BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/……… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ TRINH
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN
Đắk Lắk, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/……… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ TRINH
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN
Đắk Lắk, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phan Thị Trinh
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Học viện hành chính quốc gia, những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Khắc Tuấn đã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội tỉnh, Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và cung cấp các thông tin cần thiết cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Phan Thị Trinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 17
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 17
7. Kết cấu của luận văn 18
CHƯƠNG 1 19
1.1. Một số khái niệm, quan niệm cơ bản về thanh niên, việc làm, chính
sách việc làm cho thanh niên 19
1.2. Quy trình thực hiện chính sách việc làm 36
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên 39
CHƯƠNG 2 48
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk 48
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 49
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua 53
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên Đắk Lắk 71
CHƯƠNG 3 78
3.1. Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tới 78
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn tới 79
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ | Viết tắt | |
1 | Thanh niên cộng sản | TNCS |
2 | Liên hiệp thanh niên | LHTN |
3 | Thiếu niên tiền phong | TNTP |
4 | Chính sách xã hội | CSXH |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk - 2
- Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Văn
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Sử Dụng Lao Động, Quản Lý Lao Động Đúng Pháp Luật, Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh Và Nâng Cao Trách Nhiệm
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
1 | Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk | 51 |
2 | Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện của tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2021 | 53 |
3 | Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Đắk Lắk năm 2020 | 55-56 |
4 | Bản 2.2. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk | 56 |
5 | Lao động việc làm và đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2020 | 58 |
6 | Phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn | 60 |
7 | Đồ thị 2.3. Tư vấn, giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020 | 63 |
8 | Bảng 2.4. Thông tin cung – cầu lao động tỉnh Đắk Lắk | 64 |
9 | Bảng 2.5. Kết quả hoạt động tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk từ nguồn vay Ngân hàng CSXH tỉnh | 67 |
10 | Bảng 2.6. Các dự án được triển khai giải quyết vốn vay | 68 |
11 | Bảng 2.7. Hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Đắk Lắk | 70 |
12 | Đồ thị 2.8. Kết quả tư vấn, giới thiệu việ làm tại tỉnh Đắk Lắk | 72 |
13 | Bảng 2.9. Thống kê về hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk | 73 |
14 | Bảng 2.10. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển mới, đào tạo trong năm 2020 | 74 |
15 | Lao động việc làm và đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2021 | 76 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Vấn đề việc làm, thực hiện chính sách việc làm nhằm giải quyết việc làm cho người dân luôn là ưu tiên chính sách của mọi quốc gia, trong đó, việc làm cho thanh niên, chính sách việc làm cho thanh niên luôn là ưu tiên hàng đầu. Bởi đây là lực lượng lao động chính của mọi gia đình và xã hội; ổn định việc làm và thu nhập cho thanh niên đóng vai trò then chốt cho sự ổn định và phát triển gia đình và xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của những lĩnh vực này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo cơ chế, chính sách, lãnh đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các chính sách việc làm cho Nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng. Một số văn bản quan trọng đã được đảng, Nhà nước ban hành như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Quốc hội thông qua Luật Thanh niên năm 2005 và được thay thế bằng Luật Thanh niên năm 2020... Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 07 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”...
Theo Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Trong giai đoạn 2016 - 2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%. Nếu lực lượng lao động năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016 - 2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người. Trong quý IV năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên