chuỗi, Vân Hồ 01 chuỗi, Yên Châu 01 chuỗi); 39 chuỗi quả, 807 ha (Sông Mã 12 chuỗi Nhãn an toàn; Yên Châu 06 chuỗi nhãn, mận, chuối an toàn; Mộc Châu 06 chuỗi mận, cam, quýt, chanh leo, hồng giòn an toàn; Mai Sơn 07 chuỗi nhãn, xoài, thanh long, na, cam, bưởi, chanh leo; Phù Yên 02 chuỗi cam, bưởi an toàn; Mường La 02 chuỗi xoài, táo, nhãn an toàn; Vân Hồ 01 chuỗi nhãn, cam, xoài an toàn; Thuận Châu 01 chuỗi chanh leo an toàn; Bắc Yên 01 chuỗi xoài, vải an toàn);03 chuỗi thịt lợn an toàn, sản lượng 4.950 tấn/năm; 04 chuỗi thủy sản nuôi lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 431 tấn/năm; 02 chuỗi mật ong an toàn, sản lượng 392 tấn/năm; 01 chuỗi cà phê, sản lượng 200 tấn/năm; 01 chuỗi chè, sản lượng 10 tấn/năm; hỗ trợ 21 doanh nghiệp, HTX phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
- Phối hợp với Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, hỗ trợ 36 doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi được dán tem điện tử thông minh nhận diện và truy xuất nguồn
gốc (Qr code), số tem đã hỗ trợ 806.868 cái; cấp 08 mã vùng trồng, trong đó 2 vùng trồng xoài và 6 vùng trồng nhãn; đã chủ động trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong chuỗi với các siêu th , các cửa hàng bán rau, quản an toàn trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu xoài, thanh long sang Úc, EU.
- Đến năm 2019, toàn tỉnh có 110 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP. Tính đến tháng 12 năm 2019 toàn tỉnh có 163 mã số vùng trồng cây ăn quả, bao gồm: 50 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường (Mỹ, Úc...) được Trung tâm kiểm d ch sau nhập khẩu, trong đó: nhãn 62 mã; xoài 30 mã; thanh long 01 mã; bơ 01 mã; mận 07 mã; chanh leo 04 mã; chuối 04 mã; dâu tây 02 mã; cây có múi 02 mã.
2.3. Đánh giá chung thực trạng chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La
2.3.1. Những thành công
Việc thực hiện chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La, trong thực hiện và hỗ trợ hoạt động XTTM các sản phẩm hàng hóa của Tỉnh nói chung và đặc biệt là hoạt động XTTM các sản phẩm nông sản (sản phẩm chủ lực) được các cấp chính quyền và các tổ chức kinh tế quan tâm thông qua một số hoạt động cụ thể để gắn kết hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm đạt kết quả cao nhất. Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La
- Giá Trị Xuất Khẩu Nông Sản Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015-2019
- Chính Sách Hỗ Trợ Tiếp Cận Và Phát Triển Thị Trường
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn Từ Nay Đến
- Nâng Cao Các Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Cho Xúc Tiến Thương Mại
- Các Nhóm Giải Pháp Về Hoạt Động Tư Vấn, Hỗ Trợ Xttm Trên Địa
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Sơn La đã ban hành một số văn bản chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù địa phương. Nội dung các văn bản chính sách bao quát trên mọi lĩnh vực liên quan đến XTTM, phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, đồng thời bảo đảm được các nguyên tắc về tính thống nhất, tính minh bạch, nhất quán, liên tục, có mục tiêu, …. Như vậy có thể thấy, nội dung
chính sách XTTM trong tiêu thụ sản phẩm của Sơn La khá toàn diện. Đây là thuận lợi cơ bản, tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện chính sách trên thực tế.
Mục tiêu của chính sách XTTM được xác định cụ thể, rõ ràng thể hiện quyết tâm của các cấp lãnh đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hệ thống giải pháp chính sách tương đối toàn diện, vừa thể hiện tính cơ chế trong hoạt động quản lý, vừa kết hợp giữa các giải pháp mang tính kinh tế và giáo dục thuyết phục, đồng thời các giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách được triển khai đồng bộ. Đây là nền tảng quan trọng giúp chính sách đạt được mục tiêu đã đề ra.
Vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách được phát huy. Mỗi chủ thể tham gia thực hiện chính sách đóng vai trò khác nhau và có sự tác động đến hiệu quả thực hiện ở những mức độ nhất định. Chủ thể tham gia cơ bản là các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện các nội dung chính sách có liên quan. Các chủ thể khác như các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đóng vai trò hỗ trợ, tuyên truyền thực hiện chính sách bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Thêm vào đó, chủ thể quan trọng – các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình cũng có ý thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, tích cực cùng với các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm đảm bảo theo quy định của nhà nước cũng như thực hiện các yêu cầu của chính sách XTTM.
Với việc hoạch định và thực thi hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương, hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Sơn La đã góp phần vào kết quả khả quan trong tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm chủ lực ở thị trường trong nước và xuất khẩu thời gian qua, từ việc người tiêu dùng trước đây không biết Sơn La có các sản phẩm nông sản đặc trưng và đến nay nhiều
người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nông sản đặc trưng của Sơn La như xoài, nhãn, mận hậu, chanh leo, bơ, cà phê, rau trái vụ....từ đó đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nguyên nhân của những thành công:
- Trước hết, tỉnh Sơn La đã có kế hoạch lựa chọn và phát triển sản phẩm chủ lực phù hợp. Các giải pháp đồng bộ được xây dựng như: Liên kết vùng sản xuất; quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, tiếp tục lựa chọn các loại cây ăn quả, rau có tiềm năng, lợi thế; xây dựng đề án và tổ chức triển khai mô hình sản xuất, thu hái, bảo quản các loại quả và sản phẩm trong định hướng xuất khẩu; hoàn thiện các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, chế biến và tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tổ chức các hoạt động XTTM chuyên sâu cho từng chủng loại sản phẩm (như nhãn, mận hậu, xoài,…) đã tạo nên các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp chế biến có chất lượng, được người tiêu dùng đánh giá cao.
- Các cấp chính quyền từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các các sở, ngành, các huyện, thành phố, xã, phường đã có sự thống nhất cao về nhận thức và phối hợp hiệu quả trong thực thi chính sách XTTM để tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh.
Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận chỉ đạo, thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (Ban chỉ đạo 598); HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết về Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xúc tiến thương mại, Kế hoạch xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020 và kế hoạch xuất khẩu hàng năm và nhiều văn bản triển khai thực hiện; BCĐ 598 trực tiếp chỉ đạo các sở ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện với trọng tâm là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ lực tại thị trường trong nước, còn xuất khẩu có tác động tương hỗ trong việc tiêu thụ sản
phẩm nông sản. Trong đó, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương đồng hành với các doanh nghiệp, hợp tác xã tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản... đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức coi trọng chất lượng sản phẩm nông sản của người dân.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành, các huyện, thành phố; sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan trung ương, các tỉnh bạn đã giúp Sơn La tìm kiếm mở rộng thị trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày, quảng bá sản phẩm, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các việc tham gia tuần hàng, hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị kết nối tại các thị trường có nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu sản phẩm nông sản Sơn La.
- Công tác phân giao chủ trì, phối hợp trong XTTM đã được quan tâm, chỉ đạo cụ thể.
Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực XTTM trên địa bàn tỉnh Sơn La; là đầu mối tổ chức và phối hợp tổ chức, triển khai các hoạt động XTTM, đã phối hợp với Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch – Đầu tư, (Trung tâm Xúc tiến Thương mại). Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện, thành phố, có chức năng thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động thương mại; tổ chức và tư vấn các hoạt động XTTM trên địa bàn Tỉnh theo quy định, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án XTTM; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giới thiệu, quảng bá về các doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh, xây dựng thương hiệu. Tỉnh đã quan tâm
hàng năm cấp kinh phí để trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện làm việc tương đối hiện đại, cho phép cập nhật những tiến bộ khoa học vào việc thực hiện công tác chuyên môn; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTTM, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
- Thêm vào đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đến các đối tượng thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền đã đưa chính sách đến gần với đối tượng thực hưởng, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức khác, trong đó có những hỗ trợ về vốn, tín dụng, cho sản xuất, hỗ trợ công tác quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, …
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đã đạt được trong việc thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại, việc hoạch định và thực thi chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn còn những hạn chế, khó khăn.
Về nội dung chính sách XTTM của tỉnh Sơn La, về cơ bản là bám sát quy định của nhà nước và thực tế sản xuất, phân phối, đặc thù của Tỉnh do vậy, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách. việc nâng cao nhận thực, năng lực của các chủ thể chưa được thường xuyên, Vấn đề tồn tại hạn chế chủ yếu là ở khâu thực thi chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La thời gian qua, tài chính hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại là đang còn gặp khó khăn, do đó hiệu quả chính sách còn thấp, nhận thức, năng lực của các chủ thể còn hạn chế. Hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống chưa tạo ra sự linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế để mang ại hiệu quả cao hơn. Đội ngũ nhân lực triển khai,
thực hiện công tác xúc tiến thương mại còn mỏng và yếu. Chính vì vậy, hiệu quả của chính sách chưa thật sự phát huy được hết khả năng trên thực tế.
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong thực thi chính sách là:
- Thứ nhất, công tác phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách còn chưa hiệu quả.
Chính sách XTTM bao hàm nhiều nội dung khác nhau trên các lĩnhvực kinh tế, xã hội. Do vậy, để đảm bảo việc thực hiện các nội dung này một cách toàn diện, hệ thống, cần thiết phải giao cho các bộ phận chịu trách nhiệm trên từng nội dung và phối hợp với nhau trong tổ chức thực hiện.
Thực tế hiện nay, để thực hiện các nội dung chính sách XTTM tại tỉnh Sơn La cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý như Sở Công Thương, Sở NN-PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, các huyện, thành phố. Mặc dù, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ phù hợp với thẩm quyền được giao trong thực hiện chính sách song điểm hạn chế lớn nhất vẫn là sự phối hợp giữa các ngành chưa được thật sự chưa nhịp nhàng, hiệu quả.
- Thứ hai, số lượng và trình độ đội ngũ công chức thực hiện chính sách còn mỏng và hạn chế, do vậy chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả trong triển khai thực hiện công vụ.
Thực tế cho thấy đội ngũ công chức thực hiện chính sách tại tỉnh Sơn La còn khá mỏng về số lượng và năng lực thực hiện còn hạn chế. Xác định đẩy mạnh công tác XTTM trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, tỉnh đã quan tâm củng cố xây dựng Trung tâm Xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư, tuy nhiên số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác XTTM còn ít (chỉ có 7 người trực tiếp làm việc tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư về lĩnh vực thương mại, còn lại chủ yếu là cán bộ phòng chuyên môn của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, thành phố kiêm nhiệm tham gia thực hiện
công tác xúc tiến Thương mại). Lực lượng cán bộ mỏng và thiếu như vậy ảnh hưởng đến công việc triển khai hoạt động XTTM, đặc biệt là vào những thời điểm cùng lúc phải tham gia nhiều sự kiện khác nhau.
Việc năng lực, trình độ còn chưa cao, đặc biệt là thiếu kiến thức chuyên ngành, dẫn đến công chức chưa phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động thực tế, chủ yếu tuân thủ mệnh lệnh hành chính từ cấp trên và dừng lại ở việc theo dõi những biến động trong hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bên cạnh đó, việc cán bộ công chức kiêm nhiệm trong thực hiện chính sách xúc tiến thương mại dẫn đến sự quan tâm, tập trung công sức vào công tác XTTM là chưa nhiều, khó nắm bắt đề xuất các hoạt động phát sinh thực tế.
- Thứ ba, nguồn lực thực hiện chính sách còn hạn chế
Nguồn lực là điều kiện vật chất vô cùng cần thiết, quyết định đến sự thành bại của chính sách. Qua phân tích tình hình thực hiện chính sách XTTM tại Sơn La cho thấy hiệu quả của việc thực hiện chính sách chưa phát huy hết khả năng là do nguồn lực thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế. Chính sách tài chính hỗ trợ cho địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế để quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm.
Bên cạnh đó việc thủ tục hành chính trong công tác hỗ trợ, ưu đãi còn rườm rà cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả triển khai thực hiện chính sách. Ngoài ra, năng lực quản lý, điều hành, giải quyết công việc của một số cán bộ, công chức còn hạn chế.
- Thứ tư, tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường xuất khẩu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy cơ hội được giới thiệu về tiềm năng của sản phẩm địa phương cũng như quảng bá hình ảnh sản phẩm địa phương tới thị trường quốc tế, nâng cao kinh tế địa phương. Tuy nhiên,