có việc làm là gần 54 triệu người, giảm gần 945 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,6 triệu người giảm 90,2 nghìn người, ở khu vực nông thôn là 35,9 triệu người, giảm 854,3 nghìn người so với quý IV năm 2019. Tính chung năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019 [24].
Với tỉnh Đắk Lắk, lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động hiện nay chiếm gần 500.000 người. Năm 2020, do ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên toàn tỉnh, nhất là đối với thanh niên đô thị. Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhìn chung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem đến cho người dân nông thôn, đặc biệt là các đối tượng được ưu tiên là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người khuyết tật ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa một cái nhìn sâu sắc về nghề nghiệp, bà con thấy được lợi ích của nghề được học; nhờ có kiến thức, có kỹ năng nên năng suất, thu nhập, giá trị tạo ra tăng cao gấp nhiều lần so với trước khi chưa được đào tạo; nhiều mô hình hiệu quả được duy trì và phát triển nhân rộng; hiệu quả lớn nhất thu được đó là tiếng vang của những mô hình được bà con truyền nhau học tập, động viên nhau tham gia học nghề, nhận thức lạc quan, sâu rộng hơn về đào tạo nghề nghiệp; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt trên 82%. Bên cạnh đó là sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước để làm ăn kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị. Tuy nhiên bên cạnh đó là những khó khăn không nhỏ để duy trì nghề, giải quyết việc làm sau tốt nghiệp do tập quán sinh sống không chịu làm ăn xa nhà của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nên việc duy trì nghề đã học cũng là thách thức đặt ra đối với chính quyền, cơ quan quản lý.
Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh đắk lắk trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian gần đây, vấn đề việc làm, chính sách việc làm nói chung và việc làm, chính sách việc làm cho thanh niên nói riêng, luôn nhận được sự quan tâm lớn của các nhà quản lý, giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước với những phương diện, mức độ và mục đích khác nhau. Ở phương diện này, có thể kể đến một số luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu sau đây:
2.1. Các công trình nghiên cứu về thanh niên
- “Chiến lược phát triển thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Trung ương Đoàn. Đây là đề tài triển khai, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Qua phân tích tình hình thực tiễn hoạt động mọi mặt của thanh niên ở các địa phương trong cả nước trước xu hướng toàn cầu hóa, đề tài đã xác định phương pháp để thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020.
- “Văn hóa thanh niên trong quá trình hội nhập quốc tế” của Đặng Cảnh Khanh đã đề cập đến các vấn đề cơ bản liên quan đến việc hình thành các giá trị văn hóa thanh niên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, trong đó đã tập trung nghiên cứu và phân tích các mối quan hệ giữa thanh niên với các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường trước tác động của hội nhập; từ đó đề xuất nhiều giải pháp giúp định hình và nâng cao các giá trị văn hóa cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thanh vận trong tình hình mới” của Nguyễn Đắc Vinh đã nêu lên những vấn đề lý luận về công tác tập hợp, vận động thanh niên. Qua đó, khẳng định tính tất yếu của việc đổi mới công tác vận động thanh niên và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Từ thực tiễn công tác vận động thanh niên hiện nay,
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk - 1
- Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Văn
- Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Sử Dụng Lao Động, Quản Lý Lao Động Đúng Pháp Luật, Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh Và Nâng Cao Trách Nhiệm
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
tác giả phân tích nguyên nhân của các hạn chế, rút ra kinh nghiệm trong việc vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên. Điểm nhấn của đề tài là đã đưa ra các phương pháp đổi mới công tác vận động, đoàn kết thanh niên trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới, phát triển toàn diện đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- “Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa” của Lê Duẩn, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1980. Nội dung cuốn sách là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cách mạng xã hội chủ nghĩa mà lớp lớp thanh niên Việt Nam và thế giới đã và đang tạo ra; là những chia sẻ của đồng chí Tổng Bí thư của Đảng với lớp thanh niên đương thời về lý tưởng cộng sản với mong muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Cuốn sách là cẩm nang gối đầu giường cho lớp thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thời kỳ xây dựng lại đất nước sau giải phóng, góp phần tạo nên lớp thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão, có chí lớn trong lập thân lập nghiệp thời kỳ đó và cả sau này.
- “Tuổi trẻ Việt Nam đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đỗ Mười, Nxb thanh niên, Hà Nội, 1997. Nội dung cuốn sách là những đánh giá của đồng chí Tổng Bí thư của Đảng về vai trò của thanh niên Việt Nam trong quá khứ cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện, trong đó khẳng định vai trò “đi đầu” của thanh niên trong tiếp thu những tri thức khoa học mới của nhân loại để vận dụng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sách còn thể hiện niềm tin, niềm kỳ vọng của đồng chí Tổng Bí thư vào lớp thanh niên đương thời trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- “Đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Xuân Vĩnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung Luận văn nêu bật những thành tích trong công tác Đoàn thanh niên tỉnh Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh; đồng thời chỉ ra những đặc thù của công
tác thanh niên trong tình hình mới cần phải đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam của Y Quý Niê Siêng năm 2020. Nội dung Luận văn đề cập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã; từ đó nêu lên thực trạng cán bộ Đoàn cấp xã và chính sách cán bộ Đoàn cấp xã ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; sau đó nêu lên phương hướng và hệ giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cán bộ Đoàn cấp xã ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”, phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10 (12/2012) đã làm rõ vai trò của công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay và đưa ra các gợi mở để triển khai hiệu quả công tác thanh niên trong thời gian tới. Cụ thể là: cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí của thanh niên và Đoàn Thanh niên trong thời kỳ mới; coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu niên; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...
- “Phát huy vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, bài phát biểu của đồng chí Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban Bí thư tại Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII (12/2019). Bài phát biểu thể hiện niềm tin sâu sắc của Ðảng vào lực lượng thanh niên Việt Nam qua các thế hệ, đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu. Tuy nhiên, đồng chí Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra những thách thức to lớn mà thanh niên Việt Nam phải vượt
qua trong thời kỳ mới và nhắn gửi tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 6 vấn đề mà Hội cần thực hiện tốt để luôn phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Các công trình nghiên cứu về việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên
- “Chính sách việc làm - Thực trạng và giải pháp”, đề tài cấp Bộ năm 2013 của tác giả Nguyễn Thúy Hà. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến việc làm. Đồng thời, qua các số liệu thống kê năm 2011 và 2012, tác giả đã phân tích cụ thể tình hình lao động, việc làm ở nước ta. Từ đó, đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm như: tiếp tục tạo khung pháp lý phù hợp, hoàn thiện thể chế thị trường lao động; phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có văn hóa, trình độ tay nghề cao, lành nghề đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động; phát triển mạnh khu vực dân doanh; mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước; mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề; đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Đồng thời, đề tài cũng đã có cái nhìn sâu sắc về chính sách việc làm của Việt Nam hiện nay, thành tựu và hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện như: ban hành Luật việc làm; gắn kết chính sách việc làm với kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế; chính sách việc làm cần được thực hiện đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách kinh tế khác; chính sách việc làm phải phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm...
- “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” (2012) của tác giả Hoàng Tú Anh. Đề tài đã đề cập đến các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tế về giải quyết việc làm như: hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách
phát triển sản xuất thu hút lao động nông thôn, chính sách xuất khẩu lao động... ở nước ta nói chung và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nói riêng; qua đó phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương, đồng thời đề ra hệ thống giải pháp khá toàn diện nhằm giải quyết việc làm một cách hợp lý, có hiệu quả cho lao động nông thôn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, rộng ra là các địa phương khác có điều kiện đặc thù tương tự.
- Nguyễn Hữu Dũng - Trần Hữu Trung (1997), “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung của sách nêu lên thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của nước ta sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới; từ đó chỉ ra những điều làm được và chưa làm được, nhất là những vấn đề cần hoàn thiện về mặt pháp lý và chính sách việc làm cho các nhóm đối tượng lao động ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách có tính thực tiễn và khái quát cao, góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước ta trong việc hoàn thiện các chính sách về việc làm và giải quyết việc làm sau này.
- Đinh Đặng Định và cộng sự (2004), “Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội. Nội dung của sách phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề đảm bảo việc làm với việc nâng cao đời sống của người lao động ở Việt Nam; chỉ ra các nhân tố tác động làm mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động ở nước ta; từ đó đề xuất các chính sách về lao động, việc làm, chính sách bảo vệ người lao động nhằm đảm bảo đời sống, thu nhập và các hoạt động cần thiết khác của người lao động trong điều kiện có những biến động về lao động, việc làm.
- “Quản lý nhà nước về lao động việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Quách Quỳnh Hương năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lao động, việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về nguồn lao động, việc làm; nâng cao chất lượng
và hiệu quả giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến.
- “Giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng của Hoàng Thị Nguyệt Nga năm 2012. Đề tài đã nêu lên thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chỉ ra những điều còn chưa làm được, từ đó đề xuất nhiều giải pháp giải quyết việc làm như: tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, phát triển các ngành sản xuất, mở rộng, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu, thực hiện chính sách tín dụng...
- “Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Đà Nẵng của Phan Đức Lộc năm 2015. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về giải quyết việc làm; từ đó nêu lên thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; qua đó đề xuất 5 hệ giải pháp thiết thực, có tính khả thi nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- “Vấn đề lao động - việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” của Triệu Thị Trinh in trên Tạp chí Cộng sản số ra ngày 03/10/2013. Bài viết đã đề cấp đến công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn, chỉ ra những bất cập trong vấn đề lao động - việc làm của thanh niên nông thôn. Từ đó đề ra một số giải pháp khắc phục những bất cập về lao động, việc làm cho thanh niên nông thôn dưới góc độ quản lý nhà nước về lao động.
- “Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay” của tác giả Khánh Lan trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương. Đề tài đã tổng hợp các số liệu về thực trạng thanh niên trong cơ cấu lao động, việc làm hiện nay. Trên cơ sở các kết quả điều tra, tác giả phân tích xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay, cũng
như phân tích những đánh giá của thanh niên về về hiệu quả của việc nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên. Qua bài báo, tác giả cũng đánh giá về những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác thanh niên.
- “Chính sách việc làm - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thúy Hà, đăng trên Cổng Thông tin điện tử Viện Nghiên cứu lập pháp ngày 07/6/2013. Bài viết nêu rõ những ưu điểm và bất cập của chính sách việc làm ở nước ta từ nhiều phương diện, trong đó nhấn mạnh yếu tố luật pháp; từ đó đi sâu phân tích, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống luật pháp.
Từ việc khái quát các công trình khoa học, sách tham khảo, Luận văn, Luận án, các bài báo nghiên cứu về thanh niên và chính sách việc làm cho thanh niên nêu trên, ít nhiều đã góp phần làm sáng tỏ những góc độ tiếp cận, những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp mà Luận văn nêu ra sau này; đặc biệt là những vấn đề còn chưa được đề cập và làm sáng tỏ, để tác giả Luận văn đi sâu nghiên cứu trong đề tài này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục tiêu: luận văn tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thanh niên, việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên.